Văn phòng thừa phát lại tại Lạng Sơn

Văn phòng thừa phát lại tại Lạng Sơn

Những việc nào Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại theo Dự thảo mới? Vậy những quy định này tại văn phòng thừa phát lại tại Lạng Sơn được quy định như thế nào. Bài viết về văn phòng thừa phát lại tại Lạng Sơn của Công ty Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Chế định thừa phát lại ở Việt Nam.

Mặc dù đến thời gian gần đây, các văn phòng thừa phát lại mới phát triển mạnh và chế định này được nhiều người chú ý hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Thừa phát lại đã xuất hiện từ thời Pháp thuộc, miền Bắc gọi là Chưởng tòa, miền Trung gọi là Mõ tòa, miền Nam là Thừa phát lại. Sau Cách mạng tháng 8/1945, Chế định Thừa phát lại tồn tại đến năm 1950 đối với miền Bắc, còn miền Nam nó tiếp tục phát triển đến năm 1975.

Sau nhiều năm không xuất hiện trong các văn bản pháp luật và cả thực tiễn áp dụng, nhà nước đã ban hành nhiều nghị định mới về Thừa phát lại, bắt đầu từ nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Quốc hội khóa 12 ban hành Nghị quyết số 24/2008 cho thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 23-11-2012, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Nghị quyết số 36/2012 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Và đến ngày 25-11-2015 thì thông qua Nghị quyết số 107/2015, chính thức cho thực hiện chế định thừa phát lại trong phạm vi toàn quốc kể từ ngày 1-1-2016.

Có thể thấy, nhà nước đang dần mở rộng sự tham gia của yếu tố tư nhân vào các công việc thuộc thẩm quyền của mình, trong đó có lĩnh vực Thừa phát lại. Chế định này ban đầu được đưa trở lại thực thi thí điểm tại các thành phố lớn, nay đã được phổ biến trên khắp các tỉnh thành của cả nước. Đạt được điều này, một phần là nhờ cơ chế của nhà nước và cũng phản ảnh nhu cầu thực tế của người dân đối với chế định Thừa phát lại.

Các quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp của Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Theo Chương I Dự thảo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì các quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp của Thừa phát lại được quy định như sau:

Bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Thừa phát lại có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần thể hiện tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Đảm bảo tính độc lập, chặt chẽ

– Với địa vị và thông qua hoạt động của mình để thi hành quyền lực được Nhà nước trao, Thừa phát lại phải giữ độc lập hoàn toàn, trong mọi tình huống, đối với người yêu cầu, các bên liên quan, nhằm đảm bảo tính công minh, khách quan, trung thực là những cơ sở để tạo dựng lòng tin với cá nhân, tổ chức.

– Thừa phát lại phải thực hiện công việc được giao một cách chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật và các quy định của Quy tắc này.

Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp

– Thừa phát lại có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân và tổ chức nơi hành nghề thừa phát lại, thanh danh nghề nghiệp.

– Thừa phát lại cần phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự yêu quý, tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu và xã hội về bản thân và nghề nghiệp của mình.

Rèn luyện, tu dưỡng bản thân

Thừa phát lại phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nỗ lực tìm tòi để nâng cao chất lượng công việc và phục vụ người yêu cầu.

Các quy tắc trong quan hệ với quan hệ với đồng nghiệp, văn phòng thừa phát lại tại Lạng Sơn và tổ chức xã hội – nghề nghiệp được quy định như thế nào?

Theo Điều 10 Dự thảo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì các quy tắc quy tắc riêng trong quan hệ với quan hệ với đồng nghiệp, văn phòng thừa phát lại và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại được quy định như sau:

– Tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, thân thiện, hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.

– Có trách nhiệm giám sát lẫn nhau, tận tâm và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái trong hành nghề trên cơ sở tôn trọng đồng nghiệp, bảo đảm bí mật nghề nghiệp, vì sự phát triển bền vững của nghề Thừa phát lại.

– Khi phát hiện đồng nghiệp có sai sót trong hành nghề, Thừa phát lại có nghĩa vụ góp ý thẳng thắn nhưng không được hạ thấp danh dự, uy tín của đồng nghiệp và báo cáo với cá nhân, cơ quan có trách nhiệm nếu đó là hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây tổn hại đến thanh danh nghề nghiệp.

– Chấp hành các nội quy, quy chế của Văn phòng Thừa phát lại, điều lệ của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên, đóng phí thành viên tổ chức xã hội – nghề nghiệp mà mình là thành viên.

– Hướng dẫn, giúp đỡ những đồng nghiệp mới vào nghề; tăng cường trao đổi nghiệp vụ với các đồng nghiệp, giúp nhau cùng tiến bộ.

– Tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội khác do Nhà nước, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại tổ chức hoặc phát động nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của nghề Thừa phát lại.

Văn phòng thừa phát lại tại Lạng Sơn
Văn phòng thừa phát lại tại Lạng Sơn

Những việc nào Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp, văn phòng thừa phát lại tại Lạng Sơn ?

Theo Điều 11 Dự thảo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì những việc Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại bao gồm:

– Xúc phạm hoặc có hành vi làm tổn hại uy tín của đồng nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại.

– Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc Văn phòng mình trong hành nghề trước Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại khác.

– Tiến hành bất kỳ hành vi quảng cáo bản thân và Văn phòng của mình không đúng quy định của pháp luật nhằm cạnh tranh không lành mạnh với Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại khác.

– Hoạt động môi giới, nhận hoặc đòi tiền hoa hồng khi giới thiệu cho đồng nghiệp về yêu cầu mà mình không đảm nhận.

– Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở Văn phòng Thừa phát lại.

– Các hành vi khác trái đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật.

Các quy tắc trong quan hệ với người tập sự hành nghề Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Theo Điều 12 Dự thảo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì các quy tắc riêng trong quan hệ với người tập sự hành nghề Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại bao gồm:

– Thừa phát lại có bổn phận tham gia vào công tác hướng dẫn tập sự hành nghề Thừa phát lại; nêu cao trách nhiệm, tận tâm truyền đạt kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người tập sự hành nghề Thừa phát lại.

– Thừa phát lại hướng dẫn tập sự không được thực hiện những việc sau:

+ Phân biệt đối xử với những người tập sự do mình hướng dẫn;

+ Đòi hỏi lợi ích vật chất, tiền bạc từ người tập sự;

+ Thông đồng với người tập sự để báo cáo sai sự thật, báo cáo khống về kết quả tập sự;

+ Lợi dụng tư cách là người hướng dẫn tập sự để buộc người tập sự phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.

 Chức năng của văn phòng thừa phát lại tại Lạng Sơn

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại do Thừa phát lại thành lập dựa trên việc gửi hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, ký quyết định. Chức năng của Văn phòng Thừa phát lại dựa trên những việc mà Thừa phát lại được làm. Những công việc mà Thừa phát lại được làm được quy định tại Điều 3 Nghị định 69/2013/NĐ-CP, bao gồm:

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Sự khác biệt giữa  Văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại tại Lạng Sơn

Văn phòng Thừa phát lại và Văn phòng công chứng có sự khác nhau hoàn toàn rõ rệt. Một số tiêu chí để nêu lên sự khác biệt của 2 văn phòng này như: cơ cấu tổ chức, văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động, thành viên của từng văn phòng, điều kiện của thành viên, phạm vi hoạt động, tính chất, giá trị của văn bản,…

Văn phòng công chứng được thành lập bởi Công chứng viên, có điều kiện, tiêu chuẩn, đào tạo, yêu cầu,… khác biệt so với Thừa phát lại.

Văn phòng công chứng chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi Luật Công chứng 2014. Văn phòng Thừa phát lại chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi Nghị định 61/2009/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ-CP.

Văn phòng công chứng thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo nhu cầu của người dân; kết quả của hoạt động này là hợp đồng/giao dịch công chứng/chứng thực. Văn phòng thừa phát lại lập ra vi bằng.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về văn phòng thừa phát lại tại Lạng Sơn. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại tại Lạng Sơn và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin