Xin visa

Khi công dân của một quốc gia muốn nhập cảnh vào một quốc gia khác với các mục đích như thăm thân nhân, du dịch,công tác… thì cần phải xin visa thì mới đủ điều kiện để đi.

Vậy cách xin visa như thế nào? Những lưu ý khi xin visa, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba.

Visa là gì?

Visa là tên gọi bằng tiếng anh của thị thực hay còn gọi là chiếu kháng hoặc thị thực xuất nhập cảnh là những miếng dán chứa thông tin chi tiết được các cơ quan lãnh sự đính lên Passport (hay còn gọi là hộ chiếu) hoặc những mảnh giấy rời chứa thông tin được lưu trên cơ sở dữ liệu của lãnh sự quán.

Chúng là những bằng chứng cho sự hợp pháp của việc bạn được quyền nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở một quốc gia cụ thể.

Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng đòi hỏi công dân các nước khác phải có Visa trước khi nhập cảnh vào quốc gia họ.

Thường thì một quốc gia sẽ miễn thị thực (miễn Visa) cho một vài quốc gia khác và đây là kết quả của những thỏa hiệp được hình thành từ những mối ban giao ngoại giao tốt đẹp.

NHỮNG THÔNG TIN PHỔ BIẾN TRÊN VISA

Một tấm Visa được các cơ quanđại sứ quán hoặc lãnh sự quán cấp sẽ có những thông tin cơ bản như họ tên của người được cấp hộ chiếu; loại Visa; thời hạn của Visa; thông tin chi tiết về số lần được nhập cảnh vào quốc gia đó (nhập cảnh 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định); số Visa, số Passport của người được cấp; thông tin về giới tính; ảnh chân dung của đương đơn,..v.v.

CÓ NHỮNG LOẠI VISA NÀO?

Mỗi quốc gia thường có rất nhiều loại thị thực khác nhau dành cho những đối tượng khác nhau, mục đích xuất nhập cảnh khác nhau, thời gian lưu trú cũng khác nhau.

Nhưng chung quy nếu xét về mục đích sẽ có 5 loại chính là Visa quá cảnh; Visa ngắn hạn; Visa dài hạn; Visa định cư và Visa công vụ.

VISA QUÁ CẢNH (TRANSIT VISA )

Mục đích của loại thị thực này chính là để đi qua một quốc gia trên đường đến một quốc gia khác. Hiệu lực của thị thực quá cảnh thường được giới hạn trong khoảng thời gian ngắn khoảng vài tiếng đến vài ngày tùy theo kích thước của quốc gia hoặc lịch trình cụ thể của chuyến quá cảnh. Nơi cấp Visa quá cảnh thường được cấp ở Sân bay hoặc các cảng biển và cửa khẩu quốc tế.

VISA NGẮN HẠN

Những loại Visa ngắn hạn phổ biến được các cơ quan Lãnh sự cấp đó chính là: Visa du lịchVisa thăm thân; Visa công tác; Visa với mục đích điều trị y tế; Visa du lịch kết hợp với công tác; Visa dành cho vận động viên; Visa trao đổi văn hóa; Visa tị nạn; Visa cho những người hành hương theo tôn giáo..v.v.

VISA DÀI HẠN

Một trong những loại Visa dài hạn phổ biến nhất chính là Visa du học dành cho các du học sinh đang theo học những chương trình tiên tiến ở nước ngoài.

Ngoài ra còn có những diện thị thực dài hạn khác như thị thực công tác dài ngàythị thực nghiên cứu; thị thực nhà báo; thị thực trú ẩn,..v.v.

VISA ĐỊNH CƯ

Với những người muốn cư trú tại một quốc gia khác thì những thị thực phổ biến dành cho họ chính là Visa kết hôn; Visa lao động; Visa đầu tư; Visa bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình..v.v.

VISA CÔNG VỤ

Đây là loại thị thực khá đặc trưng bởi chúng chỉ được cấp cho công chức đi làm việc cho chính phủ, hoặc đại diện cho một nước tại quốc gia cấp thị thực, như là làm nhiệm vụ ngoại giao.

THỦ TỤC CẤP VISA NHƯ THẾ NÀO

Tại các quốc gia khác nhau sẽ có những chính sách di dân khác nhau dựa trên tình hình kinh tế, chính trị và xã hội và mối quan hệ bang giao của quốc gia đó đối với những quốc gia được yêu cầu xin Visa

Thời hạn hiệu lực của thị thực hay khoảng thời gian mà đương sự có thể lưu lại đất nước của họ cũng được xem xét vô cùng kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố này.

Thường thì thị thực hợp lệ cho nhiều lần nhập cảnh (tùy theo điều kiện và chính sách liên quan) nhưng có thể bị thu hồi vào bất cứ lúc nào và với bất kỳ lý do gì.

Hộ chiếu (Passport) là gì

Hộ chiếu là một cuốn sổ ghi thông tin chi tiết về danh tính; lịch sử xuất nhập cảnh được nhà nước ban hành cho công dân của họ nhằm nhận dạng cá nhân hộ chiếu còn là nơi thể hiện quốc tịch của người nắm giữ khi họ sang quốc gia khác.

TRONG HỘ CHIẾU SẼ CÓ NHỮNG THÔNG TIN GÌ

Trong một cuốn hộ chiếu sẽ có những thông tin căn bản sau: Số hộ chiếu; Ảnh chân dung của người giữ hộ chiếu; Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính; Số chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân; Nơi sinh; Cơ quan cấp hộ chiếu; Nơi cấp hộ chiếu;

Các nước có thể đi đến mà không cần xin Visa(hộ chiếu Việt Nam thì không có mục này);Thời hạn sử dụng; Vùng để xác nhận thị thực; Tên và Thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu.

CÓ NHỮNG LOẠI HỘ CHIẾU NÀO TẠI VIỆT NAM

Theo quy định tại văn bản hợp nhất số 07 – Nghị định về xuất cảnh, nhập cảnh công dân Việt Nam, có 4 loại hộ chiếu quốc gia gồm: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông, và hộ chiếu thuyền viên.

HỘ CHIẾU NGOẠI GIAO

Hộ chiếu ngoại giao cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài, phù hợp với tính chất của chuyến đi:

Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thuộc Quốc hội.

Thuộc Chủ tịch nước.

Thuộc Chính phủ.

Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thuộc các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương.

Những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao.

Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.

Vợ hoặc chồng của những người thuộc diện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 và khoản 9.

xin visa

xin visa

HỘ CHIẾU CÔNG VỤ

Hộ chiếu công vụ được cấp cho công dân Việt Nam thuộc:

Cán bộ, công chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và Công an nhân dân ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của cơ quan Nhà nước.

Cán bộ từ cấp phòng trở lên và kế toán trưởng của các doanh nghiệp Nhà nước ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của doanh nghiệp.

Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của các tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương.

HỘ CHIẾU PHỔ THÔNG

Hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu được nhà nước Việt Nam cấp cho mọi công dân. Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới. 

HỘ CHIẾU THUYỀN VIÊN

Hộ chiếu thuyền viên được cấp cho công dân Việt Nam là thuyền viên để xuất nhập cảnh theo tàu biển hoặc phương tiện thủy nội địa hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải.

THỦ TỤC CẤP HỘ CHIẾU TẠI VIỆT NAM

Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau để làm Passport:

CMND có thời hạn không quá 10 năm kể từ ngày cấp/ căn cước công dân.

Hộ khẩu thành phố hoặc KT3 đối với các bạn ở tỉnh.

4 tấm hình 4×6 dành cho Passport (nền màu trắng và không quá 3 tháng nhé)

Nộp hồ sơ tại phòng xuất nhập cảnh nơi bạn sinh sống.

Tờ khai xin cấp Passport.

Đến lấy passport đúng lịch hẹn.

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, bé phải được chứng thực của địa phương nơi đang cư ngụ, bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh 4×6.

Phân biệt sự khác nhau giữa Visa và Passport

Hiểu một cách đơn giản sự khác nhau dựa trên một vài yếu tố đơn giản như sau:

SỰ KHÁC NHAU GIỮA VISA VÀ PASSPORT VỀ CƠ QUAN CẤP

Passport của bạn sẽ được chính cơ quan nhà nước tại quốc gia bạn cấp, tuy nhiên Visa sẽ được cơ cơ quan lãnh sự nước ngoài tại quốc gia bạn cấp cho bạn.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA VISA VÀ PASSPORT VỀ THỜI GIAN ĐĂNG KÝ

Bạn phải đăng ký làm Passport (hộ chiếu) trước rồi mới xin Visa cho quốc gia bạn muốn tới. Vì Visa được cấp dựa theo hộ chiếu không có hộ chiếu sẽ không có visa còn không có Visa vẫn có thể có hộ chiếu.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA VISA VÀ PASSPORT VỀ YẾU TỐ CẦN VÀ ĐỦ ĐỂ ĐI DU LỊCH

Bạn vẫn có thể cầm hộ chiếu đi du lịch tại một vài quốc gia không yêu cầu xin Visa. Tuy nhiên nếu bạn không có Passport thì bạn sẽ không đi đâu được cả vì quốc gia nào cũng yêu cầu bạn có hộ chiếu.

Khi nào cần làm hộ chiếu và Visa

Hãy làm hộ chiếu ngay khi bạn muốn du lịch nước ngoài nhé vì bạn sẽ không thể xuất cảnh nếu không có hộ chiếu.

Và trước khi đi du lịch một đất nước khác điều trước tiên chúng tôi khuyên bạn nên làm đó chính là kiểm tra xem đất nước bạn mong muốn đặt chân tới có yêu cầu công dân Việt Nam phải xin thị thực cho chuyến đi ngắn hạn của mình hay không.

Và nếu kết quả là có thì hãy ngay lập tức bắt tay vào quá trình chuẩn bị xin Visa du lịch này bởi nó sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn đấy và nó có thể làm bạn trễ lịch trình chuyến đi nếu việc xin Visa xảy ra vấn đề đấy!

Thủ tục xin visa như thế nào 

Mỗi quốc gia sẽ có các điều kiện để được cấp visa khác nhau, ví dụ như thời hạn hiệu lực, khoảng thời gian có thể lưu lại. Thông thường, visa hợp lệ cho nhiều lần nhập cảnh nhưng cũng có thể bị thu hôì với bất cứ lý do nào hoặc bất cứ thời gian nào.

Xin visa có thể được cấp trực tiếp hoặc cấp thông qua đại sứ quán hoặc lãnh sự quán quốc gia hoặc thông qua một cơ quan chuyên môn, công ty du lịch được quốc gia phát hành cho phép. Trường hợp không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán, bạn cần đến một quốc gia khác có các cơ quan này.

Mỗi quốc gia có một thủ tục riêng biệt đối với các quy định về cấp visa. Khi xin visa, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Đại sứ quán nước mà bạn sẽ nhập cảnh hoặc tới các dịch vụ hỗ trợ làm visa để hỏi chi tiết thủ tục

Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về xin visa. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về xin visa hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin