Văn phòng thừa phát lại tại Bến Tre

Văn phòng thừa phát lại tại Bến Tre

 Vi bằng ngày càng được nhiều người sử dụng để tạo căn cứ trước Tòa cho hợp đồng của bản thân khi giao dịch được bảo đảm. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai đều có thẩm quyền lập vi bằng. 

Vậy văn phòng thừa phát lại tại Bến Tre được quy định như thế nào. Bài viết về văn phòng thừa phát lại tại Bến Tre của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Khái quát về vi bằng và lập vi bằng

Vi bằng và ý nghĩa

Vi bằng là một thuật ngữ pháp lý và được định nghĩa tại Khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm.

Thực tế hiện nay ngày càng nhiều người lựa chọn lập vi bằng để bảo vệ và giảm thiểu rủi ro khi tham gia các giao dịch, ký kết hợp đồng,.. bởi vi bằng có nhiều ý nghĩa qua trọng và tác dụng thiết thực. Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Vi bằng ghi nhận lại những sự kiện, hành vi khách quan theo yêu cầu của các chủ thể, không thừa nhận hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội, chỉ ghi nhận những gì có thật, đã xảy ra trên thực tế.

Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng.

Giá trị pháp lý của vi bằng

– Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định.

– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

– Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Thừa phát lại là gì? Lập vi bằng Thừa phát lại là gì?

Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP định nghĩa:

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

Theo đó, Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự.

Trong đó:

– Tống đạt là thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện.

– Vi bằng là văn bản ghi lại sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Hiện nay, nhiều người biết đến Thừa phát lại thông qua hoạt động lập vi bằng. Đặc biệt là việc lập vi bằng để mua bán đất bởi vi bằng được Thừa phát lại lập dựa theo thực tế chứng kiến, hành vi, sự kiện có thật nên sẽ là một trong những nguồn chứng cứ chính xác để sử dụng khi có tranh chấp.

Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP cũng khẳng định như sau:

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Thừa phát lại là người thực hiện việc tống đạt giấy tờ, tài liệu, hồ sơ do chính Thừa phát lại thực hiện cũng như thực hiện lập vi bằng để ghi nhận lại sự thật thực tế xảy ra khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Căn cứ lập vi bằng tại văn phòng thừa phát lại tại Bến Tre

Việc lập vi bằng được thực hiện theo nhu cầu của khách hàng và quy định pháp luật. Cụ thể, các căn cứ lập vi bằng gồm:

– Yêu cầu của khách hàng;

– Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

– Nghị quyết 107/2015/NQ-QH quy định về chế định Thừa phát lại;

– Thông tư 223/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính;

Văn phòng thừa phát lại tại Bến Tre
Văn phòng thừa phát lại tại Bến Tre

Nội dung hoạt động và dịch vụ tại văn phòng thừa phát lại tại Bến Tre

Chi phí lập vi bằng tại văn phòng thừa phát lại tại Bến Tre

Chi phí lập vi bằng do khách hàng thỏa thuận với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Hiện nay, các Văn phòng thừa phát lại cung cấp dịch vụ thừa phát lại đều không có mức giá cụ thể và quy định ở mỗi văn phòng là khác nhau. Nhưng nhìn chung, chi phí lập vi bằng phụ thuộc vào các yếu tố như:

– Nội dung vi bằng cần lập. Nội dung lập vi bằng càng phức tạp, đòi hỏi bằng càng nhiều phương thức thì chi phi lập vi bằng càng cao;

– Địa điểm lập vi bằng. Hiện nay, thừa phát lại có thể thực hiện lập vi bằng trên cả nước. Trường hợp bạn có nhu cầu lập vi bằng tại Văn phòng thừa phát lại thì chi phí sẽ rẻ hơn so với việc Thừa phát lại lập vi bằng ở ngoài Văn phòng. Ngoài ra, nếu địa điểm lập vi bằng càng xa địa điểm của Văn phòng thừa phát lại thì mức phí cũng có thể tăng lên do các chi phí phát sinh như đi lại, ăn ở, …

– Thời gian lập vi bằng. Với cùng một nội dung cần lập vi bằng, phí lập vi bằng có thể tăng lên nếu bạn muốn lập vi bằng vào những ngày nghỉ, ngày lễ, vào buổi tối, …

Tại thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, đối với những nội dung vi bằng cần lập đơn giản, không phải di chuyển nhiều thì mức phí lập vi bằng hiện nay giao động trong khoảng 3.000.000đ đến 5.000.000đ. 

Dịch vụ lập vi bằng văn phòng thừa phát lại tại Bến Tre

Hiện nay chúng tôi đang cung cấp dịch vụ lập vi bằng đối với nhiều sự kiện, hành vi pháp lý. Ví dụ như:

– Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận phân chia tài sản tại thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

– Lập vi bằng thu giữ tài sản thế chấp để xử lý nợ của Ngân hàng tại thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

– Lập vi bằng ghi nhận các hành vi vi phạm pháp luật tại thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người yêu cầu như: Sử dụng hình ảnh trái phép trên báo chí, mạng xã hội; Vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội, …

– Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận hợp tác kinh doanh, hợp tác đầu tư, góp vốn; Hợp đồng thuê nhà, …

– Các loại vi bằng khác.

Các trường hợp không được lập vi bằng tại văn phòng thừa phát lại tại Bến Tre

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, các trường hợp không được lập vi bằng bao gồm:

Một là, Các trường hợp quy dịnh tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này, khoản 4 Điều 4 quy định: “4. Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.”

Hai là, vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.

Ba là, vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.

Bốn là, xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

Năm là, ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Sáu là, ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

Bảy là, ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

Tám là, ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

Chín là, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về văn phòng thừa phát lại tại Bến Tre. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về văn phòng thừa phát lại tại Bến Tre và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin