Tủ bếp chữ l

Bếp là khu vực không thể thiếu trong không gian mỗi ngôi nhà, tùy vào phong cách, sở thích và diện tích mà ta bố trí kiểu bếp khác nhau. Vì bếp là khu vực được sử dụng nhiều nhất trong ngày nên việc thiết kế sao cho thông thoáng, thoải mái đi lại, tối ưu và tiện dụng là điều kiện tiên quyết sau đó mới đến yếu tố thẩm mỹ. Dưới đây, Rong Ba Group chia sẻ những thông tin hữu ích về mẫu tủ bếp chữ l được ưa chuộng sử dụng trong mỗi căn bếp Việt.

Tủ bếp chữ l là gì?

Tủ bếp chữ l hiểu đơn giản là tủ bếp có hình dáng như chữ l trên mặt bằng xây dựng. Mẫu tủ bếp chữ l cho nhà nhỏ hiện nay được sử dụng rộng rãi và là lựa chọn hàng đầu cho những gia đình có diện tích vừa hoặc hơi lớn. Mẫu tủ bếp hình chữ l có kiểu dáng tối ưu diện tích hiệu quả với chiều dài ôm khít góc tường, chạy theo men tường tận dụng tối đa.

Giống như tên gọi thì mẫu tủ bếp này được thiết kế với 2 hệ tủ chạy dọc theo 2 bức tường tạo thành một góc vuông mang hình dáng chữ l. Đây được coi là lối thiết kế linh hoạt nhất hiện nay. Vì nó giúp cho khu vực nấu nướng được sắp xếp phù hợp, thuận lợi theo nguyên tắc tam giác bếp để thuận lợi cho việc nội trợ và di chuyển của người nội trợ. Đặc biệt là với thiết kế hai hệ tủ chạy dọc tường sẽ giúp tận dụng tối đa vị trí góc chết trong không gian. Nhằm từ đó giúp cung cấp thêm không gian lưu trữ cho bộ tủ. Bên cạnh đó thì gia đình cũng có thể tận dụng khoảng trống trong căn phòng để bố trí một bộ bàn ăn hay đảo bếp tiện lợi.

Đặc điểm của tủ bếp chữ l

Đầu tiên là vấn đề về không gian, tiện lợi của tủ bếp hình chữ l là được thiết kế để men theo hai bức tường để tạo thành một góc vuông. Các bạn có thể thấy không gian khi sử dụng loại tủ bếp này sẽ rất rộng rãi và thoải mái, với không gian như thế này thì có thể nhiều người hoạt động trong khu vực này cùng một lúc mà không sợ ảnh hưởng tới nhau, cả gia đình và người thân cùng nhau nấu nướng để tạo sự ấm áp trong ngôi nhà.

Trong trường hợp các bạn thấy hết chỗ để chứa đồ trong tủ thì các bạn cũng có thể dễ dàng lắp bổ sung thêm các bộ phận để có thêm không gian chứa đồ, nhờ đó mọi người cũng sẽ tiết kiệm khoản kinh tế rất nhiều khi không phải thay toàn bộ tủ mới. Điều này có lẽ là điểm rất hữu ích đối với các gia đình có kinh tế không cao.

Về mặt thẩm mỹ và thiết kế thì tu bep chu l phù hợp với hầu như mọi không gian bếp, tủ không quá to cũng không hề bé nên không gian chứa đồ khá hợp lý. Đa số các nhà chung cư hiện nay thường sử dụng kiểu dáng tủ bếp này, với các thiết kế hiện nay của loại tủ này thì gian bếp tại nhà chung cư của các bạn sẽ trông rất hiện đại và bắt mắt.

Như các bạn thấy đặc điểm của tủ bếp chữ l hầu như không có nhược điểm nào cả, và luôn được yêu thích nhờ ưu điểm về không gian cũng như thiết kế.

Những không gian bếp phù hợp để tủ bếp chữ l

Có thể nói rằng tủ bếp hình chữ l phù hợp với hầu như đa số không gian bếp của các hộ gia đình. Các bạn có thể đặt bo sát với hai mép tường để tiết kiệm diện tích. Với kiểu sắp xếp này thì các bạn đã phát huy được tối đa lợi ích của tủ bếp loại này, các bạn sẽ tiết kiệm được diện tích để tạo cho phòng bếp một không gian rộng rãi và thông thoáng.

Nếu các bạn có không gian bếp rộng thì các bạn có thể đặt một bên tủ bo sát vào một mép tường, mặt còn lại sẽ là thứ ngăn cách khu nấu ăn với không gian còn lại. Các bạn làm cho các vị khách thấy được sự độc đáo cũng như sự khác lạ khi sắp xếp theo kiểu này.

Lưu ý: Tuy tủ bếp chữ l nhỏ phù hợp với hầu như mọi không gian bếp nhưng không phải tất cả các không gian bếp. Có một vài không gian mà bất khả kháng không thể lắp đặt được tủ bếp loại này như không gian bếp quá nhỏ không đủ diện tích, hoặc những căn bếp được thiết kế bất thường không phù hợp với thiết kế của tủ.

Kích thước tủ bếp chữ l theo tiêu chuẩn người Việt Nam

Kích thước tủ bếp cần có sự cân đối so với diện tích toàn bộ khu bếp. Với chiều cao trung bình của người Việt Nam, những tủ bếp thông thường sẽ được sản xuất theo một kích thước tiêu chuẩn, để tạo nên sự thuận tiện khi sử dụng. 

Tủ bếp thông thường được chia làm 2 phần, tủ bếp trên và tủ bếp dưới. Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới là 40cm – 60cm, chiều cao tối đa cho khoảng cách này là 70 cm. Khoảng cách vừa đủ giúp hút mùi hoạt động tốt, hút được triệt để mà vẫn không gây bất tiện khi sử dụng. Khu vực này hiện nay người ta ốp kính màu laminate thay cho ốp gạch hoặc đá granite vì ít có đường dễ dàng vệ sinh, đồng thời mang tính thẩm mỹ cao.

Kích thước tủ bếp dưới tiêu chuẩn: chiều cao của tủ bếp dưới thông thường là từ 80cm đến 90cm, chiều sâu tủ từ 45cm đến 50cm, kích thước mặt bàn bếp là 60cm.Với kích thước này, tủ bếp dưới phù hợp để lắp máy rửa bát âm tủ, lò nướng âm tủ, các loại bếp từ – bếp điện từ âm tủ,…

Kích thước tủ bếp trên tiêu chuẩn: phần tủ trên có độ cao từ 45cm đến 75cm và độ sâu tủ trung bình từ 30cm đến 35cm. Với phần tủ bếp trên như vậy rất phù hợp với kích thước tiêu chuẩn của các thiết bị như máy hút mùi, máy sấy bát,…

Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới tiêu chuẩn khu vực hút mùi: máy hút mùi từ 60cm đến 80cm, khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực khoang chậu rửa, và khu vực khác từ 40cm đến 60cm.

Tổng chiều cao của toàn bộ tủ từ 2,4m – 2,5m, tầm với mở cửa tủ trên tối đa từ 1,8m – 1,9m, thiết kế tầm với mở cửa cao quá rất bất tiện khi sử dụng. Tùy chiều cao của trần nhà bếp mà làm loại tủ cao hay thấp nhưng tổng chiều cao của cả tủ trên và dưới không nên quá 2,4m.

Lưu ý: Kích thước tủ bếp phù hợp được lấy trên mặt bằng chung, nó có thể điều chỉnh tùy theo chiều cao của người sử dụng và diện tích của không gian bếp nhà bạn. Chẳng hạn như chiều cao của tủ cũng phải phù hợp với chiều cao trần nhà và mặt sàn để dễ dàng vệ sinh, chùi rửa cũng như sự hài hòa trong ngôi nhà.

Cách bố trí không gian tủ bếp chữ l nhỏ khoa học

Cách bố trí khu vực chậu rửa

Khu vực chậu rửa là khu vực người nội trợ dùng để chuẩn bị, sơ chế thực phẩm, rửa bát đĩa, nồi niêu,… sau khi ăn. Chính vì thế khu vực này sẽ nên là nơi được bố trí thùng rác để trút bỏ thức ăn, đồ dư thừa hoặc rác thải sau khi chế biến thực phẩm. Một trong những cách sắp xếp tủ bếp khoa học là đặt thùng rác ngay phía dưới chậu rửa, giúp thuận tiện trong quá trình nội trợ và đảm bảo về mặt vệ sinh.

Khi nghĩ cách bố trí các ngăn tủ bếp hình chữ l gọn gàng, bạn cần lưu ý đến vị trí treo giá úp bát đĩa, tủ đựng nồi, chảo,… sao cho khô ráo và thuận tiện sử dụng. Trước khi cất vào ngăn tủ, bát đĩa, nồi, chảo cần được rửa sạch và để ráo nước. Do đó, bạn cần thiết kế giá treo tường hoặc tủ âm kèm khay hứng nước ngay phía trên chậu rửa. Đây là khu vực có độ ẩm cao, thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn có hại phát triển, vì thế bạn nên lau chùi thường xuyên và đảm bảo tủ khô thoáng, tránh ẩm mốc gây nên hư hại.

Cách sắp xếp khu vực chứa dụng cụ và gia vị nấu ăn

Khi tìm hiểu về cách bố trí các ngăn tủ bếp, bạn nên đặc biệt chú trọng đến khu vực này, bởi đây là nơi bạn phải thao tác nhiều với độ tập trung cao, ảnh hưởng trực tiếp đến những món ăn bạn nấu hàng ngày. Các dụng cụ như dao, muỗng, đũa,… và các hũ gia vị muối, đường, nước mắm, mì chính… là những vật dụng thiết yếu được sử dụng thường xuyên trong khu vực bếp. Chính vì thế, bạn nên đặt chúng nằm ở vị trí càng gần bếp càng tốt, phù hợp nhất là trong các ngăn tủ ngay phía trên, dưới hoặc đặt bên cạnh chiếc bếp của bạn.

Ngoài ra, để tối ưu hơn cách bố trí các ngăn tủ bếp, bạn có thể thiết kế một vài khay nhỏ đính trên tường gần cạnh bếp, giúp thuận tiện sử dụng mà không cần phải mở tủ. Tuy nhiên, lưu ý không xếp riêng lẻ và đặt các dụng cụ này trên mặt bàn bếp mà phải đặt vào khay chung, như vậy trông chúng sẽ gọn gàng, sạch sẽ và đẹp mắt hơn. Nếu muốn tiết kiệm diện tích, bạn hãy đặt chúng vào 1 ngăn tủ âm không có cửa.

Cách bố trí các thực phẩm khô trong gian nhà bếp chữ l

Một số loại thực phẩm khô như gạo, mì, hành, tỏi,… cần được sắp xếp ở những khu vực khô ráo để bảo quản tốt hơn. Trong các cách bố trí các ngăn tủ bếp, bạn cần tránh lưu trữ dạng thực phẩm này ở những nơi độ ẩm cao như khu vực chậu rửa, khu vực chế biến,… để không gây ẩm mốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.

Tận dụng không gian bep chu l hiệu quả

Như chúng ta vẫn biết, góc chữ l của gian bếp thường là góc chết và khó sắp xếp được đồ đạc hay vật dụng gì vào. Tuy nhiên với cẩm nang cách sắp xếp tủ bếp gọn gàng sau đây thì bạn có thể dễ dàng tận dụng không gian chữ l này một cách hiệu quả như thiết kế lắp đặt kệ góc 4 rổ, mâm xoay ¾ , kệ góc xoay ½  tiện dụng, đẹp mắt và hiện đại.

Cách bố trí lò nướng, lò vi sóng trong ngăn tủ bếp

Thông thường, lò vi sóng và lò nướng có kích thước lớn và trọng lượng khá nặng, chính vì vậy, bạn không nên đặt chúng ở trên mặt bàn hay là ngăn bếp trên. Bên cạnh đó, bạn cũng không được sử dụng chung ổ của lò với các thiết bị công suất lớn khác trên bếp như bếp từ, tủ lạnh,… để đảm bảo các thiết bị hoạt động ổn định và an toàn.

Để tối ưu hóa cách bố trí các ngăn tủ bếp, bạn nên đặt lò vi sóng ở nơi thuận tiện hâm nóng đồ ăn từ tủ lạnh, tuy nhiên lại không nên đặt chúng quá sát nhau. Vị trí của lò nướng nên được sắp xếp để dễ dàng quan sát được bên trong lò, không nên bố trí gần bồn rửa và khu vực ẩm thấp, tránh làm hư hỏng các linh kiện bên trong. Một lưu ý nữa khi bố trí lò nướng, lò vi sóng là không nên đặt ở gần bếp ga, vì lượng nhiệt các máy móc này tỏa ra tương đối lớn và sẽ gây hư hại, ảnh hưởng xấu đến chúng.

Trên đây, chúng tôi đã dành thời gian truyền tải đến quý vị tất tần tật các kinh nghiệm quý báu về tủ bếp chữ L. Cũng như giới thiệu đến quý vị 1 vài mẫu tủ bếp chữ L đang thịnh hành. Nếu quý khách cần thêm thông tin sản phẩm, liên hệ Hotline của Rong Ba Group để được tư vấn cụ thể.