Văn phòng thừa phát lại tại Bình Định

Văn phòng thừa phát lại tại Bình Định

Tỉnh Bình Định là một trong 13 tỉnh triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại, được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị: Thường trực Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại và của các sở, ngành chức năng, Văn phòng Thừa phát lại Bình Định được thành lập theo Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 27/1/2014 của ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.

Đây là Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên của các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Văn phòng Thừa phát lại Bình Định bắt đầu hoạt động tính đến nay là 01 năm. Vậy văn phòng thừa phát lại tại Bình Định được quy định như thế nào. Bài viết về văn phòng thừa phát lại tại Bình Định của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Một số kết quả thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại văn phòng thừa phát lại tại Bình Định

Thời gian đầu,hoạt động Thừa phát lại Bình Định chủ yếu tập trung vào việc quảng bá chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Văn phòng dưới nhiều hình thức như in, phát trên 200.000 tờ rơi, thư ngỏ đến các hộ dân ở các tuyến đường giao thông, các doanh nghiệp, các cơ quan ở thành phố Quy Nhơn và các huyện, thị xã lân cận.

Tuyên truyền qua các báo trung ương và địa phương, trên Trang thông tin điện tử… Sau một năm triển khai hoạt động, Thừa phát lại Bình Định đã tiến hành một số hoạt động và đạt được kết quả như sau:

 Hoạt động tống đạt

Tống đạt là hoạt động chức năng của Thừa phát lại theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, góp phần giảm tải cho các cơ quan Tòa án và Thi hành án dân sự,nhằm tạo điều kiện để các cơ quan này tập trung cho công tác chuyên môn chính thuộc về chức năng của mình.

Văn phòng Thừa phát lại Bình Định đã tống đạt tổng số: 1.227 văn bản, thu được là 75.679.000 đồng. Trong đó:

+ Cục thi hành án dân sự tỉnh Bình Định: 20 văn bản, thu được 1.430.000 đồng.

+ Chi cục thi hành án dân sự TP. Quy Nhơn 821 văn bản, thu được 52.820.000 đồng.

+ Tòa án nhân dân TP. Quy Nhơn: 373 văn bản, thu được: 24.135.000 đồng.

+ Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định: 13 văn bản, thu được là 1.325.000 đồng.

Hoạt động lập vi bằng

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Thẩm quyền lập vi bằng của Thừa phát lại lần đầu tiên được quy định một cách khái quát tại Điều 25 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP. Cũng theo quy định này, trừ những trường hợp bị pháp luật cấm như “các trường hợp về đảm bảo an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp bị pháp luật cấm”, thì Thừa phát lại có quyền lập vi bằng. Với phạm vi thẩm quyền lập vi bằng rộng như vậy đã giúp ích nhiều cho công dân tạo lập chứng cứ.

Vi bằng chính là thế mạnh của Thừa phát lại. Ngoài Thừa phát lại, không có một hệ thống cơ quan nào giúp người dân xác lập chứng cứ theo yêu cầu của họ một cách kịp thời và thuận lợi, người dân có thể đến Văn phòng Thừa phát lại với thủ tục giản đơn, nhanh chóng và không hạn chế về thời gian.

Văn phòng Thừa phát lại Bình Định đến tháng 8 năm 2014 đã lập 03 vi bằng và đã đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh Bình Định, với số tiền thu là: 5.400.000 đồng. Nội dung vi bằng thể hiện phong phú trên nhiều lĩnh vực, đã có tác dụng thiết thực, bước đầu được dư luận trong xã hội biết và ủng hộ.

Hoạt động xác minh điều kiện thi hành án

Việc xác minh điều kiện thi hành án là một tiền đề mang tính tiên quyết trong khâu tổ chức thi hành án dân sự. Tuy nhiên, người dân lại không đủ điều kiện để tiến hành công việc này. Với sự ra đời của tổ chức Thừa phát lại sẽ giúp công dân có thêm công cụ hỗ trợ một cách tích cực, để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình thực thi thủ tục thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự.

Trong thời gian qua, Văn phòng Thừa phát lại Bình Định đã tiến hành xác minh điều kiện thi hành án: 52 bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật cho cá nhân, tổ chức. Tổng số tiền thu được là: 141.200.000 đồng.

Hoạt động tổ chức thi hành án

Thi hành án là một quá trình tiến hành các thủ tục, đưa các bản án, quyết định của Tòa án vào thực tiễn theo quy định của pháp luật. Đây là hoạt động trực tiếp tác động đến quyền lợi của các bên thi hành án, nên từ trước đến nay, các cơ quan thi hành án của Nhà nước thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn.

Đối với Văn phòng Thừa phát lại, do còn rất mới mẻ, lại là tổ chức xã hội hóa, nghiệp vụ chuyên môn về thi hành án dân sự chưa được đào tạo, tập huấn nên việc tiến hành thi hành án hiện nay gặp nhiều khó khăn hơn, một năm qua, Văn phòngThừa phát lại Bình Định chưa thực hiện việc thi hành án nào.

Như vậy, sau một năm thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh Bình Định, được sự quan tâm giúp đỡ của cả hệ thống chính trị tỉnh, nên Văn phòng Thừa phát lại Bình Định đã đạt được một số kết quả bước đầu khả quan, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, là cơ sở, tiền đề quan trọng cho việc tiếp tục triển khai chế định Thừa phát lại, để thành lập các văn phòng Thừa phát lại tiếp theo tại tỉnh Bình Định và trên phạm vi cả nước.

Văn phòng thừa phát lại tại Bình Định
Văn phòng thừa phát lại tại Bình Định

Một số kết quả thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại văn phòng thừa phát lại tại Bình Định

Thời gian đầu,hoạt động Thừa phát lại Bình Định chủ yếu tập trung vào việc quảng bá chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Văn phòng dưới nhiều hình thức như in, phát trên 200.000 tờ rơi, thư ngỏ đến các hộ dân ở các tuyến đường giao thông, các doanh nghiệp, các cơ quan ở thành phố Quy Nhơn và các huyện, thị xã lân cận.

Tuyên truyền qua các báo trung ương và địa phương, trên Trang thông tin điện tử… Sau một năm triển khai hoạt động, Thừa phát lại Bình Định đã tiến hành một số hoạt động và đạt được kết quả như sau:

Hoạt động tống đạt

Tống đạt là hoạt động chức năng của Thừa phát lại theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, góp phần giảm tải cho các cơ quan Tòa án và Thi hành án dân sự,nhằm tạo điều kiện để các cơ quan này tập trung cho công tác chuyên môn chính thuộc về chức năng của mình.

Văn phòng Thừa phát lại Bình Định đã tống đạt tổng số: 1.227 văn bản, thu được là 75.679.000 đồng. Trong đó:

+ Cục thi hành án dân sự tỉnh Bình Định: 20 văn bản, thu được 1.430.000 đồng.

+ Chi cục thi hành án dân sự TP. Quy Nhơn 821 văn bản, thu được 52.820.000 đồng.

+ Tòa án nhân dân TP. Quy Nhơn: 373 văn bản, thu được: 24.135.000 đồng.

+ Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định: 13 văn bản, thu được là 1.325.000 đồng.

Hoạt động lập vi bằng

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Thẩm quyền lập vi bằng của Thừa phát lại lần đầu tiên được quy định một cách khái quát tại Điều 25 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP. Cũng theo quy định này, trừ những trường hợp bị pháp luật cấm như “các trường hợp về đảm bảo an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp bị pháp luật cấm”, thì Thừa phát lại có quyền lập vi bằng. Với phạm vi thẩm quyền lập vi bằng rộng như vậy đã giúp ích nhiều cho công dân tạo lập chứng cứ.

Vi bằng chính là thế mạnh của Thừa phát lại. Ngoài Thừa phát lại, không có một hệ thống cơ quan nào giúp người dân xác lập chứng cứ theo yêu cầu của họ một cách kịp thời và thuận lợi, người dân có thể đến Văn phòng Thừa phát lại với thủ tục giản đơn, nhanh chóng và không hạn chế về thời gian.

Văn phòng Thừa phát lại Bình Định đến tháng 8 năm 2014 đã lập 03 vi bằng và đã đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh Bình Định, với số tiền thu là: 5.400.000 đồng. Nội dung vi bằng thể hiện phong phú trên nhiều lĩnh vực, đã có tác dụng thiết thực, bước đầu được dư luận trong xã hội biết và ủng hộ.

Hoạt động xác minh điều kiện thi hành án

Việc xác minh điều kiện thi hành án là một tiền đề mang tính tiên quyết trong khâu tổ chức thi hành án dân sự. Tuy nhiên, người dân lại không đủ điều kiện để tiến hành công việc này. Với sự ra đời của tổ chức Thừa phát lại sẽ giúp công dân có thêm công cụ hỗ trợ một cách tích cực, để đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình thực thi thủ tục thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự.

Trong thời gian qua, Văn phòng Thừa phát lại Bình Định đã tiến hành xác minh điều kiện thi hành án: 52 bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật cho cá nhân, tổ chức. Tổng số tiền thu được là: 141.200.000 đồng.

Hoạt động tổ chức thi hành án

Thi hành án là một quá trình tiến hành các thủ tục, đưa các bản án, quyết định của Tòa án vào thực tiễn theo quy định của pháp luật. Đây là hoạt động trực tiếp tác động đến quyền lợi của các bên thi hành án, nên từ trước đến nay, các cơ quan thi hành án của Nhà nước thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn.

Đối với Văn phòng Thừa phát lại, do còn rất mới mẻ, lại là tổ chức xã hội hóa, nghiệp vụ chuyên môn về thi hành án dân sự chưa được đào tạo, tập huấn nên việc tiến hành thi hành án hiện nay gặp nhiều khó khăn hơn, một năm qua, Văn phòngThừa phát lại Bình Định chưa thực hiện việc thi hành án nào.

Như vậy, sau một năm thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh Bình Định, được sự quan tâm giúp đỡ của cả hệ thống chính trị tỉnh, nên Văn phòng Thừa phát lại Bình Định đã đạt được một số kết quả bước đầu khả quan, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, là cơ sở, tiền đề quan trọng cho việc tiếp tục triển khai chế định Thừa phát lại, để thành lập các văn phòng Thừa phát lại tiếp theo tại tỉnh Bình Định và trên phạm vi cả nước.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về văn phòng thừa phát lại tại Bình Định. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại tại Bình Định và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin