Visa đi nước ngoài

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 186 quốc gia trên khắp thế giới. Việc hợp tác này được thể hiện trên nhiều phương diện như: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam có thể học tập, làm việc, du lịch, kết hôn, định cư… tại các quốc gia khác.

Để có thể đi tới các quốc gia với nhiều mục đích khác nhau Quý khách phải visa đi nước ngoài tại các cơ quan có thẩm quyền như Lãnh sự Quán hoặc Đại sứ Quán của nước đó. Để hiểu hơn visa đi nước ngoài, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

visa đi nước ngoài là gì?

Visa (hay còn gọi là thị thực) là một bằng chứng hợp pháp thể hiện một cá nhân nào đó được phép nhập cảnh/xuất cảnh tại một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định.

Thông thường, bằng chứng này sẽ được thể hiện bằng một con dấu xác nhận được đóng lên hộ chiếu của đương đơn.

Bên cạnh đó, có một số quốc gia không đòi hỏi người nhập cảnh phải có visa. Đây thường là kết quả của thỏa thuận miễn thị thực giữa quốc gia đó với quốc gia của đương đơn.

Đối với công dân Việt Nam, hiện nay, chỉ cần một cuốn hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng là bạn có thể đi du lịch đến 51 quốc gia và vùng lãnh thổ mà không cần xin visa.

Có những loại visa đi nước ngoài nào?

Visa thường được chia thành 2 loại là visa di dân và visa không di dân.

Visa di dân: Dùng để nhập cảnh và định cư tại một nước theo các diện như Cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng,…

Visa không di dân: Dùng nhập cảnh một nước trong 1 khoảng thời gian nhất định, có thể cho các mục đích như du lịch, công tác, kinh doanh, chữa bệnh, lao động thời vụ, học tập, chương trình trao đổi, ngoại giao chính trị,…

Thủ tục xin visa như thế nào?

Mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ sẽ có những quy định khác nhau về cách làm visa. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có thể hiểu được quy trình và xin visa một cách dễ dàng nhất:

Xác định điểm đến của bạn

Quốc gia/vùng lãnh thổ bạn dự định đến sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xin visa của bạn. Độ khắt khe và yêu cầu visa của các quốc gia châu Á sẽ khác với quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Phi.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn xin visa, bạn nên tìm hiểu các quốc gia có chính sách nới lỏng visa cho công dân Việt Nam để dễ dàng đậu visa hơn.

Xác định mục đích chuyến đi và chuẩn bị hồ sơ

Thông thường, hồ sơ xin visa đi du lịch sẽ được chia thành 4 hạng mục bao gồm giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh công việc, chứng minh tài chính và hồ sơ chuyến đi.

Tùy vào mục đích chuyến đi mà cơ quan lãnh sự sẽ yêu cầu bạn bổ sung thêm một số giấy tờ liên quan cần thiết. Biết được những yêu cầu này sẽ giúp bạn dễ dàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nhanh chóng hơn.

Ví dụ: Nếu bạn đi nước ngoài nhằm mục đích công tác thì bạn có thể được yêu cầu nộp thêm giấy mời đi công tác của đối tác, bằng chứng quan hệ kinh doanh, quyết định cử đi công tác,…

Hồ sơ xin cấp visa

Đơn xin cấp visa

Đơn xin cấp visa là văn bản đầu tiên cần có trong danh sách làm visa cần những giấy tờ gì. Đây là tờ khai thể hiện ý chí và mong muốn của đương đơn đối với cơ quan có thẩm quyền.

Tại đây, người nộp đơn sẽ phải điền các thông tin cơ bản như:

Thông tin cá nhân;

Thông tin về chuyến đi

Thông tin công việc;

Thông tin tài chính;

Loai visa cần xin cấp…

Sau cùng, người nộp đơn thường sẽ phải cam kết và ký tên vào phần cuối của văn bản.

Cơ quan có thẩm quyền chủ yếu căn cứ vào tờ khai này để thực hiện việc cấp visa. Các loại giấy tờ khác trong hồ sơ chỉ có nhiệm vụ chứng minh các thông tin đã ghi nhận là đúng và trùng khớp.

Đơn xin cấp visa thường được trình bày theo mẫu có sẵn, do cơ quan có thẩm quyền của nước phát hành visa cung cấp. Ví dụ như của Việt Nam là mẫu NA1, của Hoa kỳ là Mẫu DS-160, Trung Quốc là V.2013,…

Hộ chiếu

Hộ chiếu (hay còn gọi là Passport) có thể ví như chứng minh thư của bạn khi ở nước ngoài. Và thường visa sẽ được dán ngay lên hộ chiếu (trừ trường hợp cấp rời). Bạn sẽ phải xuất trình hộ chiếu khi nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở bất kỳ quốc gia nào.

Ảnh

Ảnh là thứ luôn cần có trong mọi hồ sơ. Ý nghĩa của nó không có gì khác là để nhận dạng người được cấp visa.

Để có thể phục vụ mục đích đó, ảnh thường phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Ví dụ như phải được chụp gần nhất trong bao nhiêu tháng, không đeo kính đen, mắt nhìn thẳng, không đội mũ,…

Ảnh sẽ được dán vào tờ khai và trên visa cấp rời.

Sau đây là các loại giấy tờ chứng minh những thông tin mà bạn đã khai ở đơn xin cấp visa:

Giấy tờ thông tin cá nhân

Xác nhận lại những thông tin cá nhân mà bạn đã cung cấp cũng như lý lịch tư pháp của bạn. Ví dụ như chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân,

Giấy tờ về thân nhân

Cung cấp rõ thêm các thông tin về bạn, những người thân trong gia đình có thể liên hệ trong trường hợp bất ngờ xảy ra.

Các loại giấy tờ này có thể là:

Sổ hộ khẩu;

Giấy chứng nhận độc thân;

Giấy đăng ký kết hôn

Giấy tờ chứng minh công việc

Việc chứng minh công việc thường được gộp với chứng minh tài chính. Mục đích của những giấy tờ trong mục này là khai báo cho cơ quan có thẩm quyền về nghề nghiệp, chức danh, vị trí làm việc của bạn.

Theo đó, giấy tờ chứng minh công việc thường là các loại giấy tờ sau:

Hợp đồng lao động;

Quyết định bổ nhiệm;

Thang lương, bảng lương, bậc lương,…

Tại sao cơ quan cấp thị thực lại cần biết công việc của bạn? Đó là đảm bảo các thông tin khác của bạn là chính xác và hợp lý. Bao gồm cả mục đích nhập cảnh, khả năng tài chính cũng như những lý do chính trị khác.

Giấy tờ chứng minh tài chính

Chứng minh tài chính là việc làm khá phổ biến khi thực hiện xin visa. Hiểu đơn giản là bạn sẽ cho cơ quan cấp visa thấy được tiềm lực tài chính của bạn mạnh đến đâu.

Điều này có hai ý nghĩa. Một là bạn có khả năng chi trả các khoản chi phí trong chuyến đi. Hai là bạn không trốn ở lại quốc gia đó khi hết thời gian lưu trú. Tức là có đi, có về.

Các giấy tờ chứng minh tài chính có thể kể đến như:

Tài khoản tiết kiệm đã gửi được một thời hạn, có một số tiền nhất định. Số tiền này phụ thuộc vào yêu cầu của từng quốc gia.

Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với các tài sản khác: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô,…

Bảng lương,…

Một điều ai cũng thừa nhận là tài chính của bạn càng mạnh, cơ hội được cấp visa càng cao.

Giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh

Mục đích nhập cảnh là một thông tin quan trọng bạn cần điền trong đơn xin cấp visa. Ví dụ như du lịch, công tác, thăm thân hay học tập,…

Mục đích nhập cảnh cũng là tiêu chí để phân loại visa. Từ đó quyết định các loại giấy tờ trong hồ sơ như đã nói ở trên.

Tùy vào mục đích nhập cảnh mà bạn sẽ phải chuẩn bị giấy tờ và hồ sơ sao cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn từ Đại sứ quán, Lãnh sứ quán.

Để nắm rõ hơn những thứ bạn cần cung cấp ứng với yêu cầu của Đại sứ quán, hãy tư duy theo hướng sau: Bạn sẽ những gì và có gì chứng minh điều đó?

Giả sử bạn nhập cảnh với mục đích du lịch, bạn sẽ cần:

Di chuyển đến nơi du lịch: đặt chỗ máy bay

Hoạt động du lịch: đặt chỗ khách sạn, lịch trình di chuyển, tham quan.

Còn nếu bạn nhập cảnh với mục đích công tác, có thể bạn sẽ cần:

Quyết định cử đi công tác;

Thư mời của đối tác bên nước ngoài

Giấy tờ khác

Bảo hiểm hoặc một số giấy tờ khác trong trường hợp đặc thù.

Tìm hiểu nơi cấp thị thực

Visa có thể được cấp trực tiếp; hoặc thông qua cơ quan lãnh sự của quốc gia đó. Một số quốc gia sử dụng một công ty trung gian, cơ quan chuyên môn, công ty du lịch để tư vấn, tiếp nhận và trả hồ sơ xin visa đi nước ngoài.

Nếu không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán ở nước mình; đương đơn phải đến một quốc gia thứ ba có các cơ quan này để làm thủ tục xin visa.

Hoàn thiện thủ tục và chờ đợi lấy visa

Khi xin visa đi nước ngoài, bạn có thể liên hệ và nhận hướng dẫn trực tiếp thông qua cơ quan lãnh sự của quốc gia đó hoặc các đơn vị dịch vụ visa. Những nơi này sẽ giúp bạn hoàn thiện thủ tục để xin cấp visa.

Để tránh rắc rối về mặt thủ tục giấy tờ, bạn nên tiến hành làm visa trước ít nhất nửa tháng, tránh làm quá cận ngày vì việc chậm trễ visa có thể làm ảnh hưởng đến chuyến đi của bạn.

visa đi nước ngoài

visa đi nước ngoài

Passport là gì?

Phân biệt rõ Visa là gì và Passport tránh sự nhầm lẫn không đáng có. Passport hay còn gọi là hộ chiếu, là một trong những giấy tờ tùy thân để làm thủ tục xuất nhập cảnh.

Công dân được cấp Passport có xác nhận của cơ quan nhà nước về đặc điểm và thông tin cá nhân cũng như quốc tịch của người được cấp để công dân nước đó có quyền xuất cảnh đi nước khác và nhập cảnh trở về nước mình.

Ở Việt Nam hiện nay có ba loại Passport chủ yếu:

Hộ chiếu phổ thông : Được cấp cho công dân Việt Nam có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Bạn sẽ phải xuất trình khi nhập cảnh vào một quốc gia khác. Du học sinh và công dân định cư cũng được dùng loại này.

Hộ chiếu công vụ: Được cấp phép cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài.

Hộ chiếu ngoại giao: Được cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.

Visa du lịch là gì? Xin Visa du lịch có khó không?

Visa diện du lịch là loại visa không di dân. Mỗi quốc gia thường có điều kiện cấp visa khác nhau. Bạn cần làm đủ các thủ tục xin cấp visa theo yêu cầu của quốc gia đó, chứng minh được mục đích của việc nhập cảnh là du lịch.

Việc xin visa du lịch khó hay dễ tùy thuộc vào hồ sơ cá nhân của bạn và đất nước bạn muốn nhập cảnh. Vì vậy, điều bạn cần làm là đến trực tiếp hoặc tham khảo trên website của đại sứ quán quốc gia đó xem họ cần những điều kiện gì, thực hiện theo đúng yêu cầu của họ và chờ xét duyệt cấp visa.

Cần chuẩn bị những gì khi xin Visa du lịch?

Mỗi quốc gia đều có thủ tục cấp Visa riêng. Bạn cần liên hệ với Đại Sứ Quán của quốc gia đó để nắm rõ thủ tục xin cấp Visa cụ thể để chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết. Visa có được cấp hay không tùy thuộc vào hồ sơ của bạn.

Ngoài ra, có một số quốc gia yêu cầu phỏng vấn khi xin visa. Do đó, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cũng như kế hoạch của mình thật kỹ lưỡng trước khi phỏng vấn.

Trong quá trình xin cấp visa, bạn lưu ý phải cung cấp thông tin chính xác tránh khai gian. Nếu bị phát hiện, Đại Sứ Quán có quyền hủy hồ sơ của bạn và cơ hội xin lại visa nước đó rất khó.

Một hồ sơ xin cấp Visa thường có những yêu cầu căn bản như:

Hộ khẩu gốc còn giá trị, là bản sao y bản chính có thị thực trên 6 tháng.

Hình cá nhân mới chụp tuân theo quy định về cách chụp ảnh xin cấp Visa.

Đặt chỗ vé máy bay, khách sạn thể hiện ngày đi và ngày về.

Chứng minh tài sản theo quy định về số tiền mà mỗi quốc gia cấp Visa quy định. Tài sản bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm online, nhà cửa, đất đai…

Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân.

Bảo hiểm du lịch.

Hợp đồng lao động có thị thực.

Mẫu xin Visa theo quy định của lãnh sự quán quốc gia xin cấp.

Hầu hết các lãnh sự quán đều yêu cầu bản hồ sơ xin Visa được dịch sang Tiếng Anh. Vì vậy bạn nên chuẩn bị kỹ. Ngoài ra, việc cấp Visa sẽ được thu phí theo quy định của mỗi lãnh sự quán. Các thông tin liên quan đến cấp Visa bạn có thể tìm hiểu ngay tại website chính của lãnh sự quán.

Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về visa đi nước ngoài. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về visa đi nước ngoài, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin