1. Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu. Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính. Bên cạnh đó có thể hiểu, trạng ngữ là thành phần trong câu trả lời cho các câu hỏi như sau: 

+ Trạng ngữ là thành phần trong câu trả lời cho các câu hỏi: Khi nào, ở đâu, vì sao?

+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: Khi nào? là trạng ngữ chỉ thời gian

+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi: ở đâu? là trạng ngữ chỉ nơi chốn

+ Là thành phần trong câu trả lời cho câu hỏi vì sai? là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

2. Các loại trạng ngữ? phân biệt các loại trạng ngữ

>> Có 05 loại trạng ngữ

STT Các loại trạng ngữ Đặc điểm Ví dụ
1 Trạng ngữ chỉ thời gian Trạng ngữ chỉ thời gian xuất hiện trong câu với vai trò là thành phần phụ. Nó có tác dụng chỉ về thời gian của sự việc, hành động đang diễn ra trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi về thời gian, giờ giấc như: bao giờ? mấy giờ? khi nào? Tối qua, Lan học bài chăm chỉ
2 Trạng ngữ chỉ nơi chốn Trạng ngữ chỉ nơi chốn là một trong các loại thường được sử dụng nhất của trạng ngữ. Nó là thành phần phụ trong câu có tác dụng chỉ rõ địa điểm, nơi chốn xảy ra sự việc, hành động đang xảy ra trong câu. Trạng ngữ nơi chốn có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “ở đâu?” Trong bếp, mẹ đang nấu ăn
3 Trạng ngữ chỉ nguyên nhân  Tương tự như các loại khác, trạng ngữ chỉ nguyên nhân được sử dụng như thành phần phụ của câu. Thông thường, trạng ngữ loại này có độ dài hơn so với các loại khác do tính chất giải thích, nêu ra lý do tại sao sự việc trong câu lại diễn ra như vậy. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Tại sao? vì sao? do đâu? Vì tắc đường, tôi đi làm muộn
4 Trạng ngữ chỉ mục đích Đây là loại trạng ngữ ngược với trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Nó đảm nhận vai trò của thành phần phụ trong câu hoàn chỉnh, chỉ mục đích của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Để làm gì? vì cái gì? mục tiêu là gì? Để được mẹ khen, Nam cố gắng học hành chăm chỉ
5 Trạng ngữ chỉ phương tiện Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ nằm trong câu. Nó dược sử dụng với mục đích làm rõ các phương tiện, cách thức di chuyển của sự việc, hành động, con người… được nhắc đến trong câu. Thông thường, trạng ngữ chỉ phương tiện thường đi kèm từ “bằng” hoặc “với”. Nó có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: với cái gì? bằng cái gì? Bằng giọng nói ấm áp, mẹ luôn vỗ về, an ủi tôi

3. Vị trí, dấu hiệu nhận biết của trạng ngữ trong câu

Trong mỗi một câu thường sẽ có một hoặc là nhiều trạng ngữ. Mỗi trạng ngữ sẽ lại đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Có loại trạng ngữ sẽ đứng đầu câu nhưng cũng có thể đứng ở giữa hoặc ở cuối mỗi một câu. Do vậy, cách để nhận biết đâu là trạng ngữ trong câu người ta thường sẽ phải dựa vào dấu hiệu về hình thức và cả ý nghĩa.

+ Số lượng từ trạng ngữ trong câu có 1 hoặc nhiều trạng ngữ

+ Vị trí của trạng ngữ trong câu: Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu. Trạng ngữ có thể đứng giữa câu.. Trạng ngữ có thể đứng ở cuối câu

+ Về hình thức: Trạng ngữ thường ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy

+ Tác dụng của trạng ngữ trong câu: Trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích.

4. Các dạng bài tập về trạng ngữ

4.1 Dạng bài tập xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa 

– Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng

=> Trạng ngũ chỉ thời gian: khi mùa thu sang, trạng ngữ chỉ nơi chốn: khắp nơi

– Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

=> Trạng ngữ chỉ thời gian: những ngày giáp Tết, trạng ngữ chỉ nơi chốn: trong các chợ hoa

– Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắn rất nhiều

=> Trạng ngữ chỉ mục đích: để đạt thành tích tốt

– Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con

=> Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức: bằng đôi cánh dang rộng.

4.2 Dạng bài tập đặt câu theo yêu cầu

+ Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn 

=> Đáp án: Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa

+ Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân 

=> Đáp án: Hôm qua, vì mưa, con đường bị ngập 

+ Câu có trạng ngữ chỉ mục đích, bắt đầu bằng từ “vì”

=> Đáp án: Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵng sàng hi sinh.

 

4.3 Dạn bài tập tìm trạng ngữ trong câu? trạng ngữ đó trả lời cho câu hỏi gì?

+ Trên cành cây, chim đậu trắng xóa

=> Đáp án: Trạng ngữ là “trên những cành cây” – trả lời cho câu hỏi: “chim đậu trắng xóa ở đâu?”

+ Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc ly kì tưởng chừng như ai đang cười nói

=> Đáp án: Trạng ngữ là “trên vòm lá” – trả lời cho câu hỏi:” giớ chiều gẩy lên những điệu nhạc li kỳ tưởng chừng như ai đang cười nói ở đâu?” 

+ Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ

=> Đáp án: Trạng ngữ là:” giữa cánh đồng”- trả lời cho câu hỏi:”đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu?”

4.4 Dạng bài tập ” Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng một số câu có thành phần trạng ngữ?” 

Ví dụ: Năm ngoái, nhà em có nuôi một con gà trống. Đến nay, chú gà trống của em ra dáng một chú gà trống choai. Nhìn bề ngoài của chúng với dáng vẻ mập mạp, rắn giỏi, bộ lông nhiều màu sắc đầy sức hấp dẫn. Chú gà trống tinh nghịch của em luôn làm ra vẻ mình là người khỏe nhất. Để tìm giun và các loại côn trùng, chú dùng cái mỏ sắc nhọn, đôi mắt như hai hòn ngọc đưa đi đưa lại, long lanh đến không ngờ. Sáng sớm, chú bay lên ngọn cây, vỗ cánh gáy đánh thức mọi người dậy rồi nhảy xuống đất đất kiếm thức ăn. Cả nhà em ai cũng quý chú. Em luôn chăm sóc chú thật tốt để chú mau lớn