Văn phòng thừa phát lại tại Bình Thuận

Văn phòng thừa phát lại tại Bình Thuận

Nhiều khi vô tình bạn bắt gặp những Văn phòng thừa phát lại hoặc nghe nói về Thừa phát lại thì chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc về vấn đề chức năng của Văn phòng đó, liệu có như văn phòng bình thường hay không. Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì? 

Vậy văn phòng thừa phát lại tại Bình Phước được quy định như thế nào. Bài viết về văn phòng thừa phát lại tại Bình Phước của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Khái niệm văn phòng thừa phát lại tại Bình Thuận

Trước khi tìm hiểu Văn phòng thừa phát lại có chức năng gì? bài viết xin đưa ra khái niệm về văn phòng thừa phát lại và thừa phát lại để bạn đọc nắm được rõ hơn về vấn đề.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thừa phát lại hành nghề thông qua Văn phòng Thừa phát lại được thành lập hoạt động theo mô hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh (nếu có từ hai Thừa phát lại trở lên).

Khác với Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại là do tổ chức, cá nhân tự lập ra khi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật hiện hành quy định. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại (thẩm quyền của thừa phát lại):

Tống đạt văn bản của cơ quan thi hành án dân sự và tòa án:

Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Văn phòng Thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt các văn bản của Cơ quan thi hành án dân sự và Tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh và ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Về thủ tục tống đạt : Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do chính Thừa phát lại thực hiện.

Thủ tục thực hiện việc thông báo về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Thủ tục thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thưởng theo quy định.

Lập vi bằng

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm.

Về thủ tục lập vi bằng : Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.

Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

Nội dung chủ yếu của vi bằng có các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

b) Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;

c) Người tham gia khác (nếu có);

d) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;

đ) Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

g) Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng phải thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng, gồm các vấn đề chính như : Nội dung cần lập vi bằng; Chi phí lập vi bằng. .. Việc thỏa thuận lập vi bằng được lập thành văn bản.

Văn phòng thừa phát lại tại Bình Thuận
Văn phòng thừa phát lại tại Bình Thuận

 Xác minh điều kiện thi hành án dân sự của văn phòng thừa phát lại tại Bình Thuận

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Về thủ tục, việc xác minh điều kiện thi hành án được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp xác minh. Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của đương sự, Thừa phát lại phải lập biên bản.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh. Các quy định khác về thủ tục xác minh điều kiện thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án.

Người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.

Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không khách quan, chính xác thì Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại khác có quyền không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thi hành án thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án. Văn bản thỏa thuận phải có các nội dung chủ yếu sau: Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh về điều kiện tài sản hay các điều kiện khác của đương sự; Thời gian thực hiện việc xác minh; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Chi phí xác minh…

Trực tiếp thi hành bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự của văn phòng thừa phát lại tại Bình Thuận

Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại.

Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một văn phòng Thừa phát lại hoặc Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Điều này có nghĩa là nếu Quí vị đã nhờ Văn phòng thừa phát lại trực tiếp thi hành án thì không còn quyền yêu cầu cơ quan thi hành án (của Nhà nước) thực hiện nữa.

Đương sự có quyền yêu cầu văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án dân sự trong trường hợp vụ việc đó đang do Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành. Thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

Trưởng văn phòng Thừa phát lại ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Quyết định thi hành án có các nội dung:

a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại;

b) Ngày, tháng, năm ra văn bản;

c) Nội dung yêu cầu người phải thi hành án thi hành;

d) Thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành.

Quyết định thi hành án phải được gửi cho Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tại nơi có văn phòng Thừa phát lại để phối hợp thi hành.

Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Luật Thi hành án dân sự. khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ như Chấp hành viên.

Sau khi hết thời hạn tự nguyện đã được ấn định trong quyết định thi hành án, Thừa phát lại có quyền ra quyết địnháp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quy định tại Luật thi hành án dân sự.

Quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự có các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại ra quyết định cưỡng chế thi hành án;

b) Căn cứ ra quyết định cưỡng chế;

c) Đối tượng và biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng;

d) Thời gian, địa điểm áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, Thừa phát lại có quyền, nghĩa vụ như Chấp hành viên và thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Người yêu cầu thi hành án và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận về việc thi hành án. Văn bản thỏa thuận thể hiện dưới hình thức hợp đồng và có các nội dung chủ yếu như: Ngày yêu cầu thi hành án; Các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định; Chi phí, phương thức thanh toán …

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về văn phòng thừa phát lại tại Bình Thuận. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại tại Bình Thuận và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin