Xét nghiệm adn cần những mẫu gì

xét nghiệm adn cần những mẫu gì

Nếu bạn đang không biết xét nghiệm adn cần những mẫu gì, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Rong Ba Group nhé, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết mà quý khách hàng có thể tham khảo, cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Lịch sử phát triển xét nghiệm ADN loài người

Dịch vụ xét nghiệm ADN là một trong những dịch vụ hữu ích cho việc nhận dạng, ngày nay với kỹ thuật tiên tiến phân tích ADN có thể giúp nhận dạng với độ chính xác gần như là 100%. Trước khi dịch vụ thử ADN ra đời người ta thường sử dụng các biện pháp sinh học khác để nhận dạng và xác định mối quan hệ huyết thống.

Màu mắt

Trong suốt những năm 1800, các đặc điểm hình thái của đứa trẻ được phân tích để xác định quan hệ cha con. Mối quan hệ huyết thống sẽ bị nghi vấn nếu màu mắt của đứa trẻ khác cả cha lẫn mẹ. Tuy nhiên, Gregor Mendel phát hiện quy luật di truyền vào năm 1865, trong đó đã chứng minh rằng màu sắc của mống mắt là kết quả của nhiều yếu tố di truyền khác nhau mà không nhất thiết trùng hợp với cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ.

Nhóm máu

Đầu những năm 1900 các nhà khoa học đã xác định được 4 nhóm máu cơ bản của con người bao gồm nhóm máu A, B, AB và O dựa trên sự hiện diện của các protein nhất định hay còn gọi là antigen bên trong máu. Hệ nhóm máu này gọi là hệ máu ABO cung cấp cho bác sĩ những thông tin quan trọng về bệnh nhân của họ cho phép họ thực hiện các thủ tục y khoa một cách an toàn đặc biệt là trong việc truyền máu do có sự phù hợp giữa người nhận và người cho.

Đến những năm 1920, các nhà khoa học công bố nhóm máu được quyết định do gen di truyền. Do đó các nhà khoa học có thể dự đoán được nhóm máu của đứa trẻ dựa trên nhóm máu của cha mẹ. Bằng cách này các nhà khoa học có thể sử dụng nhóm máu để xác định mối quan hệ huyết thống cha con, mẹ con. Tuy nhiên việc sử dụng nhóm máu có những hạn chế nhất định do đó việc sử dụng nhóm máu để xác định mối quan hệ huyết thống chỉ chính xác 30% và nó không phải là một công cụ hữu hiệu cho việc xác định mối quan hệ huyết thống.

Xét nghiệm huyết thanh

Trong những năm 1930, các nhà khoa học khám phá ra một số protein có trong máu có thể sử dụng để nhận dạng cá nhân. Các hệ nhóm máu Rh, Kell, và Duffy cũng giống như hệ nhóm máu ABO dựa trên sự có mặt của các antigen đặc biệt trong máu và chúng cũng được di truyền.
Thông qua xét nghiệm huyết thanh, các nhà khoa học có thể sử dụng hệ thống nhóm máu của cả cha và mẹ để dự đoán nhóm máu có thể xuất hiện ở con của họ.

Các nhà khoa học cũng áp dụng xét nghiệm huyết thanh cho các trường hợp xét nghiệm cha con, cố gắng xác định người cha giả định dựa trên nhóm máu của người mẹ và đứa con. Tuy nhiên cũng giống như việc sử dụng hệ nhóm máu ABO, xét nghiệm huyết thanh cũng chỉ có độ chính xác 40% nên không thể kết luận được mối quan hệ cha con

Xét nghiệm HLA

Đến giữ những năm của thập kỷ1970, các nhà khoa học khám phá ra các kháng nguyên bạch cầu của con người, là các protein hiện diện trên tất cả các tế bào của cơ thể ngoài trừ hồng cầu, đặc biệt tập trung HLA trên tế bào bạch cầu. Có nhiều dạng HLA khác nhau và có sự hiện diện khác nhau ở từng người, do đó xét nghiệm HLA trở thành một công cụ hữu hiệu để xác định mối quan hệ huyết thống cha con.

Nếu chỉ sử dụng riêng xét nghiệm HLA có thể xác định được mối quan hệ cha con với độ chính xác là 80%, nếu kết hơp với xét nghiệm nhóm máu và xét nghiệm huyết thanh thì kết quả có độ chính xác lên tới 90%.

Tuy nhiên xét nghiệm HLA cũng không phải là một công cụ lý tưởng để xác định mối quan hệ cha con do xét nghiệm HLA đòi hỏi mẫu máu xét nghiệm khá lớn, quá trình lấy máu gây khó chịu và nguy hiểm cho các trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Xét nghiệm DNA sử dụng kỹ thuật RFLP

Vào giữa những năm 1980, một kỹ thuật được phát triển gọi là xét nghiệm hạn chế chiều dài các mảnh đa hình (restriction fragment length polymorphism-RFLP). Kỹ thuật là là kỹ thuật di truyền đầu tiên sử dụng ADN. Giống như các protein trên tế bào máu hay HLA, ADN cũng được cha mẹ di truyền con cái.

Tuy nhiên ADN rất đa dạng và độc đáo hơn HLA hay protein trong máu, nó hiện diện trong tất cả các tế bào của cơ thể. Với những đặc tính như vậy nên ADN trở thành vật liệu lý tưởng cho các xét nghiệm cha con.

RFLP cho phép các nhà khoa học các các đoạn đặc biệt của ADN mà được ly trích từ mẫu máu. Các đoạn đặc biệt của cha mẹ sẽ được so sánh với đứa con. Nếu họ có mối quan hệ huyết thống thì một nửa ADN của người con sẽ trùng khớp với ADN của người mẹ và một nửa còn lại sẽ trùng khớp với ADN của người cha.

Đôi khi trong quá trình này, ADN của người con sẽ không trùng khớp toàn bộ với người cha hoăc người mẹ, có thể do có sự đột biến gen. khi điều này xảy ra, các nhà khoa học sẽ thực hiện phân tích thống kê để xác định khả năng đột biến sinh học và mối quan giữa các thành viên trong gia đình.

Bởi vì RFLP được áp dụng trong xét nghiệm huyết thống, và phương pháp này cho kết quả chính xác trên 99,99%. Tuy nhiên ngày nay, kỹ thuật này không được sử dụng để xác định quan hệ huyết thống do RFLP đòi hỏi phải có một lượng mẫu máu lớn và mất nhiều thời gian để thực hiện phân tích.

Xét nghiệm adn cần những mẫu gì (cần một trong những loại mẫu sau)

Mẫu máu tươi hoặc máu khô

Mẫu tóc (gốc chân tóc)

Mẫu niêm mạc miệng (nước bọt)

Mẫu móng tay – móng chân

Mẫu cuống rốn

Mẫu bàn chải đánh răng

Mẫu tinh trùng

Mẫu xương hài cốt

Mẫu tế bào mô cơ thể, kẹo cao su, đầu mẩu thuốc lá…

LƯU Ý KHI LẤY MẪU

Người lấy mẫu đeo găng vô trùng, đeo khẩu trang ( chú ý mỗi lẫn lấy mẫu cho một người phải thay găng mới) tránh tình trạng lây mẫu từ người lấy mẫu hoặc những người được lấy mẫu.

Lấy mẫu của từng người một. Mẫu của mỗi người phải được đựng riêng rẽ hoàn toàn, không được để nhiễm mẫu từ người này sang người khác.

Các mẫu ngay sau khi lấy xong đều phải được ghi rõ tên tuổi người được lấy mẫu giám định bên ngoài túi giấy đựng, tránh nhầm lẫn.

xét nghiệm adn cần những mẫu gì
xét nghiệm adn cần những mẫu gì

HƯỚNG DẪN LẤY MẪU CHO XÉT NGHIỆM ADN

* Đối với mẫu máu tươi

– Dùng cồn lau sạch nơi lấy máu tĩnh mạch trước và sau khi lấy mẫu máu

– Dùng xy lanh hút 1 ml máu tĩnh mạch cho vào ống chống đông, lắc nhẹ

– Ướp đá, để trong thùng xốp và gửi đến văn phòng nhận mẫu. Trường hợp chưa gửi ngay được thì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

>>> mẫu máu tươi thường được lấy bởi kỹ thuật viên xét nghiệm tại các phòng khám y tế hoặc trực tiếp tại văn phòng nhận mẫu của Trung tâm ADN NOVAGEN

* Đối với mẫu máu khô

– Dùng cồn, bông lau sạch đầu ngón tay.

– Dùng kim chích máu khoảng 2-3 giọt từ phía bên đầu ngón tay

– Thấm vào thẻ lấy mẫu chuyên dụng, hoặc trên giấy thấm sạch, gạc vô trùng sao cho vết máu có đường kính khoảng 1 cm.

– Sau đó để khô tự nhiên hoàn toàn.

– Mẫu giấy thấm máu sau khi khô được cho vào phong bì giấy vô trùng và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.

* Đối với mẫu tế bào niêm mạc miệng

– Mỗi mẫu cần chuẩn bị 2-3 chiếc tăm bông vô trùng cắt bỏ một đầu, không chạm vào đầu kia, một túi giấy vô trùng.

– Trước khi lấy mẫu, súc miệng thật kỹ bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai.

– Đưa đầu tăm bông vào khóe miệng và quẹt vào mặt trong của má, quẹt vài lần cho thấm nước bọt.

– Để khô tự nhiên trong 15 phút hoặc cho vào phong bì giấy và để ở nhiệt độ phòng.

* Đối với mẫu tóc

– Dùng nhíp nhổ từ từ lấy khoảng 5-10 sợi có cả chân tóc (bọng tròn nhỏ phía cuối sợi tóc).

– Tóc của từng người thu được gói vào giấy, hoặc gạc vô trùng và bảo quản trong túi giấy.

* Đối với mẫu móng tay, móng chân

– Nên rửa móng tay và móng chân của người cần xét nghiêm ADN trước khi cắt.

– Cắt và gộp toàn bộ móng tay và móng chân (lượng tối thiểu 40 mg) của một lần cắt định kỳ.

– Gói cẩn thận bằng tờ giấy A4, rồi viết thông tin của người cho mẫu cùng với chữ ký ở bên ngoài, sau đó bỏ vào một phong bì có thông tin tương ứng.

– Bỏ tất cả các túi đựng mẫu vào một phong bì to cùng với giấy đề nghị phân tích ADN và gửi cho Trung tâm.

* Đối với các loại mẫu khác

– Mẫu cuống rốn: Cuống rốn khô, sạch đã rụng, cho vào phong bì giấy vô trùng

– Mẫu xương: Chú ý các xương còn chắc, khoảng 3 -4 cm như xương đùi, xương cánh tay, xương sườn, mảnh xương sọ…

– Mẫu răng: 1-2 chiếc răng còn chân răng, chắc

– Mẫu mô, phủ tạng: khoảng 1-5 gam. Bảo quản trong lọ thủy tinh sạch, ướp đá lạnh gửi về cơ quan giám định càng sớm càng tốt.

– Mẫu tinh trùng: tinh trùng được thấm vào thẻ chuyên dụng, hoặc giấy thấm, tăm bông. Sau đó để khô tự nhiên, bảo quản trong túi giấy.

– Nếu mẫu là vết máu khô, vết tinh dịch khô trên quần áo, vải vóc thì cắt miếng vải có chứa các vết đó, đựng vào túi giấy.

Thủ tục và cách thức thực hiện xét nghiệm and đơn giản nhất?

Thủ tục và cách thức thực hiện đơn giản nhất?

Khách hàng có tận 3 cách để thực hiện xét nghiệm ADN này một cách đơn giản mà không hề khó khăn như mọi người vẫn hay nghĩ:

Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng của trung tâm tại địa phương

Đây là cách mà hầu như mọi người đều biết và nghĩ đến đầu tiên. Chắc chắn là khi đến tại văn phòng khách hàng sẽ được chuyên viên của Rong Ba Group hỗ trợ thu mẫu bằng các dụng cụ chuyên dụng cũng như được hướng dẫn cụ thể, trực quan nhất để mang lại sự yên tâm cho mình.

Với quy mô hiện nay của Trung Tâm xét nghiệm của Rong Ba Group thì mọi người có thể thực hiện xét nghiệm này ngay tại địa phương của mình mà không cần phải di chuyển đến các tỉnh thành phố khác.

Tự Thu mẫu

Một số trường hợp chúng ta không thể đến trực tiếp vì nhiều lý do ( không tiện di chuyển vì ở xa, cần làm kín đáo nên không muốn xuất hiện, người cần làm xét nghiệm lại không hợp tác cung cấp mẫu mà mình phải thu mẫu của họ trong bí mật hoặc đôi khi là muốn tự thu thập mẫu để làm xét nghiệm adn cho một mối quan hệ nào đó mà mình nghi ngờ của người thân quen,…

Nên chúng ta sẽ tự mình thu những mẫu như:  Tóc có chân, móng tay chân, cuống rốn khô hay đặc biệt như các mẫu mà các đơn vị thám tử thường dùng là bàn chải đánh răng, bã kẹo cao su, dịch quần lót, tàn thuốc lá,…. Kể cả đối với mẫu máu khô , niêm mạc miệng chúng ta có thể tự thu được nếu được hướng dẫn một cách cụ thể.

Việc thu mẫu để làm xét nghiệm ADN không phức tạp như nhiều người nghĩ, các bạn có thể xem hướng dẫn dướng đây hoặc nếu vẫn chưa yên tâm chúng ta có thể gọi ngay cho số Hotline để được chuyên viên tư vấn những băn khoăn lo lắng trong lòng.

Đặt lịch thu mẫu tại nhà hoặc tại nơi do mình tự chỉ định

Bạn không muốn đến trực tiếp, bạn cũng ngại trong việc tự mình thu mẫu nhưng việc làm xét nghiệm adn để giải tỏa nghi ngờ này lại được những người tham gia xét nghiệm ủng hộ. Thì lựa chọn đặt lịch hẹn thu mẫu xét nghiệm tại nhà là giải pháp tối ưu cho bạn.

Chỉ cần xác định được khung thời gian thoải mái của chính bạnchúng tôi sẽ liên lạc Hotline và yêu cầu trung tâm thiệt lập cuộc hẹn, cử chuyên viên đến địa chỉ mình mong muốn . Lưu ý : đặt hẹn trước tối thiểu 3 tiếng so với giờ mà bạn mong muốn, để trung tâm kịp sắp xếp người thu mẫu cho mình đúng hẹn, tránh việc cả hai bên phải đợi chờ nhau.

Khách hàng hoàn toàn có thể tự thu bất kỳ một trong các loại mẫu: Máu, NMM, tóc, móng… vì độ chính xác các loại mẫu đều như nhau. Trừ trường hợp hiếm gặp như thể khảm hay với người vừa truyền máu, hoặc người có tiền sử cấy ghép tủy.

Thông tin của khách hàng khai trên đơn yêu cầu xét nghiệm đều tự nguyện. Tất cả mọi thông tin của khách hàng được bảo mật hoàn toàn. Những thông tin khai trên đơn yêu cầu xét nghiệm sẽ không thay đổi được sau khi nhận kết quả.

Nếu khách làm theo gói tự nguyện nhưng đến trực tiếp để có thể làm các thủ tục lưu hành chính: Trực tiếp lấy mẫu, chụp ảnh, lăn vân tay… Khi muốn chuyển sang hành chính chỉ đóng thêm một phần chi phí (không phải làm lại xét nghiệm từ đầu.

Trên đây là những tư vấn của Rong Ba Group liên quan đến xét nghiệm adn cần những mẫu gì, nếu quý khách hàng có nhu cầu liên quan đến xét nghiệm adn thì hãy liên hệ ngay qua Hotline của Rong Ba Group để được tư vấn kịp thời nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng với những gói dịch vụ chất lượng nhất.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin