Chuyển đổi công ty cổ phần

chuyển đổi công ty cổ phần

Chuyển đổi doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp theo đó một doanh nghiệp thực hiện chuyển thành loại hình doanh nghiệp khác trong sự tồn tại liên tục của doanh nghiệp.

Chuyển đổi doanh nghiệp có thẻ giữ nguyên tính chất sở hữu hoặc dẫn đến thay đổi về sở hữu trong doanh nghiệp.

Trong đó có chuyển đổi công ty cổ phần. Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết dưới đây về việc chuyển đổi từ công ty cổ phần thành loại hình công khác hoặc từ loại hình được phép thành công ty cổ phần. Hãy cùng theo dõi nhé.

Công ty cổ phần là gì

Khái niệm

Trước khi tìm hiểu về việc chuyển đổi công ty cổ phần thì chúng ta cần phải hiểu rõ tính chất, đặc điểm của công ty cổ phần như thế nào để đảm bảo việc chuyển đổi của chúng ta là chính xác.

CTCP là lại hình doanh nghiệp cơ bản và phổ biến nhất đối với doanh nghiệp quy mô lớn. CTCP  phải có ít nhất 3 cổ đông và không có giới hạn về số lượng tối đa của các cổ đông.

CTCP phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập; CTCP không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập nếu được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ CT TNHH.

Cổ đông chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty hoặc số vốn cam kết góp khi thành lập công ty.

Tư cách pháp nhân và trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp.

CTCP có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cổ đông chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp hoặc số vốn cam kết góp khi thành lập công ty.

Cơ cấu tổ chức và quản lý

CTCP có cơ cấu quản lý phức tạp và hoàn chỉnh nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác. CTCP có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động theo 2 mô hình cơ bản.

Các mô hình công ty cổ phần:

Mô hình thứ nhất:

Với mô hình này ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra và ngang cấp với hội đồng quản trị. Trong trường hợp CTCP có dưới 11 cổ đông và không có cổ đông là tổ chức sở hữu từ 50% trở lên tổng số cổ phần của công ty, CTCP không bắt buộc phải có ban kiểm soát cho dù cổ đông lựa chọn theo mô hình thứ nhất.

Mô hình thứ hai:

Trong mô hình này, ban kiểm toán nội bộ do HĐQT bầu ra và là cơ quan trực thuộc hội đồng quản trị. Ngoài ra, ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập trong mô hình này.

Chức năng của từng bộ phận trong công ty

Đại hội đồng cổ đông: đây là cơ quan quản lý cao nhất của CTCP. ĐHĐCĐ bao gồm tất cả các cổ đông là tổ chức và cá nhân và là cơ quan quyết định những vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động của CTCP ( định hướng phát triển kinh doanh, sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ, phát hành cổ phần hay tổ chức lại hoặc giải thể CTCP). ĐHĐCĐ có thẩm quyền bầu hoặc bãi nhiệm thành viên HĐQT và ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị: có thẩm quyền quyết định các vấn đề còn lại không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ, có nghĩa là các vấn đề có tính chất kém quan trọng hơn các vấn đề cần có quyết định của ĐHĐCĐ. HĐQT có quyền bổ nhiệm hoặc cách chức ( tổng) giám đốc và các chức danh quản lý quan trọng khác trong công ty.

Ban kiểm soát: chủ yếu có thẩm quyền giám sát hoạt động của HĐQT và ban điều hành. Ban kiểm soát có thể đưa ra kiến nghị để ĐHĐCĐ xem xét và quyết định. Ban kiểm soát tuy nhiên không có thẩm quyền đưa ra bất kỳ quyết định nào về hoạt động của công ty như HĐQT.

Trong trường hợp CTCP không có ban kiểm soát, ban kiểm toán nội bộ và các thành viên độc lập của HĐQT thực hiện chức năng giám sát giống như ban kiểm soát.

Khả năng chuyển nhượng và bán doanh nghiệp

Cổ đông của CTCP được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình và không phụ thuộc vào bất kì hạn chế chuyển nhượng cổ phần nào trừ hai trường hợp áp dụng với cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết. 

Cụ thể là: trong 3 năm đầu kể từ khi thành lập  CTCP, cổ đông sáng lập không được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông đăng ký mua tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp cho tổ chức cá nhân không phải là cổ đông sáng lập trừ khi được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ.

Ngoài ra cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho tổ chức cá nhân khác (kể cả chuyển nhượng cho cổ đông khác trong cùng CTCP).

Việc một cổ đông CTCP chấm dứt tư cách cổ đông ( ví dụ do việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình) không ảnh hưởng đến CTCP hoặc tên của CTCP. CTCP vẫn tiếp tục hoạt động bình thường.

Khả năng huy động vốn

CTCP được phép phát hành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác) . Đây là đặc tính cơ bản của CTCP để phân biệt với loại hình doanh nghiệp khác.

Về cơ bản, không có hạn chế nào trong việc CTCP phát hành chứng khoán ở trong nước và nước ngoài miễn là CTCP  đáp ứng các điều kiện và yêu cầu phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Ưu nhược điểm của công ty cổ phần

Ưu điểm:

Dễ dàng huy động vốn thông qua việc chào bán cổ phiếu, trái phiếu, không hạn chế số lượng cổ đông tham gia.

Chịu trách nhiệm hữu hạn khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số cổ phần đã mua.

Chuyển nhượng dễ dàng trong nội bộ công ty mà không phải làm thủ tục thông báo tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (nếu cổ đông chuyển nhượng không phải là cổ đông sáng lập của công ty).

Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;

Nhược điểm

Khó quản lý cổ đông tham gia vào công ty do việc tự do chuyển nhượng đối với cổ đông phổ thông;

Ngoài ra, đối với công ty cổ phần khi cổ đông muốn chuyển nhượng cổ phần cổ đông bị đóng thuế thu nhập cá nhân bắt buộc là 0,1% kể cả khi công ty kinh doanh không có lãi (áp dụng theo hình thức chuyển nhượng chứng khoán).

Bộ máy quản lý có thể rất cồng kềnh gây khó trong việc đưa ra phương hướng kinh doanh kịp thời với biến đổi thị trường do việc không hạn chế số lượng cổ đông tối đa và tự do chuyển nhượng cổ phần.

Mặt khác, trên thế giới việc thay đổi chủ sở hữu (thậm chí là ông chủ, đội ngũ quản lý) của công ty cổ phần (nhất là công ty niêm yết) có thể thường xuyên xảy ra do đặc điểm này của công ty cổ phần.

Đặc điểm của việc chuyển đổi công ty cổ phần

Cũng như các hình thức chuyển đổi khác, chuyển đổi công ty cổ phần cũng mang các đặc điểm cơ bản sau

Về bản chất

Chuyển đổi doanh nghiệp là hoạt động mang tính thủ tục pháp lý, vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường trước, trong và sau quá trình chuyển đổi.

Chủ thể quyết định việc chuyển đổi

Chủ sở hữu doanh nghiệp là người quyết định nội dung, hình thức, thời gian chuyển đổi doanh nghiệp. Việc này được tiến hành theo nguyên tắc tổ chức, quản lý doanh nghiệp được quy định trong điều lệ doanh nghiệp và trong pháp luật doanh nghiệp.

Lý do chuyển đổi

Có thể bắt buộc tránh nguy cơ giải thể, cũng có thể mang tính tự nguyện nhằm triển khai định hướng phát triển công ty phù hợp với điều kiện mới của chủ đầu tư. Ví dụ, chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần để tăng cường khả năng huy động vốn..

Hệ quả pháp lý của việc chuyển đổi doanh nghiệp

chuyển đổi công ty cổ phần sẽ làm thay đổi loại hình doanh nghiệp, do vậy về thủ tục pháp lý tất yếu sẽ phải cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp sau khi chuyển đổi.

Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp sau chuyển đổi đương nhiên kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp trước chuyển đổi.

Chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần

Các phương thức chuyển đổi:

Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;

chuyển đổi công ty cổ phần
chuyển đổi công ty cổ phần

Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;

Kết hợp phương thức trên.

Địa vị pháp lý sau khi chuyển đổi

Công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Trình tự thực hiện

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chuyển đổi, công ty phải đăng ký chuyển đổi với Phòng đăng ký kinh doanh.

Thủ tục thực hiện

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh. Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và trả giấy biên nhận cho doanh nghiệp. Hết thời hạn làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh trả kết quả giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp.

Cách thức thực hiện

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử.

Hồ sơ

Hồ sơ bao gồm:

Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (đã ghép nội dung công bố thông tin);

Điều lệ công ty chuyển đổi;

Quyết định hoặc bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi công ty;

Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;

Trường hợp cổ đông là cá nhân: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân (trường hợp là người nước ngoài);

Trường hợp cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và văn bản ủy quyền, thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền.

Cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư;

Trường hợp doanh nghiệp xã hội: cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường; Trường hợp không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân kèm theo:

Bản sao hợp lệ hợp đồng dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp

Hoặc văn bản ủy quyền theo quy định pháp luật cho cá nhân thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết hồ sơ

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Kết quả thực hiện

Giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần

Lệ phí, phí

Lệ phí 100.000 đồng (miễn đối với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử).

Phí công bố thông tin: 300.000 đồng.

Thủ tục chuyển đổi loại hình công ty từ công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên

Đối với thủ tục chuyển đổi công ty từ công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên được quy định như sau

Các phương thức chuyển đổi

Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên theo phương thức sau đây:

Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại;

Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;

Công ty chỉ còn lại một cổ đông trong thời gian vượt quá thời hạn yêu cầu số lượng tối thiểu theo quy định.

Địa vị pháp lý

Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi. Yêu cầu về chuyển nhượng cổ phần

Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Trình tự thực hiện

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng hoặc không đáp ứng điều kiện về công ty cổ phần theo quy định, công ty phải nộp hồ sơ chuyển đổi tại Cơ quan đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp đã đăng ký.

Thủ tục thực hiện

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh. Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và trả giấy biên nhận cho doanh nghiệp. Hết thời hạn làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh trả kết quả giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp.

Cách thức thực hiện

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử.

Hồ sơ
Chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu

Hồ sơ bao gồm:

Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (đã ghép nội dung công bố thông tin);

Điều lệ công ty chuyển đổi;

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;

Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.

Trường hợp là doanh nghiệp xã hội: cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường; Trường hợp không phải Chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân;

Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp hoặc:

Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

Hồ sơ bao gồm:

Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (đã ghép nội dung công bố thông tin);

Điều lệ công ty chuyển đổi;

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

Hoặc danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;

Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền;

Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.

Trường hợp là doanh nghiệp xã hội: cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường; Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân kèm theo:

Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết hồ sơ

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Kết quả thực hiện

Giấy chứng nhận đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

Lệ phí, phí

Lệ phí 100.000 đồng (miễn đối với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử).

Phí công bố thông tin: 300.000 đồng.

Chuyển đổi loại hình công ty từ công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên

Các phương thức chuyển đổi

Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo phương thức sau đây:

Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;

Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn đồng thời với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;

Chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn kết hợp các phương thức trên.

Địa vị pháp lý

Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Trình tự thực hiện

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi, công ty phải đăng ký chuyển đổi với Phòng đăng ký kinh doanh.

Thủ tục thực hiện

Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh. Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và trả giấy biên nhận cho doanh nghiệp.

Hết thời hạn làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh trả kết quả giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp.

Cách thức thực hiện

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử.

Hồ sơ bao gồm:

Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (đã ghép nội dung công bố thông tin);

Điều lệ công ty chuyển đổi;

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;

Danh sách thành viên;

Bản sao hợp lệ thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác trong trường hợp các thành viên là cá nhân;

Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp xã hội: cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường; Trường hợp không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá kèm theo:

Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp;

Hoặc văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

Thời hạn giải quyết hồ sơ

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Kết quả thực hiện

Giấy chứng nhận đăng ký công ty cổ phần

Lệ phí, phí

Lệ phí 100.000 đồng (miễn đối với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử).

Phí công bố thông tin: 300.000 đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề pháp lý cũng như thủ tục chuyển đổi công ty cổ phần để bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với Rong Ba để được hỗ trợ nhé.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin