Vợ đẻ mổ được nghỉ mấy ngày

Xin chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi, vợ tôi đẻ mổ được 3 ngày nhưng vợ tôi không tham gia chế độ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên tôi có tham gia chế độ bảo hiểm. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này chồng có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản không? Vợ đẻ mổ chồng được nghỉ mấy ngày? Tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư: Xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật Rong Ba, Luật Rong Ba xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

– Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Quy định của pháp luật về điều kiện chồng được hưởng chế độ thai sản

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 của luật bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi tắt là “BHXH”) từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Tuy nhiên, đối với lao động nam thì không có quy định về thời gian đóng BHXH bắt buộc, miễn là lao động nam đang đóng BHXH mà có vợ sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể như sau:

Tại Điểm e Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

 Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

… e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.[…]”

Như vậy lao động nam sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng hai điều kiện là có vợ sinh con và đang đóng bảo hiểm xã hội.

Thời gian nghỉ việc để được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con

Vợ đẻ chồng được nghỉ mấy ngày? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 của  Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

05 ngày làm việc;

07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Ngoài ra, trong trường hợp chỉ có lao động nam tham gia BHXH mà vợ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Trong trường hợp của bạn bạn thắc mắc vợ đẻ mổ được nghỉ mấy ngày? Vợ bạn đẻ mổ thì theo quy định của pháp luật thì vợ bạn thuộc trường hợp phải phẫu thuật nên bạn sẽ được nghĩ 7 ngày làm việc. Trường hợp vợ bạn mà sinh đôi phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. 

Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam trong trường hợp vợ đẻ mổ chồng được nghỉ mấy ngày như sau:

 

Mức hưởng chế độ thai sản

 

=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

(hoặc mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH nếu lao động nam đóng BHXH chưa đủ 06 tháng)

 

 

/

 

 

 

24

 

 

 

*

 

 

Số ngày nghỉ hưởng chế độ

 

Hồ sơ vợ đẻ chồng được bảo hiểm

Thành phần hồ sơ vợ đẻ chồng được hưởng bảo hiểm bao gồm:

– Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (mẫu 01B-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH);

– Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh;

vợ đẻ mổ được nghỉ mấy ngày
vợ đẻ mổ được nghỉ mấy ngày

– Giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi nếu sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;

– Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.

Thời hạn nộp hồ sơ vợ đẻ chồng có được tiền bảo hiểm không:

– Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ để hưởng chế độ thai sản cho doanh nghiệp.

– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, doanh nghiệp phải kiểm tra, tổng hợp và nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản cho cơ quan BHXH.

Như vậy, trong vòng 55 ngày kể từ ngày lao động nam trở lại làm việc, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan bảo hiểm. Nếu quá thời hạn này thì sẽ không được giải quyết.

Nơi nộp hồ sơ: 

Để vợ đẻ chồng được hưởng bảo hiểm thì chồng phải nộp hồ sơ xin bảo hiểm tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin