Nhiều dòng điều hòa hiện nay không được trang bị tính năng làm sạch tự động và khiến người dùng phải tự vệ sinh điều hoà tại nhà. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức và kinh nghiệm vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng máy lạnh.
Theo dõi bài viết của Rong Ba dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình và các bước thực hiện vệ sinh điều hòa tại nhà đơn giản và ít tốn kém chi phí nhất.
Quy trình vệ sinh điều hoà chuẩn kỹ thuật tại nhà
Nhiều người cho rằng, vệ sinh điều hòa không cần phải đúng các quy trình, thứ tự mà chỉ cần vệ sinh các chỗ bụi bẩn. Tuy nhiên, nếu bạn không vệ sinh điều hòa đúng quy trình sẽ gây ra nhiều hậu quả lớn:
Ảnh hưởng nhiều tới khả năng làm lạnh hoặc sưởi ấm của máy
Giảm tuổi thọ thiết bị
Tạo điều kiện cho các mầm bệnh sinh sôi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng.
Những bước vệ sinh điều hoà dưới đây sẽ giúp cho quá trình vệ sinh của bạn trở nên dễ dàng, hạn chế tối đa rủi ro điều hoà bị tháo lắp sai cách và ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động.
Bước 1 – Kiểm tra khả năng hoạt động của máy lạnh: Ở bước này bạn cần bật điều hòa, quan sát sự vận hành của quạt tản gió cũng như cảm nhận khả năng làm mát từ máy lạnh.
Nếu dàn máy làm mát ổn định và quạt tản gió đều thì điều hòa hoạt động tốt.
Ngược lại, điều hòa không tỏa khí mát, khí tỏa có mùi khó chịu thì bạn cần vệ sinh ngay thiết bị.
Bước 2 – Tiến hành vệ sinh dàn lạnh:
Đảm bảo điều hòa được ngắt điện ít nhất từ 5-10 phút trước khi tháo dàn lạnh để vệ sinh.
Người dùng thực hiện thao tác tháo lắp các bộ phận trên dàn lạnh.
Vệ sinh mặt nạ điều hòa, quạt lồng sóc, vệ sinh tấm lọc bụi sạch sẽ.
Phơi khô các linh kiện trong nhà, chờ linh kiện khô hoàn toàn mới lắp lại máy lạnh.
Bước 3 – Thực hiện việc vệ sinh dàn nóng:
Người dùng tiến hành tháo vỏ bảo vệ bên ngoài, dùng vòi xịt rửa cánh quạt cũng như làm sạch tổng thể bên trong dàn nóng.
Rửa sạch vỏ bảo vệ bên ngoài.
Chờ các linh kiện khô hoàn toàn và lắp lại máy.
Bước 4: Tiếp tục vệ sinh ống xả nước điều hòa bằng cách dùng vòi xịt rửa sạch bụi bẩn, rác bám bên trong ống, chờ ống xả khô hoàn toàn và lắp lại vị trí trong thiết bị.
Bước 5: Thực hiện thao tác kiểm tra lại hoạt động điều hòa bằng cách bật và kích hoạt các chế độ khác nhau của điều hòa, quan sát hoạt động của thiết bị.
Thông qua quy trình 5 bước cơ bản trên đây, thiết bị điều hòa sẽ được vệ sinh sạch hoàn toàn. Tuy nhiên với bước 1 và bước 5, bạn có thể dễ dàng tự thực hiện tại nhà nhưng với bước 2, bước 3 và bước 4, chuyên gia khuyến cáo bạn nên liên hệ nhân viên kỹ thuật gần nhất để được hỗ trợ.
Để hiểu chi tiết từng bước vệ sinh các bộ phận của điều hoà, hãy theo dõi tiếp các nội dung trong phần dưới đây nhé.
Hướng dẫn vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh điều hoà đúng cách
Để thực hiện thao tác vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh và ống xả điều hòa, người dùng cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản. Đây là những bước vô cùng quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật cao cần lưu ý.
Bước vệ sinh điều hoà dàn lạnh
Dàn lạnh điều hòa là bộ phận được lắp đặt bên trong nhà với chức năng chính là làm lạnh không khí, tỏa khí mát vào phòng. Linh kiện này sẽ được vệ sinh theo các chu kỳ khác nhau, tùy vào mục đích và môi trường sử dụng.
Đối với các gia đình: Dàn lạnh nên vệ sinh trong khoảng thời gian 3 – 6 tháng/lần.
Đối với các khách sạn, nhà hàng: Nên vệ sinh dàn lạnh từ 2 – 3 tháng/lần.
Đối với các công ty, xí nghiệp hoặc môi trường làm việc nhiều bụi bẩn: Tần suất vệ sinh dàn lạnh nên duy trì hàng tháng.
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Trước khi vệ sinh dàn lạnh điều hòa, người dùng cần thực hiện thao tác ngắt toàn bộ nguồn điện, đảm bảo điện được ngắt trước từ 5 – 10 phút trước khi vệ sinh. Điều này sẽ đảm bảo an toàn, tránh những trường hợp tai nạn do điện xấu nhất xảy ra.
Để kiểm tra điều hòa đã ngắt điện hoàn toàn hay chưa, người dùng có thể dùng điều khiển và bật thiết bị, nếu điều hòa hoạt động thì vẫn còn điện và ngược lại, điều hòa ngừng hoạt động chắc chắn không có nguồn điện chạy vào.
Bước 2: Tháo vỏ, tháo tấm lọc bụi, bọc dàn lạnh, che bo mạch
Các bộ phần dàn lạnh điều hoà khi đều cần tháo rời khi vệ sinh để đảm bảo hiệu quả làm sạch:
Trước hết, bạn cần tháo quạt đảo gió bằng cách tháo chốt mở chính giữa, uốn cong nhẹ cánh quạt để tháo hoàn toàn ra ngoài.
Sau đó, nhẹ nhàng nhấc mặt nạ trước điều hòa từ các chốt mở theo chiều từ dưới lên. Người dùng tiếp tục tháo tấm lọc bụi và tháo tấm cố định ra khỏi dàn lạnh.
Bạn nên sử dụng bạt nilon hoặc bất kỳ vật dụng nào có khả năng che chắn nước tốt để bọc cố định toàn bộ cục lạnh để tránh nước và những bụi bẩn bắn ra xung quanh.
Đồng thời, sử dụng thêm một túi nilon hoặc máng nhựa bên dưới dàn lạnh, hứng nước bẩn, hạn chế nước chảy ra sàn khi thực hiện xịt rửa.
Bước 3: Vệ sinh mặt nạ điều hoà
Sau khi đã tháo vỏ, tấm lọc bụi và bọc dàn lạnh, che chắn các bo mạch, bạn cần thực hiện tiếp 3 bước sau:
Sử dụng khăn vải mềm, có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp lau vỏ nhựa mặt nạ bên ngoài điều hòa.
Dùng tay mở nhẹ nhàng mặt nạ ra và dùng nước lạnh rửa sạch.
Sử dụng khăn khô lau sạch toàn bộ nước bám trên bề mặt của mặt nạ điều hòa.
Bước 4: Vệ sinh khung nhựa
Để vệ sinh khung nhựa điều hòa, bạn nên sử dụng một khăn ẩm, lau nhẹ nhàng phần nhựa xung quanh, tuyệt đối không dùng nước hay vòi xịt.
Bởi phần khung nhựa này là vị trí chứa đèn LED điều hòa, việc cho nước trực tiếp vào sẽ ảnh hưởng đến máy nén và các mạch điện, bảng điều khiển.
Bước 5: Xịt rửa trực tiếp khe dàn lạnh
Đối với việc vệ sinh khe dàn lạnh, người dùng sử dụng vòi xịt trực tiếp. Bởi vì đây là vị trí dễ dàng tích tụ bụi bẩn, theo thời gian, bụi bám thành các tầng lớp dày, rất khó lau chùi sạch bằng khăn nên dùng vòi xịt đảm bảo đánh bay các vết bẩn.
Tuy nhiên, bạn chỉ xịt vào các khe dàn lạnh, tuyệt đối không xịt vào bất kỳ vị trí nào khác, tránh để nước chảy vào bên trong các mạch điện, làm hư hỏng điều hòa.
Bước 6: Xịt rửa cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sóc
Cánh quạt lồng sóc và quạt lồng sóc được thiết kế nằm ở vị trí bên trong cục lạnh, sau quạt điều hòa. Đây là vệ sinh thường xuyên bám nhiều bụi bẩn, chứa nhiều vi khuẩn gây hại khi sử dụng. Vì vậy, bạn cần phải chú ý vệ sinh kỹ càng, thường xuyên.
Bước 7: Vệ sinh tấm lọc không khí
Tấm lọc không khí cũng là một linh kiện quan trọng bạn cần phải làm sạch khi vệ sinh cục lạnh điều hòa. Với 3 bước dưới đây sẽ giúp tấm lọc không khí trở nên sạch hơn.
Nâng chốt lưới lọc, nhấc lên để tháo lưới lọc từ khung nhựa dàn lạnh.
Sử dụng bàn chải hoặc cọ rửa mềm tẩy rửa toàn bộ bụi bẩn bám trên tấm lưới lọc.
Lâu khô và để khô ráo lưới học hoàn toàn trước khi lắp lại máy lạnh.
Bước 8: Lắp lại các bộ phận
Sau khi đã vệ sinh sạch toàn bộ các bộ phận, người dùng cần phải đợi khô hoàn toàn linh kiện. Bạn có thể dùng máy sấy để sấy khô hoặc dùng khăn sạch lau khô nước rồi lắp lại.
Trong quá trình lắp cần nhớ lắp đúng vị trí, lắp cẩn thận, tránh làm rách lưới tấm lọc bụi. Bạn tiếp tục thực hiện lắp quạt đảo gió và cuối cùng là lắp mặt nạ máy lạnh theo chiều từ trên xuống, sử dụng ốc vít cố định thân máy, đảm bảo không bị rơi khi sử dụng.
Bạn có thể tham khảo thêm video hướng dẫn vệ sinh dàn lạnh điều hòa dưới đây để hiểu rõ hơn các bước trên.
Bước vệ sinh điều hòa dàn nóng
Dàn nóng điều hòa là bộ phận được lắp ở vị trí bên ngoài, trong môi trường dễ dính bụi bẩn hơn bất kỳ bộ phận nào của điều hòa. Do đó, bạn cần vệ sinh thường xuyên, ít nhất 3 – 4 tháng/lần và cần thực hiện đúng trình tự các bước để không làm ảnh hưởng tới những bộ phận khác.
Dưới đây 6 bước hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh cục nóng điều hoà:
Bước 1: Ngắt toàn bộ nguồn điện
Tương tự như vệ sinh dàn lạnh điều hòa, khi vệ sinh dàn nóng, người dùng cần đảm bảo ngắt nguồn điện kết nối. Nếu bạn đã ngắt điện khi vệ sinh dàn lạnh thì hãy tiếp tục ngắt, không bật lên cho đến khi vệ sinh xong hoàn toàn điều hòa.
Bước 2: Tháo vỏ bảo vệ
Vỏ bảo vệ cục nóng điều hòa là bộ phần nằm bên ngoài cục nóng, có vai trò bao bọc, bảo vệ linh kiện bên trong. Việc vệ sinh vỏ bảo vệ vô cùng đơn giản, người dùng có thể dùng tay tháo các khớp giữ của vỏ một cách nhẹ nhàng để có thể tiến hành vệ sinh được các bộ phận bên trong.
Bước 3: Vệ sinh cánh quạt
Sau khi vệ sinh vỏ bảo vệ, người dùng cần vệ sinh cánh quạt dàn nóng. Bạn có thể sử dụng khăn mềm lau bỏ bụi bẩn trên quạt, dùng tay gạt các vật cản lớn như lá cây, mạng nhện bám trên các cánh quạt.
Tuy nhiên, dàn nóng là bộ phận nằm ở bên ngoài nên thường xuyên dính rất nhiều bụi bẩn. Một số trường hợp dùng khăn lau không thể sạch được hoàn toàn, bạn có thể dùng vòi xịt rửa làm ướt bụi bẩn trong 10 – 15 phút bằng bình xịt chuyên dụng và xịt ở mức nhẹ để tránh làm biến dạng các linh kiện bên trong. Sau khoảng thời gian chờ bụi ngấm nước, bạn xịt thêm 1 lần nữa để bụi dễ dàng trôi đi.
Bước 4: Làm sạch tổng thể
Phía trước và trong dàn lạnh đã được làm sạch, tuy nhiên bạn nên rửa sạch cả phần sau dàn nóng. Ở phần sau này cũng là vị trí bám bụi bẩn không kém trước nên bạn có thể dùng vòi xịt để xịt rửa. Đối với một số vết bẩn cứng, không thể xịt sạch hoàn toàn, người dùng có thể sử dụng cọ, cọ nhẹ để làm sạch.
Bước 5: Làm sạch vỏ bảo vệ
Người dùng sử dụng khăn mềm kết hợp với nước xà phòng pha loãng để tẩy sạch toàn bộ bụi bẩn bám trên phần vỏ bảo vệ này. Nếu vết bẩn đã quá lâu và không thể làm sạch bằng khăn, bạn dùng vòi xịt nhẹ vào vỏ bảo vệ hoặc ngâm trong nước có hòa cùng dung dịch vệ sinh điều hòa chuyên dụng khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước sạch.
Bước 6: Lắp ráp lại các bộ phận
Khi các linh kiện dàn nóng điều hòa đã được làm sạch, bạn cần chờ khô ráo trong khoảng 30 phút và lắp lại như bình thường. Trong quá trình lắp lại cần đảm bảo vỏ bảo vệ lắp đúng ngạch, trùng với các khớp khóa.
Người dùng có thể tham khảo thêm cách vệ sinh cục nóng điều hòa hoặc xem kỹ hơn cách vệ sinh thiết bị tại video dưới đây để hiểu rõ hơn:
Bước vệ sinh điều hòa ống xả nước
Ở các dòng điều hòa thông thường, ống xả nước được thiết kế là một ống PVC, được lắp đặt ở gần dàn nóng và gắn vào tường. Đây là đường ống vô cùng quan trọng, làm nhiệm vụ nhận nước, dẫn nước từ điều hòa ra môi trường bên ngoài, tránh hiện tượng rò rỉ trong sàn nhà, tường nhà. Bạn nên vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần để tránh hiện tượng tắc nghẽn do bụi bẩn đọng lại.
Đường ống xả nước điều hòa được vệ sinh sạch với 2 bước cơ bản sau:
Bước 1
Bạn tiến hành tháo ống xả nước từ điều hòa, sử dụng vòi xịt chuyên dụng, xịt mạnh để tẩy rửa cặn bẩn bám trên đường ống. Ngoài ra, cần sử dụng thêm các dụng cụ kim loại chuyên dụng để gạt bỏ rêu hoặc vật cản bên trong.
Bước 2:
Để ống dẫn xả nước khô hoàn toàn và tiến hành lắp lại đúng vị trí ban đầu.
Lưu ý không được bỏ qua khi vệ sinh điều hòa
Trong quá trình vệ sinh thiết bị dàn lạnh của mình, bạn cần ghi nhớ các lưu ý sau để đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ và an toàn nhất:
Ngắt kết nối điện tối thiểu 5 phút trước khi vệ sinh điều hòa: Điều hòa cần đảm bảo ngắt điện hoàn toàn trước khi tháo lắp, vệ sinh để có thể đảm bảo an toàn cho người thực hiện cũng như những người xung quanh.
Tuyệt đối với xịt nước trực tiếp vào bảng mạch điện, bo mạch điện: Bạn không nên dùng vòi xịt với áp suất cao, lực xịt quá mạnh khi vệ sinh dàn lạnh. Bởi nếu để nước dính vào các mạch điện có thể gây ra chập cháy khi bật lại điều hòa.
Bảo vệ dàn lạnh cẩn thận khi vệ sinh: Khi thực hiện tháo các linh kiện bên trong dàn lạnh, bạn không nên phơi các bộ phận này trực tiếp bên ngoài để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc mưa gió làm hỏng các bo mạch.
Kiểm tra lại gas sau khi vệ sinh: Bạn cần đảm bảo gas không bị rò rỉ để đảm bảo an toàn khi dùng, hạn chế cháy nổ do khí gas gây ra.
Không vệ sinh bằng các chất như sơn, xăng hay chất tẩy rửa mạnh: Việc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh này có thể làm ăn mòn thiết bị, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng điều hòa.
Tháo và lắp điều hòa đúng quy trình: Một số linh kiện điều hòa rất nhỏ và dễ bị thất lạc, nhầm lẫn với bộ phận khác. Người dùng cần lắp theo quy trình, tránh thất lạc cũng như hạn chế trường hợp lắp sai chỗ.
Vệ sinh điều hòa theo định kỳ: Đối với các dòng điều hòa dân dụng, người dùng cần vệ sinh ít nhất 3-4 tháng/lần, không nên để thời gian quá lâu, ảnh hưởng đến chất lượng không khí thiết bị.
Không tự ý tháo lắp linh kiện khi chưa có kinh nghiệm: Điều hòa là thiết bị có cấu tạo khá phức tạp, người dùng không nên tự ý mở và vệ sinh bên trong, nên tìm tới các dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp để được hướng dẫn, tránh việc làm hỏng thiết bị.
Báo giá dịch vụ vệ sinh điều hòa
Việc vệ sinh điều hòa tại nhà không dễ thực hiện với người không có kinh nghiệm, vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên lựa chọn các địa chỉ vệ sinh thiết bị uy tín với những thợ có kỹ thuật.
Có 2 địa chỉ với dịch vụ vệ sinh điều hòa phổ biến mà bạn có thể tham khảo là đơn vị vệ sinh điều hòa chuyên nghiệp và siêu thị điện máy có cung cấp dịch vụ vệ sinh.
Hệ thống siêu thị điện máy
Hiện nay, trên thị trường có các siêu thị điện máy như: Điện máy Xanh, điện máy Nguyễn Kim, điện máy Chợ Lớn, điện máy MediaMart,… chuyên cung cấp các dịch vụ vệ sinh điều hòa uy tín và chất lượng.
Khi thực hiện vệ sinh điều hòa tại các siêu thị điện máy, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ. Tại đây sẽ có một đội ngũ nhân viên kỹ thuật giỏi với nhiều năm kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ trong thời gian ngắn. Người dùng có thể tham khảo bảng dưới đây để hiểu rõ hơn và lựa chọn cho mình một địa chỉ điện máy phù hợp nhất.
Siêu thị điện máy | Khoảng giá | Dịch vụ vệ sinh cung cấp |
Điện máy Xanh | 200.000 – 500.000VNĐ | Vệ sinh điều hòa treo tường Vệ sinh điều hòa tủ đứng Vệ sinh điều hòa âm tầng Vệ sinh điều hòa áp trần |
Nguyễn Kim | 140.000 – 600.000VNĐ | Vệ sinh điều hòa treo tường Vệ sinh điều hòa tủ đứng Vệ sinh điều hòa âm tầng Vệ sinh điều hòa Multi |
Chợ Lớn | 120.000 – 450.000 VNĐ | Vệ sinh điều hòa treo tường Vệ sinh điều hòa tủ đứng Vệ sinh điều hòa âm tầng Vệ sinh điều hòa áp trần Vệ sinh điều hòa công suất lớn Vệ sinh hệ thống VRV. |
Điện máy Sài Gòn | 200.000 – 800.000 VNĐ | Vệ sinh điều hòa treo tường Vệ sinh điều hòa tủ đứng Vệ sinh điều hòa áp trần Vệ sinh điều hòa âm trần |
Đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh điều hoà chuyên nghiệp
Bên cạnh những siêu thị điện máy thì các dịch vụ vệ sinh điều hòa chuyên nghiệp cũng là lựa chọn hàng đầu cho khách hàng. Khi lựa chọn vệ sinh tại những địa chỉ này, khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng và yên tâm. Bởi vì tại đây, việc vệ sinh sẽ được thực hiện bởi một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm.
Đồng thời, chi phí hợp lý, phải chăng, không phát sinh thêm nhiều chi phí khác và hỗ trợ người dùng tận tình sau khi vệ sinh. Với các đơn vị cung cấp điều hòa, giá cho dịch vụ vệ sinh sẽ giao động trong khoảng từ 200.000 đến 1.300.000 tùy vào mỗi dịch vụ cũng như công suất và loại điều hòa.
Các loại hình dịch vụ phổ biến tại đây sẽ bao gồm:
Vệ sinh toàn bộ điều hòa
Khử trùng dàn lạnh, dàn nóng
Châm gas bổ sung, bơm gas hoàn toàn (R22, R32, R410a)
Như vậy, bài viết đã cung cấp thêm thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình vệ sinh điều hòa đúng cách và chi tiết các bước thực hiện vệ sinh từng bộ phận quan trọng như dàn nóng, dàn lạnh. Hy vọng việc vệ sinh định kỳ sẽ giúp thiết bị điện lạnh duy trì hiệu năng hoạt động và tăng tuổi thọ sử dụng.