Xét nghiệm adn cùng huyết thống

xét nghiệm adn cùng huyết thống

Nếu bạn đang quan tâm đến xét nghiệm adn cùng huyết thống như thế nào? Có thể dùng những mẫu bệnh phẩm nào để xét nghiệm adn cùng huyết thống? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Phương pháp xét nghiệm adn cùng huyết thống

Xét nghiệm nhiễm sắc thể Y: 

Chỉ xét nghiệm theo dòng Bố (nam-nam) vì tất cả đàn ông đều có nhiễm sắc thể Y và truyền nhiễm sắc thể này cho con trai của họ, do đó bằng xét nghiệm trên nhiễm sắc thể Y chúng ta sẽ biết các anh em trai có cùng bố hay không. Độ tin cậy của thí nghiệm này đến 99,9%.

* Xét nghiệm này được tiến hành trong các trường hợp sau:

+ Các anh em trai muốn xét nghiệm mối quan hệ huyết thống trong trường hợp không lấy được mẫu của người bố đẻ.

+ Ông nội và cháu trai trong trường hợp không lấy được mẫu của người bố đẻ.  

+ Bác trai hoặc chú (anh, em ruột của bố) và cháu trai trong trường hợp không lấy được mẫu của người bố đẻ.  

+ Anh em trai con chú con bác ruột.  

+ Ngoài ra còn có thể xét nghiệm các trường hợp cách xa thế hệ, nhưng phải tuân theo quy luật di truyền nhiễm sắc thể Y: ông nội-con trai-cháu trai-chắt trai.

Xét nghiệm nhiễm sắc thể X:

Là xét nghiệm nữ-nữ. Vì bố mang gen XY, mẹ mang gen XX. Để sinh ra con gái, một nhiễm sắc thể X từ người bố và 1 nhiễm sắc thể X từ người mẹ kết hợp với nhau.

Do người bố truyền nhiễm sắc thể X cho các con gái của ông ta nên với xét nghiệm sử dụng nhiễm sắc thể X chúng ta sẽ biết được liệu hai chị em gái có cùng bố hay không. Độ tin cậy của xét nghiệm này đến 99.9%.  

* Các trường hợp sử dụng đến xét nghiệm NST X:  

+ Các chị em gái khác mẹ, muốn kiểm có cùng cha hay ko?  

+ Các chị em gái cùng mẹ, muốn kiểm tra có cùng cha hay không? Trường hợp này phải có mẫu của người mẹ.  

+ Bà nội và cháu gái.

Xét nghiệm ty thể:  

Xét nghiệm ADN này được sử dụng để khẳng định hoặc bác bỏ mối quan hệ họ hàng trực tiếp theo dòng mẹ giữa 2 hoặc nhiều người tham gia (nam hoặc nữ).

Xét nghiệm ADN bằng cách so sánh hệ ADN ty thể – xét nghiệm theo dòng mẹ- có thể xác định được mối quan hệ của bạn trong những mối quan hệ họ hàng đã mất từ rất lâu và tổ tiên có thể thông qua dòng mẹ/nữ.

Nó cũng có thể cung cấp thêm thông tin cho các hoàn cảnh nghi vấn về quan hệ huyết thống mẹ con nhưng người mẹ không thể tham gia vào xét nghiệm huyết thống mẹ con – mặc dù quan hệ huyết thống mẹ con không thể tự xác định được, chúng tôi vẫn có thể xác định được mối quan hệ họ hàng của người con với người bên họ ngoại. Xem thêm về DNA ty thể được di truyền theo dòng mẹ.

*Phương pháp này thường dùng trong giám định hài cốt.

Xét nghiệm Full-Sibling:  

Nếu anh trai (em trai) và em gái (chị gái) có cùng mẹ sinh học (mẹ thật) nhưng không chắc chắn có cùng cha sinh học (cha thật) hay không, thì xét nghiệm Full- sibling được tiến hành để xác định hai người đó có cùng cha hay không cùng cha. Xét nghiệm này là cách gián tiếp để xác định mối quan hệ gia đình khi người cha giả định không thể cung cấp mẫu cho xét nghiệm huyết thống cha con.

*Kết quả của xét nghiệm này có thể được sử dụng như bằng chứng trong hình sự và các quyền thừa kế khác.  

Trong xét nghiệm, dữ liệu DNA của  anh trai – em gái được so sánh để biết được có bao nhiêu DNA  mà họ có thể được thừa hưởng từ người bố chung. Khuyến khích sự tham gia của người mẹ vào xét nghiệm để giúp loại trừ DNA đóng góp của người mẹ ra khỏi DNA của các con nhằm nâng cao độ chính xác của xét nghiệm.

Xét nghiệm mối quan hệ anh chị em ruột đòi hỏi rất nhiều phân tích, và chúng có thể phải mất thêm phí và thời gian để hoàn thành nếu không có sự tham gia của người mẹ.

xét nghiệm adn cùng huyết thống
xét nghiệm adn cùng huyết thống

Xét nghiệm adn cùng huyết thống xác định bằng mẫu nào?

Có rất nhiều loại mẫu dùng trong xét nghiệm adn cùng huyết thống. Mỗi loại dùng trong mỗi hoàn cảnh khác nhau và do đó cần cân nhắc ưu và nhược điểm của từng loại để xét nghiệm ADN xác định huyết thống.

Các loại mẫu

Ưu điểm

Nhược điểm

Mẫu máu

  • Độ chính xác cao
  • Cho kết quả nhanh chóng trong vòng 4 đến 6 tiếng
  • Mẫu máu ít khả năng bị nhiễm khuẩn vì được bảo quản trong dụng cụ chuyên dụng, vô trùng
  • Có thể dùng mẫu máu tươi hoặc máu khô
  • Gây đau đớn, gây sợ hãi cho người tham gia xét nghiệm
  • Cần phải được bảo quản đúng cách, nếu không sẽ không sử dụng được

Mẫu tế bào niêm mạc miệng

  • Dễ lấy, lấy được nhanh chóng
  • Không gây tổn thương hay đau đớn
  • Cho kết quả nhanh chóng trong vòng 4 đến 6 tiếng
  • Phù hợp với trẻ sơ sinh
  • Vi khuẩn trong nước bọt và đồ ăn có thể ảnh hưởng đến chất lượng mẫu tế bào niêm mạc miệng

Mẫu móng tay, móng chân

  • Dễ dàng thu mẫu, có thể tự thu mẫu tại nhà
  • Dễ dàng bảo quản
  • Thời gian trả kết quả thường lâu hơn
  • Chi phí xét nghiệm tốn kém hơn

Mẫu tóc

  • Dễ dàng thu mẫu, có thể tự thu mẫu tại nhà
  • Dễ dàng bảo quản
  • Thời gian trả kết quả thường lâu hơn
    Chi phí xét nghiệm tốn kém hơn
  • Không khuyến khích đối với đối tượng trẻ nhỏ vì tóc còn mảnh

Mẫu tinh dịch

  • Có thể bí mật lấy ở bao cao su đã qua sử dụng
  • Chỉ dùng trong mối quan hệ có 1 người là nam giới
  • Thường khó bảo quản

Mẫu xương, răng

  • Là loại mẫu còn tồn tại duy nhất ở hài cốt để có thể đem đi xét nghiệm ADN
  • Thường khó phân tích, quá trình xét nghiệm diễn ra lâu hơn

Mẫu cuống rốn

  • Không gây đau đớn cho em bé vì cuống rốn rụng tự nhiên
  • Chỉ dùng trong trường hợp người tham gia xét nghiệm là trẻ sơ sinh, mới rụng rốn

Mẫu DNA tự do trong máu thai phụ

  • Có thể tiến hành xét nghiệm khi đứa trẻ vẫn còn trong bụng mẹ
  • Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi
  • Chi phí tốn kém

Mẫu dịch ối

  • Có thể tiến hành xét nghiệm khi đứa trẻ vẫn còn trong bụng mẹ
  • Phần nào ảnh hưởng đến thai nhi
  • Chi phí tốn kém

Mẫu đặc biệt khác
(mẫu dao cạo râu, đầu mẩu thuốc lá bàn chải đánh răng, bã kẹo cao su,…)

  • Dùng trong những trường hợp cần xét nghiệm bí mật
  • Khó phân tích ADN
  • Thời gian trả kết quả lâu
  • Chi phí đắt đỏ

Lợi ích của xét nghiệm adn cùng huyết thống

Bên cạnh vai trò giám định mối quan hệ huyết thống, xét nghiệm ADN huyết thống còn giúp mọi người phát hiện ra các bệnh liên quan đến di truyền. Đặc biệt, việc xét nghiệm còn giúp tìm ra các loại bệnh nguy hiểm tiềm tàng trong cơ thể để sớm điều trị, trong đó ung thư do di truyền chiếm 20%.

Dẫu sao thì giám định mối quan hệ ruột thịt trong gia đình vẫn là vai trò chính của xét nghiệm ADN huyết thống. Dưới đây là một số lợi ích tiêu biểu mà xét nghiệm ADN huyết thống đem lại.

Xác định mối quan hệ cha/mẹ – con

Nhờ vào việc phân tích ADN từ cha/ mẹ và con, các chuyên gia có thể biết được mối quan hệ huyết thống giữa những cá nhân liên quan. Ngoài ra xét nghiệm ADN huyết thống cũng sẽ biết được một số quan hệ khác trong gia đình như: anh chị em, ông bà- cháu, cô/gì/chú/bác – cháu….

Đặc biệt hơn cả nhờ vào xét nghiệm ADN huyết thống gia đình có thể sớm tìm được người thân bị mất tích, con cái thất lạc, một liệt sĩ…

Xác định tổ tiên

Để xét nghiệm ADN xác định tổ tiên sẽ có 2 loại thử nghiệm, đó là: thử nghiệm Y- chromosome và ADN ti thể. Các thử nghiệm này nhằm xác định mối quan hệ theo dòng cha và dòng mẹ. Thông thường, các chuyên gia thậm chí có thể chứng minh mối quan hệ huyết thống lên đến 5 thế hệ nhờ vào xét nghiệm Y- chromosome.

Cho biết tình trạng sức khỏe

Xét nghiệm ADN huyết thống còn giúp cho thấy tình trạng sức khỏe của con người. Nhờ xét nghiệm ADN mà ta có thể kịp thời phát hiện những căn bệnh di truyền như ung thư, tiểu đường, viêm khớp,… để có những liệu trình điều trị sớm, tránh được rủi ro về sức khỏe và tính mạng.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cặp vợ chồng. Thủ thuật này được thực hiện nhờ kỹ thuật xét nghiệm ADN huyết thống, nhằm xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi. Thông qua xét nghiệm ADN huyết thống, mẹ bầu có thể biết được em bé có mắc phải các loại bệnh di truyền nào không. Từ đó mà có thể tiến hành quá trình chăm sóc và điều trị phù hợp, kịp thời.

Xác định người phạm tội

Ngày nay, việc truy tìm tội phạm hiệu quả và nhanh chóng hơn một phần nhờ kỹ thuật xét nghiệm ADN huyết thống. Với sự phát triển của ngành y, các cơ quan chức năng và bộ phận pháp y hoàn toàn cy thực hiện xét nghiệm ADN với các dấu vết thu được tại hiện trường để xác định danh tính những đối tượng liên quan. Qua đó, cơ quan chức năng có thể dùng kết quả xét nghiệm ADN như một bằng chứng và căn cứ để kết luận trước tòa, trừng trị tội phạm trước pháp luật.

Nên chọn xét nghiệm adn cùng huyết thống ở đâu?

Những Giá Trị Mà Trung Tâm Xét Nghiệm Rong Ba Group Mang Lại Cho Quý Khách Hàng:

Xét nghiệm ADN huyết thống cho kết quả chính xác

Xét nghiệm ADN có thể xác định mối quan hệ huyết thống với độ chính xác lên đến 99,9999% hoặc cao hơn và khẳng định không có mối quan hệ huyết thống với độ chính xác tuyệt đối là 100%. Điều đó cho thấy người cha được xác định có mối quan hệ huyết thống trên thực tế là người cha đẻ của đứa trẻ và tỉ lệ người cha được kết luận không có mối quan hệ huyết thống là 0% hoàn toàn chính xác.

Trong trường hợp nếu hai người cha giả định là hai anh em sinh đôi cùng trứng (có bộ ADN hoàn toàn giống nhau) thì không thể xác định được ai là người cha của đứa trẻ.

An toàn đối với sức khỏe

Việc thực hiện xét nghiệm ADN huyết thống có thể được thực hiện bằng tất cả những mẫu xét nghiệm có chứa tế bào của cơ thể như tóc có chân, móng tay, móng chân, máu,… với độ chính xác như nhau. Bởi vậy xét nghiệm ADN huyết thống hoàn toàn an toàn với những người thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm được ở mọi lứa tuổi

ADN của con người không mất đi và không biến đổi, có thể xác định mối quan hệ huyết thống của người thực hiện xét nghiệm với đối tượng nghi vấn ở mọi lứa tuổi, kể cả khi còn đang mang thai. Việc xét nghiệm ADN thai nhi cho độ chính xác tương tự như khi em bé đã được ra đời.

Việc thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi có thể được thực hiện sớm nhất sau tuần thai thứ 8 đến hết thai kỳ với biện pháp xét nghiệm ADN huyết thống không xâm lấn, xét nghiệm thực hiện tách chiết ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để xác định mối quan hệ huyết thống với người cha giả định.

Có ý nghĩa pháp lý

Kết quả thực hiện xét nghiệm ADN không chỉ được thực hiện xác định mối quan hệ dân sự (cha/mẹ – con, ông/bà – cháu, cô/dì/chú/bác – cháu,…) mà còn là cơ sở để xác định danh tính trong các vụ án hình sự, xét nghiệm danh tính nạn nhân, làm thẻ ADN sử dụng làm các thủ tục hành chính ở hầu hết các nước.

Xét nghiệm ADN huyết thống có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mối quan hệ huyết thống, bên cạnh đó việc xác định quan hệ huyết thống không chỉ đơn giản là tìm ra sự thật về mối quan hệ huyết thống giữa những người nghi vấn mối quan hệ huyết thống mà còn là cơ sở để có thể thực hiện ghép mô, truyền máu hoặc ghép các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người cùng quan hệ huyết thống.

Thông qua bài viết trên, hi vọng bạn đọc đã hiểu được về xét nghiệm adn cùng huyết thống. Nếu cần tư vấn thêm về xét nghiệm adn tại Hà Nội, vui lòng liên hệ Rong Ba Group qua hotline để được hỗ trợ.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin