Văn phòng thừa phát lại tại Điện Biên

văn phòng thừa phát lại tại điện biên

Theo quy định tại điều 15 Nghị định thì: “Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Tên gọi văn phòng Thừa phát lại bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau.

Người đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại”. 

Vậy văn phòng thừa phát lại tại điện biên được quy định như thế nào. Bài viết về văn phòng thừa phát lại tại điện biên của Công ty Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Văn phòng thừa phát lại là gì?

Theo khái niệm được thừa nhận rộng rãi thì: Văn phòng được hiểu là trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị, là nơi thực hiện các hoạt động giao tiếp đối nội và đối ngoại của cơ quan, đơn vị đó.

Văn phòng còn được hiểu là nơi hành nghề của một cá nhân hay tổ chức; là nơi làm việc của người có chức vụ như giám đốc, nghị sỹ, đại sứ, chủ nhiệm…

Từ khái niệm cơ bản trên, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát về “Văn phòng thừa phát lại” như sau: Văn phòng thừa phát lại là nơi hành nghề của thừa phát lại, là nơi mà thừa phát lại tổ chức điều hành, quản lý các hoạt động chính, quan trọng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

Còn theo quy định tại điều 15 Nghị định thì: “Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Tên gọi văn phòng Thừa phát lại bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau.

Người đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại”.

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Trong đó, căn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Tổ chức bộ máy và mô hình hoạt động văn phòng thừa phát lại tại điện biên

 Tổ chức bộ máy và nhân sự của văn phòng thừa phát lại tại điện biên

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng Thừa phát lại bao gồm:

– Trưởng Văn phòng phải là Thừa phát lại, là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng phải là Thừa phát lại.

– Thừa phát lại là thành viên sáng lập, trong trường hợp nhiều người cùng tham gia thành lập Văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng tại Văn phòng Thừa phát lại.

– Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên Văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý. Thư ký thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn như:

Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt; không có tiền án; không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật và phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên.

– Nhân viên kế toán; nhân viên hành chính khác (nếu có).

Như vậy, theo quy định thì bắt buộc Trưởng văn phòng phải là Thừa phát lại, những người không phải là Thừa phát lại sẽ không được thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

Mỗi một thừa phát lại chỉ được thành lập một Văn phòng, hoặc cũng có thể nhiều thừa phát lại tham gia thành lập một Văn phòng.

Các Văn phòng cũng có thể thuê một hoặc một số Thừa phát lại để làm việc cho Văn phòng theo chế độ hợp đồng lao động.

Ngoài ra, nếu theo quy định tại điểm c, d, khoản 2, điều 15 của Nghị định thì Văn phòng Thừa phát lại cũng phải có Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại và nhân viên kế toán.

Thư ký nghiệp vụ thừa phát lại phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và phải có kiến thức pháp lý nhất định. Thư ký nghiệp vụ có nhiệm vụ giúp thừa phát lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng, trong quá trình hoàn thiện chế định này, có thể không nhất thiết phải quy định “cứng” là tất cả các văn phòng thừa phát lại phải có thư ký nghiệp vụ vì thực chất thư ký thừa phát lại chỉ là người giúp việc cho thừa phát lại.

Do đó, nên giao cho Trưởng văn phòng Thừa phát lại, tùy trường hợp cụ thể và theo yêu cầu công việc có thể bố trí hoặc không bố trí thư ký nghiệp vụ.

Bản thân các thừa phát lại có thể thực hiện các công việc mà không cần phải có thư ký nghiệp vụ, như vậy sẽ đảm bảo bộ máy tinh gọn, nâng cao trách nhiệm của thừa phát lại đồng thời tiết kiệm chi phí cho các văn phòng.

Cũng theo quy định hiện nay, văn phòng thừa phát lại có thể có các nhân viên khác như kế toán, thủ quỹ, văn thư, đánh máy… do Thừa phát lại quyết định tùy theo nhu cầu công việc của từng văn phòng thừa phát lại.

Như vậy, những nhân viên này theo quy định không phải là “cơ cấu nhân sự cứng” của các văn phòng. Tuy nhiên, trên thực tế vì các văn phòng thừa phát lại hoạt động theo luật doanh nghiệp nên việc phải có nhân viên kế toán, thủ quỹ gần như là điều bắt buộc khi thành lập văn phòng cũng như khi tổ chức hoạt động.

Về mô hình hoạt động văn phòng thừa phát lại tại điện biên

Theo quy định, Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

văn phòng thừa phát lại tại điện biên
văn phòng thừa phát lại tại điện biên

Ngoài ra, mặc dù Nghị định không quy định nhưng ngoài quyền tự chủ về tài chính các Văn phòng Thừa phát lại còn có quyền tự chủ về nhân sự, điều hành hoạt động, chiến lược hoạt động “kinh doanh”.v.v, Trưởng văn phòng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại.

Như vậy, Văn phòng Thừa phát lại hoạt động như là đơn vị kinh tế tư nhân, do tư nhân thành lập, tự chủ về mọi hoạt động “kinh doanh dịch vụ pháp lý” của mình.

Việc cho phép các Văn phòng hoạt động giống mô hình các doanh nghiệp tư nhân đã tạo nên tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao cho các Văn phòng thừa phát lại.

Quy định này phù hợp với xu thế phát triển chung của thừa phát lại trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, thừa phát lại là một nghề hết sức đặc thù với yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp rất rộng và sâu. Người làm nghề thừa phát lại vừa phải là một chuyên gia pháp lý, vừa phải là người có năng lực kinh doanh.

Hoạt động của Thừa phát lại và kết quả của những hoạt động đó đòi hỏi sự khách quan, chính xác và khoa học cao. Bởi vì, nhiều khi kết quả hoạt động đó ảnh hưởng trực tiếp đến tính đúng đắn trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan tố tụng.

Ví dụ như việc lập các vi bằng làm chứng cứ để giải quyết trong các vụ án, nếu không không khách quan, chính xác sẽ ảnh hưởng không tốt tới kết quả giải quyết vụ án.

Hiện nay Nghị định và một số văn bản liên quan quy định khá chặt chẽ việc thủ tục, trình tự thành lập, quản lý hoạt động, giải thể Văn phòng Thừa phát lại, chẳng hạn như: các yêu cầu về chủ thể được thành lập, điều kiện về vốn, trụ sở bắt buộc phải có khi thành lập; khi thay đổi trụ sở, tên gọi hoặc danh sách Thừa phát lại văn phòng Thừa phát lại phải có thông báo ngay bằng văn bản cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại mà văn phòng đăng ký hoạt động.

Trong trường hợp thay đổi trụ sở hoặc tên gọi, văn phòng Thừa phát lại được cấp lại giấy đăng ký hoạt động; Người thành lập Văn phòng Thừa phát lại không được chuyển nhượng, cho thuê lại Văn phòng Thừa phát lại; việc giải thể chỉ được thực hiện khi đã giải quyết các vấn đề về chuyên môn, tài chính phát sinh…

Do vậy, khi xây dựng mô hình hoạt động của Thừa phát lại trong thời gian tới chúng ta phải hết sức chú ý đặc thù nghề nghiệp của Thừa phát lại và Văn phòng Thừa phát lại.

Trước mắt có thể nên xây dựng mô hình hoạt động của thừa phát lại ở dạng “đơn vị kinh doanh đặc biệt”, “đơn vị kinh doanh có điều kiện” để công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các văn phòng chặt chẽ hơn.

Điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại tại điện biên

Điều kiện:

+ Phải do ít nhất một thừa phát lại thành lập.

+ Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của pháp luật.

Để hoạt động thừa phát lại, văn phòng TPL phải thực hiện thủ tục đăng ký thành lập, sau đó đăng ký hoạt động.

Tên gọi văn phòng thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng TPL” và phần tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật.

Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại:

Hồ sơ gồm: 

+ Đơn đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại.

+ Đề án thành lập văn phòng thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

+ Các tài liệu chứng minh đủ điều kiện về trụ sở và tổ chức để thành lập văn phòng Thừa phát lại.

+ Bản sao quyết định bổ nhiệm thừa phát lại.

Nơi nộp hồ sơ:

+ Sở tư pháp nơi đặt trụ sở văn phòng

Thời hạn giải quyết:

+ 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thành lập

Đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại tại điện biên

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, văn phòng TPL phải đăng ký hoạt động.

Điều kiện:

+ Phải mở tài khoản ngân hàng và mã số thuế

+ Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi lần thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn cơ sở.

+ Có tài liệu chứng minh điều kiện thành lập của văn phòng TPL.

Thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng TPL:

+ Thành phần hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký hoạt động

– Giấy tờ đăng ký hoạt động văn phòng TPL

+ Nơi nộp hồ sơ: Sở tư pháp nơi văn phòng đặt trụ sở

+ Thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Lưu ý:

Trong 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, văn phòng TPL phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về:

– Tên gọi, địa chỉ trụ sở của văn phòng TPL;

– Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm thừa phát lại hành nghề trong văn phòng TPL;

– Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về văn phòng thừa phát lại tại điện biên. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại tại điện biên và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin