Trong thi công nội thất và ngoại thất, ván sàn gỗ công nghiệp là vât liệu sử dụng phổ biến trong làm sàn nhà, sàn văn phòng. Các loại ván sàn công nghiệp rất đa dạng về màu sắc, chủng loại, tính năng, vi vậy, người dùng có thể lựa chọn theo nhu cầu của bản thân và phong cách thiết kế. Tuy nhiên, trước khi lưa chọn sản phẩm chất lượng, bạn cân quan tâm đến yếu tố giá cả và tính năng của sản phẩm
Ván sàn công nghiệp là gì?
Ván sàn công nghiệp là cụm từ dùng để phân biệt với ván sàn gỗ tự nhiên. Ván sàn gỗ công nghiệp được tạo ra bằng cách nén ép bột gỗ tự nhiên với các chất phụ gia, chất kết dính để tạo thành các ván sàn, thay thế hiệu quả cho sàn gỗ tự nhiên.
Ván sàn công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong nội thất, kể cả nội thất nhà ở lẫn nội thất văn phòng, khách sạn, quán cà phê, sân bóng bàn, sân bowling…Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng ván sàn gỗ công nghiệp để ốp chân tường, ốp trang trí sau tivi, ốp trang trí đầu giường…
Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp (tên tiếng Anh là Laminate Flooring) không được làm hoàn toàn từ gỗ mà nó được kết hợp từ vài lớp vật liệu tổng hợp được ép nhiệt với nhau thành những tấm gỗ lát sàn lớn, sau đó được đưa vào máy cắt ra thành các tấm ván nhỏ và xẻ hèm khoá ở 4 cạnh. Hãy nhìn vào bức ảnh về cấu tạo của sản phẩm ván gỗ lát sàn công nghiệp.
Lớp phủ về mặt: (Melamine resins) được làm từ oxit nhôm Al2O3 và sợi thủy tinh trong suốt là một trong những lớp phủ cứng nhất hiện nay. Lớp phủ này có thể được thiết kế bóng, sần hoặc mặt lụa
Lớp film vân gỗ: (Décor laminate) mô phỏng các loại gỗ tự nhiên trên khắp thế giới cùng với sự sáng tạo của nhà sản xuất để phục vụ các phong cách thiết kế nội thất khác nhau.
Lớp cốt gỗ HDF: (Hight – desity fibreboard) được làm từ bột gỗ và bột đá hoặc làm từ 100% bột gỗ. Mỗi hãng sản xuất gỗ lót sàn lại có công thức mật độ các thành phần khác nhau được trộn và nén dưới áp lực lớn. Cốt gỗ HDF mật độ càng cao thì gỗ lót sàn nhà càng chịu lực, chịu tải, chịu nước tốt, ổn định trong các điều kiện thời tiết khách nhau. Bên cạnh ván gỗ ép HDF thì một số hãng sử dụng lớp ván gỗ ép MDF nên giá sàn gỗ sẽ rẻ hơn.
Lớp đế nhựa tổng hợp: (Counterbalance) giúp chống ẩm từ nền nhà lên cốt gỗ.
Các nhà sản xuất sàn gỗ châu Âu (EPLF) đã phát triển hệ thống xếp hạng AC dựa trên một loạt các thử nghiệm, bao gồm: kiểm tra mài mòn Taber, chống va đập, chống bám bẩn, chống cháy và chống phồng. Tiêu chuẩn chất lượng bề mặt ký hiệu từ AC1, AC2, AC3, AC4, AC5, AC6 (AC càng cao thì gỗ công nghiệp lát sàn càng tốt)
Quy trình sản xuất ván sàn công nghiệp
Bước 1: Tiến hành khai thác gỗ tự nhiên và sau đó xử lý sơ bộ để chuẩn bị cho những công đoạn tiếp theo của dây chuyền sản xuất ván sàn công nghiệp.
Bước 2: Các bản gỗ sẽ được cắt thành từng miếng nhỏ, đưa vào chuyển giao phân loại và nghiền tại các nhà máy sản xuất cốt dạng bột sàn gỗ lõi HDF. Lõi HDF là thành phần chính của loại ván sàn này.
Bước 3: Gỗ sau khi nghiền thành bột gỗ được trộn với keo, phụ gia và bột gỗ sau đó được ép với nhiệt độ cao, áp suất cao (830-870 kg/cm2). Để rồi từ đó dần dần định hình thành các tấm gỗ HDF có độ dày khác nhau, từ 6- 24mm. Nhưng phổ biến nhất trên thị trường có hai loại độ dày 8 mm và 12 mm.
Mục đích của bước này khi kết hợp các chất phụ gia keo và bột gỗ hỗn hợp rồi ép ở nhiệt độ và áp lực như vậy là để cải thiện độ cứng cho sàn gỗ, chống mối mọt và giảm thiểu những tác động khi va chạm, những yếu tố khí hậu khắc nghiệt khác trong quá trình sử dụng.
Bước 4: Lõi HDF tiếp tục được chuyển đến dây chuyền tiếp theo để xử lý 2 mặt của ván sàn công nghiệp giúp cả hai mặt sản phẩm nâng cao hơn nữa độ cứng, chống biến dạng và co ngót khi sử dụng.
Bước 5: Sau khi xử lý bề mặt, ván sàn công nghiệp sẽ được chuyển sang dây chuyền cán phủ lớp để tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt.
Thông thường lớp phủ bề mặt ván sàn gỗ được làm bằng nhựa melamine và kết hợp với sợi thủy tinh. Thông qua quan hệ đối tác này, mục đích là để tạo ra một lớp phủ bề mặt trong suốt, đảm bảo màu sắc và hoa văn – vân của ván sàn luôn luôn duy trì sự ổn định cao nhất. Đồng thời, nó cũng là lớp phủ với cơ chế làm việc hiệu quả với những tác động từ bên ngoài và làm xước mặt sàn.
Bước 6: Các tấm sau khi được xử lý,ván sàn tiếp tục được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao để đảm bảo rằng các lớp được liên kết chặt chẽ với nhau do đó tạo thành tổng thể chắc chắn và bền vững sau quá trình sản xuất ván sàn công nghiệp. Ngoài ra nó còn được đánh bóng bề mặt.
Bước 7: Đây là công đoạn tạo hèm khóa và khay mộng cho ván sàn gỗ. Ở giai đoạn này, các thanh ván sàn gỗ công nghiệp được cắt theo các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn phổ biến nhất cả bốn phía của tấm ván sàn. Đáng chú ý đây là hệ thống hèm khóa được xây dựng dựa trên những kỹ thuật tiên tiến nhất khiến cho lắp đặt – bảo trì dễ dàng và nhanh hơn.
Đặc tính và ưu điểm của ván sàn gỗ công nghiệp
Chống mài mòn, chống trầy xước
Nhờ cấu trúc đa lớp cùng với lớp bề mặt siêu cứng có chức năng chống mài mòn, chống trầy xước tốt hơn các loại sàn nhựa và sàn gỗ tự nhiên. Do đó, tấm gỗ sàn công nghiệp có thể sử dụng trong các khu vực có mật độ di chuyển cao hoặc các hoạt động hàng ngày mà không bị hao mòn dễ dàng.
Trong quá trình sử dụng bạn cũng không cần sơn hoặc làm mới bề mặt như sử dụng gỗ tự nhiên lát sàn.
Đa dạng màu sắc, kích thước, kiểu dáng
Thật dễ dàng để tìm thấy các mẫu gỗ công nghiệp đẹp với hàng trăm màu sắc từ màu trắng đến màu đen như gỗ mun để đáp ứng yêu cầu thiết kế nội thất cổ điển hay hiện đại và sở thích của người tiêu dùng.
Các thiết kế và màu sắc của sản phẩm ván sàn gỗ công nghiệp cũng không bị phai màu hoặc chuyển sang màu vàng khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhờ lớp phủ chống tia UV.
Sàn gỗ công nghiệp có các độ dày là: 7mm, 7.5mm, 8mm, 10mm & 12mm (8 ly, 10 ly và 12 ly), bản rộng từ 100mm đến 200mm, bản dài từ 800mm đến 1.800mm. Ngoài ra cũng có một số hãng sản xuất ván gỗ lát sàn cao cấp dày 14 mm có độ ổn định cao.
Vì ván gỗ công nghiệp lót sàn có thể được lắp đặt trên các sàn hiện có. Lựa chọn lát sàn gỗ dày 8 mm để giảm thiểu chiều cao tăng thêm của sàn nhưng yêu cầu là mặt nền cần phải bằng phẳng. Tuy nhiên, nếu cần thêm độ bền, cách âm tốt ở những khu vực có mật độ di chuyển cao thì nên sử dụng ván lót sàn gỗ công nghiệp dày 12 mm, vì chúng thường đi kèm với lớp phủ AC5, AC6.
Cách lắp đặt phổ biến hiện nay là cách lắp thẳng (1-2, 2-4-6, lắp đuổi) hoặc cách lắp sàn gỗ xương cá giúp không gian thêm sang trọng và độc đáo.
Chi phí hiệu quả
Ván sàn công nghiệp chất lượng tốt đi kèm với giá cả phải chăng đáng ngạc nhiên! Nếu như lát gỗ tự nhiên thì bạn phải chi trả hàng triệu đồng mỗi m2 thì sử dụng ván sàn công nghiệp chi phí chỉ còn 1/4 – 1/2. Sử dụng vật liệu lát sàn này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền hơn trong thời gian dài vì bạn không cần phải chi trả cho việc bảo trì hoặc sơn làm mới như ván sàn gỗ tự nhiên.
Dễ dàng vệ sinh và bảo trì
Làm sạch và bảo trì các loại ván gỗ ép công nghiệp rất đơn giản. Do lớp bề mặt siêu cứng, chống bán bản nên bạn chỉ cần thường xuyên quét nhà và hút bụi là tất cả những gì bạn cần để giữ cho sàn nhà của bạn sạch sẽ. Hãy chắc chắn rằng bạn làm khô sàn gỗ nếu có sự cố đổ tràn để không khiến gỗ bị ngấm nước làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của sàn.
Chịu nước và chống ẩm
Lớp phủ bề mặt và lớp đế nhựa có tác dụng chống hấp thụ độ ẩm. Cốt gỗ HDF mật độ cao cũng giúp ván sàn công nghiệp cực tốt mà khi bị ngâm nước nhiều giờ mà không bị trương nở, phồng rộp.
Chống mối mọt
Mối mọt có thể là một mối quan tâm lớn nếu bạn đang có kế hoạch lắp đặt sàn gỗ tự nhiên giá rẻ. Việc chống mối mọt có thể khó khăn vì mối mọt hầu hết được phát hiện khi thiệt hại xảy ra. Chúng tôi tin rằng lắp đặt sàn gỗ công nghiệp chống mối mọt là cách tốt nhất để bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi sự tấn công của mối mọt.
An toàn với người sử dụng
Các dòng ván gỗ công nghiệp lót sàn cao cấp đạt tiêu chuẩn từ E1 – E0, hàm lượng phát thải Formaldehyde cực thấp nên rất an toàn đối với người sức khỏe của tiêu dùng, thân thiện với môi trường
Sàn gỗ khá êm, bề mặt không bị vỡ, xước gây tổn hại cho chân trần hoặc khi vấp ngã. Hơn nữa, với tính chất gỗ nên gỗ lát sàn nhà công nghiệp cũng có tính ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, tiết kiệm năng lượng làm mát và làm ấm không khí hơn.
Thi công lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng
Nhờ cấu trúc hèm khoá ở tất cả các cạnh viền của mỗi tấm ván gỗ ép mà việc lắp đặt hay tháo dỡ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thi công sàn gỗ công nghiệp không cần sử dụng đinh, keo nhưng vẫn đảm bảo kết cấu vững chắc. Do đó có thể tái sử dụng vật liệu lót sàn này nhiều lần.
Đơn giá nhân công lát sàn gỗ công nghiệp tại Hà Nội và thợ tại các tỉnh thành dao động từ 20.000đ/m2 – 30.000 đ/m2. Những loại gỗ sàn công nghiệp nhập khẩu cao cấp đẹp, chất lượng tốt thì cần những đội thợ lắp đặt có tay nghề cao.
Trên đây là các bước cơ bản để lắp đặt ván sàn gỗ công nghiệp do Rong Ba Group giới thiệu, chúc các bạn có một không gian sang trọng, ấm áp và hiện đại với sàn công nghiệp.