1. Tự chủ là gì?

Tự chủ là làm chủ bản thân mình, “tự” nghĩa là tự bản thân mình làm việc gì đó, tự mình điều chỉnh hành vi, suy nghĩ còn “chủ” được hiểu là chủ quyền, sự dân chủ. Hiểu một cách đơn giản nhất, tự chủ là khả năng tự bản thân mình sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt, xuất phát từ chính bản thân mà không chịu sự tác động hay ép buộc của bất kỳ ai. Tự chủ cũng được thể hiện qua hành động, lời nói, tình cảm của mỗi cá nhân.

Tự chủ là một trong những đức tính tốt đẹp cần phải rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình đối với mọi cá nhân ở trong xã hội hiện tại. Đức tính tốt đẹp này ngày càng được đề cao nhất là trong giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Tự chủ có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Tự chủ được xem là một đức tính vô cùng quý giá đối với cuộc sống con người. Nhờ có tính tự chủ mà con người sẽ luôn ở thế chủ động, luôn nhìn nhận mọi thứ một cách đúng đắn và biết cách cư xử sao cho có văn hóa, có đạo đức với nhau. Ngoài ra, tự chủ còn giúp chúng ta luôn biết cách vượt qua những tình huống khó khăn bất ngờ xảy đến, những cám dỗ luôn xuất hiện trên bước đường trải đầy gai.

2. Biểu hiện của tính tự chủ

Phong thái, thần thái: Trong mọi tình huống, hoàn cảnh thì người có tính tự chủ đều luôn giữ được sự bình tĩnh, tự tin để tiếp nhận và giải quyết mọi vấn đề.

Kiểm soát cảm xúc và làm chủ hành vi của mình: Người tự chủ luôn ý thức và nhận biết rõ được việc mình đang làm là gì, biết rõ mình phải làm gì và biết cách tiết chế cảm xúc của bản thân trong mọi hoàn cảnh hay tình huống có thể xảy ra. Từ đó, giúp chúng ta hạn chế được tối đa những tình huống xấu nhất.

Người ta thường nói “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Khi chúng ta ý thức được việc mình làm là sai thì sẽ biết mình nên làm gì để sửa sai và đôi khi những lời góp ý từ mọi người xung quanh cũng sẽ giúp bạn học hỏi thêm được rất nhiều điều bổ ích. Đồng thời, biết quý trọng những thứ có ở xung quanh mình.

Luôn nghiêm khắc với bản thân: Tự suy nghĩ, tự nhìn nhận, tự kiểm điểm bản thân mình, không sợ sai và không hề né tránh. Người tự chủ cũng sẽ luôn nhìn nhận lại vấn đề, tự suy nghĩ và kiểm điểm lại bản thân nếu phạm sai lầm, không sợ sai và không né tránh vấn đề. Cụ thể, tính tự chủ sẽ biểu hiện ở việc bạn tự đánh giá được kiến thức của bản thân mình đang ở đâu để có thể đòi hỏi quyền lợi cho bản thân sao cho thật xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra.  

Biết cách xử lý tình huống, giao tiếp hàng ngày: Người có tính tự chủ thường được thể hiện thông qua việc giao tiếp, ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh qua những lời nói và hành động của họ. Từ sự khéo léo, uyển chuyển trong những câu nói, ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp cho đến biểu hiện khi phải xử lý tình huống một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn đem lại hiệu quả cao.

Biểu hiện của những người có tính tự chủ:

Phong thái, thần thái: Nếu là một người có tính tự chủ thì dù ở trong tình huống hay hoàn cảnh nào, người đó sẽ luôn giữ vững một thái độ cũng như phong thái bình tĩnh, tự tin để có thể tiếp nhận và giải quyết mọi vấn đề 1 cách khoa học nhất.

Kiểm soát tốt được cảm xúc và làm chủ được các hành vi của mình: Những người sở hữu tính tự chủ sẽ luôn biết rõ và luôn ý thức được việc mình đang làm gì, sẽ làm những gì, phải làm gì và biết cách tiết chế, kiềm chế cảm xúc của bản thân trong mọi hoàn cảnh hay tình huống có thể xảy ra. Từ đó hạn chế được tối đa các tình huống xấu nhất. Người ta thường nói “đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”.

Khi mà ý thức được việc mình làm sai rồi thì người ta sẽ biết mình nên làm gì để có thể sửa sai và đôi khi sự góp ý của mọi người xung quanh cũng là lúc giúp bạn học hỏi được thêm nhiều thứ đồng thời biết quý trọng hơn những thứ đang có ở xung quanh mình hơn.

Nghiêm khắc với chính bản thân bằng những việc như: Tự suy nghĩ, nhìn nhận và kiểm điểm lại bản thân của mình nếu phạm sai lầm, không sợ sai và không hề có ý né tránh. Cụ thể, tính tự chủ biểu hiện ở việc học là các bạn trẻ sẽ tự đánh giá được kiến thức của bản thân và thể hiện khả năng đó một cách hoàn hảo nhất cũng như tự đánh giá năng lực bản thân trong công việc để có thể đòi hỏi thêm quyền lợi về bản thân mình sao cho xứng đáng nhất với công sức các bạn bỏ ra.

Cách xử lý tình huống và giao tiếp với mọi người hằng ngày: Tính tự chủ còn được thể hiện thông qua cách cư xử ở môi trường cuộc sống bên ngoài, từ sự khéo léo, uyển chuyển trong những câu nói, ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp, đến biểu hiện khi xử lý tình huống gặp phải một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn hiệu quả và đem lại sự hài lòng cao. 

3. Ưu điểm và nhược điểm của tính tự chủ

– Ưu điểm của tự chủ: Tự chủ là đức tính cần có trong quá trình rèn luyện đức tính của mỗi con người điều này sẽ giúp mọi người có cái nhìn nhận tốt hơn đối với mọi vấn đề ở trong xã hội. Việc phát huy tính tự chủ sẽ mang tới nhiều lợi ích, phải kể đến như:

Hình thành ý thức tự giác trong công việc cũng như trong quá trình học tập, rèn luyện, tự chủ trong mọi hành động của bản thân; giúp bản thân hiểu được việc mình cần làm là gì, xác định được mục đích rõ ràng.

Đánh giá được năng lực chính của bản thân, hoàn thiện công việc trong thời gian ngắn nhất.

Hình thành được lối sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, văn hóa.

Giải quyết được mọi vấn đề, độc lập; được mọi người xung quanh đánh giá về năng lực và khả năng giao tiếp tốt.

Tự tin, mạnh mẽ trong công việc, vượt qua được mọi khó khăn, cám dỗ.

Đánh giá được năng lực của bản thân, không ngừng cố gắng để hoàn thiện, tự tin vào khả năng của mình.

Có trách nhiệm đối với mọi hành vi của mình, biết làm chủ trong tri thức giúp xã hội không ngừng phát triển, lớn mạnh, hội nhập quốc tế.

Người tự chủ cũng là người trung thực, thẳng thắn trong công việc.

– Nhược điểm của tự chủ:

Luôn tạo ra những áp lực cho bản thân.

Ít tin tưởng vào người khác.

4. Cách rèn luyện tính tự chủ

– Loại bỏ cám dỗ: Không một ai có đủ khả năng để chống lại mọi sự cám dỗ một cách nhất quán. Vậy nên, hãy rèn luyện khả năng tự kiểm soát thông qua việc thực hành lặp đi lặp lại, dần dần sẽ loại bỏ được sự cám dỗ.
– Đo lường sự tiến bộ của bạn: The Psychology Today, theo dõi sự tiến bộ sẽ giúp bạn tập trung vào được mục tiêu chính của mình. Việc quan sát sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia về hành vi của chính mình, ít bị chi phối và thay đổi tốt hơn.
– Học cách quản lý sự căng thẳng: Hãy kiểm soát sự căng thẳng của mình bằng cách dừng lại, nghỉ ngơi và thư giãn. Đồng thời, tập luyện thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc,… cải thiện sự tập trung, sức khỏe của bạn.
– Ưu tiên mọi thứ: Hãy lập danh sách những việc cần phải làm trong ngày, trong tuần và trong tháng giúp bạn kiểm soát tốt hơn, biết đâu là việc cần phải ưu tiên, tránh lãng phí thời gian.
– Một số cách khác như:

Điều chỉnh hành vi, thái độ của mình theo nếp sống văn hóa như bình tĩnh, lễ độ, ôn hòa.

Hạn chế việc đòi hỏi, mong muốn hưởng thụ cá nhân, tránh xa những điều xấu, sai trái. Kiên định thực hiện, bảo vệ cái đúng, cái tốt

Lợi ích của sự tự chủ là gì?

Tự chủ là đức tính mà ai cũng cần có trong suốt quá trình rèn luyện phát triển tính cách của con người. Điều này không chỉ giúp mỗi người có được cái nhìn nhận đúng hơn đối với mọi vấn đề diễn ra trong xã hội mà còn hỗ trợ phát huy được tinh thần tự chủ, mang lại thêm nhiều lợi ích cho chính bản thân và cả xã hội. Cụ thể, tự chủ sẽ mang đến những lợi ích như sau:

Đối với bản thân của mỗi người chúng ta: Tự chủ giúp con người tự hình thành được ý thức tự giác cao trong mọi công việc cũng như là trong quá trình học tập. Việc bạn tự chủ trong mọi hành động của chính bản thân mình sẽ giúp cho bản thân hiểu rõ được mình cần phải làm những gì, xác định chính xác được trong khoảng thời gian nhất định sẽ phải thực hiện những công việc gì.

Thông qua việc này sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thể đánh giá được chính năng lực mà bản thân mình đang sở hữu, đồng thời giúp hoàn thiện tốt công việc trong 1 khoảng thời gian sớm nhất. Việc rèn luyện được tính tự chủ sẽ giúp cho mỗi cá nhân hình thành được 1 lối sống đúng đắn, cư xử có đạo đức và văn hóa hơn trong mọi tình huống.

ự chủ trong việc giải quyết các vấn đề cũng sẽ giúp mình thực hiện mọi thứ một cách độc lập, giải quyết công việc được hiệu quả hơn, đồng thời sẽ được mọi người xung quanh đánh giá về năng lực cũng như các kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

Việc tự chủ cũng sẽ khiến mỗi người trong chúng ta cảm thấy tự tin hơn, mạnh mẽ hơn trong việc vượt qua các khó khăn, cám dỗ. Ngoài ra, trong suốt quá trình hình thành tính tự chủ bạn có thể tự đánh giá được năng lực của chính bản thân mình. Từ đó không ngừng cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân, tự tin vào khả năng của chính bản thân mình đang có.

Tính tự chủ còn giúp cho mỗi cá nhân có thêm nhiều cơ hội hơn, dám mơ ước, dám thực hiện khả năng của bản thân mình trong tất cả các lĩnh vực, tâm lý của chúng ta sẽ hoàn toàn không phải chịu sự tác động của những yếu tố không tốt từ môi trường bên ngoài. Việc này cũng đồng nghĩa với việc bản thân có lợi thế hơn trong việc phát triển cuộc sống sau này, học tập phát triển đi lên không ngừng tiến bộ.

Đối với gia đình và toàn xã hội: Việc được nhìn thấy con em mình rèn luyện nên tính tự chủ thì phụ huynh sẽ luôn có sự tin tưởng và hài lòng. Cha mẹ vui vẻ khi con em mình có thể tự quyết định trong mọi suy nghĩ, hành động của chính mình trước mọi vấn đề, biết phân biệt đâu là đúng đâu là sai trong mọi trường hợp.

Đồng thời họ cũng biết tự có trách nhiệm đối với những hành vi do mình làm ra, biết làm chủ trong tri thức, giúp cho xã hội không ngừng lớn mạnh và quốc gia tiến đến hội nhập quốc tế. Người sở hữu tính tự chủ cũng chính là những con người luôn luôn trung thực, thẳng thắn trong mọi công việc.

 

Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật Rong Ba về tự chủ và biểu hiện của tính tự chủ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích, trân trọng cảm ơn!