Vai trò của thừa phát lại

Vai trò của thừa phát lại

Chế định thừa phát lại đã có từ lâu và đã được hình thành ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, Thừa phát lại cũng đã hình thành dưới thời Pháp thuộc, tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử cũng như các yếu tố khác mà Thừa phát lại ở Việt Nam đã vắng bóng khá lâu.

Đầu năm 2010 Thừa phát lại đã được thí điểm tại TP.HCM và sau đó đã được thí điểm ở một số tỉnh thành khác, trong đó có Hà Nội. Vậy Thừa phát lại là gì, vai trò, chức năng của Thừa phát lại như thế nào trong đời sống xã hội hiện nay. Bài viết về vai trò của thừa phát lại của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Cơ sở pháp lý

Nghị định 61/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh;
  – Nghị định 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 61/2009/NĐCP;
  – Thông tư 03/2009/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 61/2009/NĐCP.

Thừa Phát lại.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP thì “Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.”

 Như vậy có thể thấy rằng Thừa phát lại là một chức danh do nhà nước bổ nhiệm, cụ thể là Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, với chức năng là để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của pháp luật.

Chức năng chính của Thừa phát lại

a. Lập vi bằng

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, ví dụ như biên bản xác minh tài sản, biên bản xác định hiện trạng nhà… từ đó có thể thấy rằng, Vi bằng tương tự với văn bản công chứng về việc xác minh tính xác thực, hợp pháp, tuy nhiên phạm vi hoạt động, ghi nhận của vi bằng rộng hơn là văn bản công chứng.

b. Tống đạt văn bản

Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy rằng, Thừa phát lại tống đạt các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự. Trước đây, khi chưa có Thừa phát lại thì văn bản của Tòa do Thư ký tòa án đảm nhận tống đạt. Đây cũng là tạo sự khác biệt và tạo nên nề nếp, tạo sự tin cậy, xác tín trong việc chuyển các văn bản của tòa án tới đương sự.

c. Thi hành án dân sự

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự tại tỉnh, thành phố được phép thành lập Thừa phát lại.

Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh, thành phố mà Thừa phát lại được thành lập trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án ngoài địa bàn tỉnh, thành phố đó.

Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định:
– Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;
– Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;
 – Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng.

Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc trên ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trong trường hợp Thừa phát lại thi hành án theo thẩm quyền liên quan đến tài sản phát sinh ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Nội dung vai trò của thừa phát lại

Trong hoạt động tư pháp vai trò của thừa phát lại:   

Cũng như các chức danh tư pháp khác như Thẩm phán, Điều tra viên, Kiểm sát viên (Công tố viên), Luật sư, Chấp hành viên, Đấu giá viên, Thừa phát lại cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và kiểm soát các hoạt động tư pháp trong cơ cấu quản lý của bộ máy nhà nước; tạo sự liên hệ hỗ trợ liên kết giám sát lẫn nhau, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ trong công tác thi hành án dân sự, lập vi bằng các hoạt động dân sự theo yêu cầu, giữ vai trò hiện diện trong các phiên tào hình sự.

Trong vụ án hình sự, nếu được pháp luật cho phép, Thừa phát lại có thể trực tiếp gặp gỡ các bị cáo, tiếp cận với tiến trình phiên tòa, có thể hỗ trợ các cơ quan tư pháp trong quá trình xét xử theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân, tống đạt yêu cầu theo quy định của Tòa án.

Thừa phát lại hỗ trợ với tư cách người làm chứng trong các sự kiện phát sinh yêu cầu dân sự cũng như các yêu cầu bồi thường trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.

Trong hoạt động dân sự, kinh tế, tài chính việc lập vi bằng làm chứng tạo căn cứ pháp luật hạn chế rủi ro, giảm tranh chấp phát sinh trong việc ký kết hợp đồng.

Vai trò của thừa phát lại
Vai trò của thừa phát lại

Hiện nay, do vấn đề khó khăn, phức tạp trong việc thi hành các bản án dân sự đã có hiệu lực pháp luật dẫn đến việc thi hành còn chậm thì Thừa phát lại là đầu mối có thể thúc đẩy tiến trình thực thi được nhanh chóng hơn bằng việc xác nhận thực tế các điều kiện để thi hành án. Thừa phát lại hỗ trợ việc tống đạt các quyết định pháp luật nhằm mục tiêu điều hòa lợi ích và nghĩa vụ thực hiện.

Nhiệm vụ của Thừa phát lại chính là cầu mối “cân bằng giữa các nhóm lợi ích trong xã hội, đảm bảo sự nghiêm minh và thấu hiểu”.

Trong thực hiện dân chủ hóa trong hoạt động tư pháp, vai trò của thừa phát lại:

Thứ nhất: Hoạt động của Thừa phát lại nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, tổ chức và các cá nhân được xúc tiến thực hiện, đồng thời, song song và đúng pháp luật.

Tiến trình dân chủ hóa tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh xung đột lợi ích dẫn đến khiếu kiện nhiều cấp của người dân là mục tiêu, nhiệm vụ để phát triển hơn nữa hoạt động của Thừa phát lại.

Pháp luật cho phép quyền và lợi ích dân sự phải được quản lý, thừa nhận và thực hiện thông qua giám sát của các tổ chức pháp lý nhưng không phải bằng biện pháp cưỡng chế của cảnh sát “Tất cả diễn ra trong hòa bình, không có sự can thiệp của sức mạnh cưỡng chế”

Thứ hai: Thừa phát lại là chế định mới liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hoạt động tư pháp.

Hoạt động của Thừa phát lại đối với xã hội chính là “Xã hội hóa hoạt động tư pháp mà chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra. Với mục tiêu hướng tới người dân, việc thực hiện các hoạt động của Thừa phát lại đã tạo cơ chế để người dân tăng cường tính chủ động, tích cực của công dân trong các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự, hành chính.

Việc lập vi bằng, tạo tính pháp lý của chứng cứ giúp người dân có cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích của mình trong tố tụng và trong các giao dịch dân sự”.
Thứ ba: Thừa phát lại tạo một thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý, dịch vụ hành chính tư pháp, bổ trợ tích cực cho cơ cấu hoạt động của ngành tư pháp đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của xã hội.
Quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức được bảo vệ trước tòa án đặt ra những yêu cầu và sự đảm bảo cho các hoạt động giao dịch dân sự, hạn chế tiêu cực, phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩy các hoạt động trong công tác thi hành án dân sự.
Thứ tư: Thừa phát lại thực hiện nhiệm vụ ở một phạm vi rộng của nhiều lĩnh vực trong cơ cấu hoạt động toàn xã hội như lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, dân số, tố tụng, bảo hiểm, hành chính. Rất cần có sự điều chỉnh pháp luật để vai trò của Thừa phát lại phát huy hơn nữa với mục tiêu phục vụ trên cơ sở yêu cầu dịch vụ dần trở thành xã hội hóa dịch vụ công.

Việt Nam triển khai phát triển Thừa phát lại và xu hướng đào tạo Thừa phát lại

Thứ nhất: Để tiến hành chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, ngày 09/9/2011 được sự ủy quyền của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh đã mở lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại với danh sách 103 học viên, với thời gian tập huấn 10 ngày. Đến ngày 01/7/2012, đã có 08 Văn phòng Thừa phát lại tại TP. Hồ Chí Minh hoạt động.

Ngày 03/8/2012, tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo chủ trương cải cách, dân chủ hóa hoạt động tư pháp của Nghị quyết Trung ương. Hội nghị đã đánh giá và khẳng định vị trí của loại hình dịch vụ tư pháp này tạo kết quả khả quan, đi đúng hướng góp phần dân chủ hóa trong hoạt động tư pháp.

Phát triển văn phòng Thừa phát lại tạo điều kiện người dân có điều kiện thực hiện các quyền công dân của mình một cách tự nguyện, đúng quy định và có hiệu quả, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong các hoạt động tư pháp nhằm mục đích phục vụ tốt hơn trong đời sống xã hội.

Thứ hai: Đào tạo Thừa phát lại là một nhu cầu cần thiết trong một xã hội phát triển đa dạng hóa các lĩnh vực kinh tế và thành phần quản lý xã hội.

Có thể xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp hoạt động trong công tác hỗ trợ trong một số lĩnh vực pháp luật trong vai trò Thừa phát lại như: thông báo ra Tòa, kê biên tạm thời, thu hồi nợ, thông báo và thi hành các lệnh, các bản án và các lệnh khác của tòa, thông báo lệnh, thu hồi các khoản tiền của các đối tượng từ việc kết án, bán đấu giá công khai, kê biên tài sản, vi bằng làm chứng, xác định điều kiện thực hiện thi hành án.

Nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội đói hỏi cần phải đào tạo đội ngũ Thừa phát lại như các chức danh tư pháp khác có tinh2 độ hiểu biết, có bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức hành nghề.

Chính vì vậy, căn cứ vào Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 Quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP. Hồ Chí Min, có thể thấy vai trò Thừa phát lại tham gia vào hoạt động xã hội mốt cách tích cực, chủ động, sáng tạo và đáp ứng quyền dân chủ trong tiến trình cải cách tư pháp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về vai trò của thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về vai trò của thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin