Xuất khẩu lao động hàn

Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động là một lựa chọn khá phổ biến cho các bạn trẻ bên cạnh việc học đại học.

Các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, các nước Châu Âu là một trong những thị trường thu hút rất nhiều lao động Việt Nam.

Gần đây, Hàn Quốc cũng trở thành một thị trường thu hút rất nhiều lao động, vậy thực trạng thị trường lao động Hàn Quốc ra sao, trình tự thủ tục khi tiến hành xuất khẩu lao động hàn quốc là gì?

Bài viết dưới đây của đội ngũ Luật sư chúng tôi sẽ đưa ra cho quý khách hàng những thông tin khái quát nhất về xuất khẩu lao động hàn quốc.

Thị trường lao động hàn quốc

Các bạn lao động đặc biệt lưu ý, hiện tại thị trường xuất khẩu lao động Hàn Quốc vẫn đang hạn chế lao động xuất khẩu lao động sang hàn Quốc.

Cục quản lý lao động ngoài nước là đầu mối duy nhất triển khai chương trình xuất khẩu lao động sang Hàn. Chưa có bất kỳ đơn vị tư nhân nào được cấp phép triển khai.

Chỉ có 2 đối tượng duy nhất được phép tham gia dự tuyển XKLĐ sang Hàn Quốc đó là:

Thứ nhất: Tất cả những người đã từng tham gia kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Hàn nhưng hồ sơ dự tuyển đến nay vẫn chưa được các doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn.

Thứ hai: Tất cả những lao động đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc hoàn thành hợp đồng trở về đúng hạn và tham gia kỳ kiểm tra tiếng Hàn đặc biệt trên máy tính từ tháng 12-2011 đến nay.

Những lao động hoàn thành hợp đồng từ Hàn Quốc trở về từ ngày 1-1-2010 trở lại đây nếu chưa dự kiểm tra tiếng Hàn đặc biệt cũng sẽ được xét hồ sơ dự kiểm tra để dự tuyển trở lại Hàn Quốc.

Về chi phí xuất cảnh: Đây là chương trình hợp tác lao động phi lợi nhuận nên khoản chi phí đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc là không đáng kể chỉ khoảng dưới 1000 USD/người và người lao động sẽ chỉ phải nộp tiền sau khi có thông báo trúng tuyển.

Ưu, nhược điểm của thị trường xuất khẩu lao động động Hàn Quốc

Như đã nói ở trên hiện tại thị trường XKLĐ Hàn Quốc vẫn đang đóng băng và đây là chương trình hợp tác phi lợi nhuận nên chi phí đi là rất thấp.

Tuy nhiên tỷ lệ trúng tuyển không cao, yêu cầu năng lực tiếng Hàn rất cao nên khá khó khăn cho các bạn trẻ Việt Nam.

Người lao động chỉ có cơ hội tham gia khi thuộc 1 trong 2 đối tượng đã được chúng tôi nêu ở trên, khi có nguyện vọng thì liên hệ cập nhật hồ sơ tại sở lao động thương binh và xã hội nơi thường trú; trên cơ sở đó, trung tâm lao động ngoài nước sẽ thông báo để HDR Korea cung cấp hồ sơ lên mạng.

Nếu có đơn vị nào thông báo tuyển dụng đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc thì hãy cẩn thận kẻo rơi vào tình trạng môi giới lừa người lao động.

Ngoài ra, tỷ lệ lao động chui, lao động bỏ trốn về nước tại Hàn Quốc những năm qua khá cao. Điều này khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc mất dần niềm tin với lao động Việt Nam.

Kết quả là Hàn Quốc đã ra thông báo chính thức cấm lao động của 58 quận/huyện đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc năm 2022 (trước đó là 44 quận/ huyện).

Theo đó, cơ hội đi xuất khẩu lao động của 58 quận huyện này bị xóa bỏ hoàn toàn. Ngoài ra, vẫn còn 51 quận huyện nằm trong danh sách bị hạn chế đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc

xuất khẩu lao động hàn
xuất khẩu lao động hàn

Chi phí và mức lương khi đi xuất khẩu lao động hàn quốc.

Trong số chi phí đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc này sẽ bao gồm:

• Lệ phí dự thi tiếng Hàn: 24 USD

• Tổng chi phí hồ sơ, đơn hàng: 630 USD (bao gồm Chi phí tập huấn, chi phí hướng dẫn, hồ sơ, Visa và vé máy bay)

• Bảo hiểm rủi ro và bảo hiểm thân thể: người lao động khi xuất cảnh qua Hàn Quốc cần mang theo ít nhất 500 USD tiền mặt.

• Tiền ký quỹ: 100 triệu đồng (bắt buộc từ ngày 15/5/2020 khi đi theo diện EPS)

Trong số đó có bao gồm 50 USD chi ra cho phí bảo hiểm rủi ro và 450 USD cho chi phí bồi thường nếu trường hợp người lao động kết thúc hợp đồng đúng hạn được đề ra trước đó. Số tiền được trả lại này sẽ dùng để mua vé máy bay trở về nước.

Mức lương cơ bản

Thị trường lao động Hàn Quốc được đánh giá là một trong những thị trường được nhiều người lao động Việt Nam quan tâm.

Khi so sánh với mức lương xuất khẩu lao động nhận được tại các nước khác, Hàn Quốc vẫn nằm top trên danh sách với mức lương được đưa ra khá cao.

Với mức thu nhập ổn định rơi vào khoảng từ 1.000 – 1.500 USD/tháng. Tương đương với từ 20 triệu đến 30 triệu VNĐ, mức lương này sẽ phụ thuộc vào từng công việc khác nhau.

Thông thường, một người xuất khẩu lao động tại Hàn sẽ dao động trong mức trung bình từ 25 đến 30 triệu đồng.

Sau khi đã trừ hết các chi phí ăn ở, sinh hoạt hằng ngày thì trung bình người xuất khẩu lao động tại Hàn sẽ tiết kiệm được khoảng 15 đến 20 triệu/tháng.

Trong vô số những nước xuất khẩu lao động, Hàn Quốc có lẽ là một trong những nơi có điều kiện tuyển chọn khá cao. Để có thể sang Hàn lao động, cần phải đáp ứng được những điều kiện khắt khe sau:

Điều kiện để đi xuất khẩu lao động hàn quốc

Điều kiện tham gia

Những điều kiện cần thiết để xuất khẩu lao động sang Hàn:

Về độ tuổi: Nam/ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 39

Trình độ văn hóa: Đã tốt nghiệp THCS, THPT, trung cấp, cao đẳng

Ngoại hình: Nam trên 1m60 và nặng từ 50kg. Nữ cao từ 1m50 và cân nặng từ 45kg

Điều kiện này sẽ tùy thuộc vào tính chất công việc hoặc yêu cầu từ các công ty mà bạn ứng tuyển. Ngoài ra còn các điều kiện khác như:

Không có bất kỳ người thân nào có tên trong hộ khẩu sống, định cư bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Là người không có tiền án tiền sự trước đó.

Không nằm trong số những vùng miền bị cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc hoặc bị cấm xuất cảnh tại Việt Nam.

Người tham gia xuất khẩu lao động cần đáp ứng yêu cầu đầu ra của kỳ thi tiếng Hàn được tổ chức dưới sự phối hợp của Bộ LĐ thương binh và XH Việt Nam và Bộ LĐ Hàn Quốc.

Nhìn chung, để có thể đặt chân tới xứ Hàn và trở thành người lao động hợp pháp, bắt buộc cần phải đáp ứng được đủ điều kiện cơ bản trên.

Thủ tục đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc bao gồm các bước sau:

Để tham gia chương trình này người lao động thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1. Học tiếng Hàn

Người lao động phải tự học tiếng Hàn để có thể tham dự Kỳ kiểm tra tiếng Hàn EPS-KLT.

Bước 2. Tham dự kỳ kiểm tra tiếngHàn (EPS-KLT)

EPS-KLT là kỳ kiểm tra tiếng Hàn dành cho chương trình EPS, do Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức.

Kế hoạch kiểm tra sẽ được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người lao động trực tiếp đăng ký tại các Sở LĐTBXH nơi có hộ khẩu thường trú và tham dự kiểm tra tại địa điểm do Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo

Bước 3. Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển

Những người lao động đạt yêu cầu qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn sẽ được thôngbáo để làm thủ tục đăng ký dự tuyển (mua hồ sơ, kê khai và nộp) thông qua Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi đã đăng ký tham dự kiểm tra. Hồ sơ dự tuyển được chuyển về Trung tâm Lao động ngoài nước kiểm tra, xử lý và gửi sang Hàn Quốc.

Bước 4:Chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn, ký hợp đồng lao động

Những người lao động được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn để ký hợp đồng lao động sẽ được Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo, bằng các phương thức như: (1) gửi công văn về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, (2) gửi thư trực tiếp tới người lao động và (3) đăng tải trên website của Trung tâm Lao động ngoài nước.

Bước 5: Làm các thủ tục sau khi ký hợp đồng lao động:

Khi nhận thông báo của Trung tâm về việc được lựa chọn để ký hợp đồng lao động,người lao động sẽ tiến hành các thủ tục sau:

(1) Nộp khoản chi phí phái cử theo quy định của Bộ LĐTBXH tại Sở LĐTBXH (số tiền Việt Nam tương đương với 630 USD, để chi trả tiền mua vé máy bay, lệ phí xin cấp visa, chi phí đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tuyển chọn và xử lý hồ sơ).

(2) Ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc với Trung tâm Lao động ngoài nước.

(3) Tham dự khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết do Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức.

(4) Ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội với số tiền là 100 triệu đồng theo hướng dẫn của Trung tâm Lao động ngoài nước.

Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, người lao động sẽ được bố trí xuất cảnh sang Hàn Quốc.
Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thông báo lịch xuất cảnh thông qua Sở LĐTBXH và đăng tải trên website của Trung tâm.

Lưu ý: Chỉ những người lao động đã thực hiện ký quỹ mới được xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.

Bước 6: Thực hiện hợp đồng lao động tại Hàn Quốc

– Người lao động làm việc tại Hàn Quốc theo thời gian trong hợp đồng lao động đã ký với chủ sử dụng lao động, hết thời hạn hợp đồng lao động và hạn lưu trú, người lao động phải về nước.

Trước khi hết hạn hợp đồng lao động, người lao động phải thông báo kế hoạch về nước của mình với Văn phòng quản lý lao động Việt Nam theo chương trình EPS tại Hàn Quốc.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc

Khi về nước đúng thời hạn, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc mà người lao động đã ký kết với Trung tâm sẽ tự động thanh lý.

– Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động về nước, Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Chính sách xã hội và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi người lao động cư trú để hoàn trả tiền ký quỹ và tất toán tài khoản ký quỹ cho người lao động.

Trong trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc thì sẽ xử lý khoản tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về xuất khẩu lao động hàn quốc. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về xuất khẩu lao động hàn quốc và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin