Tra cứu kết quả căn cước công dân

Hiện nay, các thủ tục làm căn cước công dân được tiến hành rất linh hoạt nhằm thuận tiện nhất cho người dân. Để tra cứu căn cước công dân, người dân không cần phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước nữa. sau đây Luật Rong Ba sẽ chia sẻ cách để tra cứu kết quả căn cước công dân, mời bạn đọc cùng theo dõi

Căn cước công dân là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:

– Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”

Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.

Bên cạnh đó, nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật này, cụ thể:

– Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:

+ Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

+ Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

– Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.

Chức năng của căn cước công dân

Căn cước công dân có giá trị chứng minh về căn cước, lai lịch của công dân của người được cấp để thực hiện các giao dịch hành chính trên toàn lãnh thổ Việt Nam, có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và một nước khác có điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân hai bên sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu. Tuy nhiên, Thẻ Căn cước công dân không thay thế cho Giấy khai sinh, Hộ khẩu (Ngày 01 tháng 7 năm 2021, Việt Nam chính thức bỏ thủ tục cấp sổ hộ khẩu[4]) và Giấy phép lái xe. Tuy nhiên trong tương lai, chính phủ cũng đang xem xét về việc thay thế các giấy tờ trên.

Theo Nghị quyết 112/NQ-CP[5] của Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký có hiệu lực từ ngày 30 tháng 10 năm 2017 ban hành về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an, để thống nhất việc quản lý bằng mã số định danh cá nhân. Các thủ tục cấp mới, cấp đổi và cấp lại giấy chứng minh nhân dân đang được thực hiện tại công an cấp tỉnh, cấp huyện cũng sẽ được bãi bỏ. Cụ thể, sẽ bỏ yêu cầu xuất trình chứng minh nhân dân với người đến làm thủ tục đăng ký xe. Các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện… cũng sẽ bỏ việc yêu cầu người dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Trong một số tờ khai về lý lịch cá nhân, người dân sẽ không còn phải cung cấp các thông tin như ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi đăng ký thường trú. Ngoài ra, khi đi làm hộ chiếu, cấp lại hay sửa đổi hộ chiếu, người dân cũng không cần khai ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân… mà thay vào đó là số định danh cá nhân trên căn cước Công dân.

Lệ phí làm thẻ Căn cước công dân là bao nhiêu?

Mức thu lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC.

Tuy nhiên, theo Điều 1 Thông tư 120/2021/TT-BTC, nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, người dân sẽ được giảm 50% mức thu lệ phí cấp Căn cước công dân từ 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022.

Theo đó, mức lệ phí cấp Căn cước công dân như sau:

Mức thu lệ phí

Từ 01/01/2022 đến 30/6/2022

Từ 01/07/2022

Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số (CMND), CMND 12 số sang cấp thẻ CCCD

15.000 đồng/thẻ CCCD

30.000 đồng/thẻ CCCD

Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu

25.000 đồng/thẻ CCCD

50.000 đồng/thẻ CCCD

Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam

35.000 đồng/thẻ CCCD

70.000 đồng/thẻ CCCD

Thẻ căn cước công dân có thay thế hộ chiếu để đi nước ngoài?

Tại Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 về giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân như sau:

– Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

– Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

– Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ quy định trên, thẻ Căn cước công dân có thể thay thế hộ chiếu nếu Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết sử dụng thẻ Căn cước thay hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Do đó, thẻ căn cước công dân không có giá trị thay thế hộ chiếu khi đi đến tất cả các quốc gia trên thế giới mà chỉ được sử dụng thay thế hộ chiếu khi bạn đi tới các quốc gia mà Việt Nam có thỏa thuận sử dụng thẻ căn cước thay hộ chiếu. 

tra cứu kết quả căn cước công dân
tra cứu kết quả căn cước công dân

Tra cứu kết quả căn cước công dân

Gọi đến số tổng đài 1900.0368 của Bộ Công an

Gọi đến số tổng đài tra cứu Căn cước công dân của Bộ Công an theo số điện thoại 1900.0368, nhấn phím 4 để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip.

Thời gian hoạt động của Tổng đài từ 7 giờ 30 đến 20 giờ hàng ngày, từ thứ 2 đến thứ 6, sẽ giải đáp nhanh nhất những phản ánh của người dân trong quá trình cấp CCCD gắn chip.

 Gọi điện thoại đến đường dây nóng của Công an các địa phương

Các bạn gọi đến số điện thoại đường dây nóng (Hotline) của Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công an Quận, huyện (Đội cảnh sát QLHC) trên toàn quốc tại địa phương đã làm thủ tục cấp căn cước công dân để họ giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc chậm trả thẻ Căn cước công dân gắn chip.

Danh sách số điện thoại của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính thuộc Công an 63 tỉnh thành toàn quốc:

 Gởi tin nhắn đến trang Facebook/Zalo của Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư

Truy cập vào trang Facebook của Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư tại địa chỉ https://www.facebook.com/ttdldc

Nhấp vào mục “Nhắn tin“, nhập đầy đủ các thông tin của người cần tra cứu CCCD như họ tên; ngày tháng năm sinh; số CMND/CCCD; nơi thường trú; ngày làm CCCD; ngày hẹn trả CCCD; số điện thoại và chụp gởi đính kèm Giấy hẹn trả Căn cước công dân. Sau đó đợi kết quả trả lời của Trung tâm.

Lưu ý:

– Trang fanpage của Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư hiện chỉ tra cứu mỗi ngày tối đa khoảng 100 – 150 trường hợp nên có thể bạn không nhận được kết quả trả lời hoặc phải chờ đợi lâu. Sắp tới Trung tâm sẽ lập 1 đội chuyên nghiệp nên kết quả tra cứu sẽ nhanh hơn.

– Các bạn cũng có thể vào trang Zalo củaTrung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư tại địa chỉ https://zalo.me/4365718313983905573 để tiến hành tra cứu theo cách như trên.

Gởi email đến Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an

Các bạn soạn và gởi email tới địa chỉ email của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an tại địa chỉ dancuquocgia@mps.gov.vn. Sau đó, chờ kết quả phản hồi từ Cục CSQHLC về TTXH.

Lưu ý: Khi soạn email thì Tiêu đề, nội dung email cần trình bày đủ thông tin về cá nhân, nêu ngắn gọn về việc chậm trả thẻ CCCD gắn chíp. 

Tra cứu qua Cổng dịch vụ công quốc gia

Truy cập vào địa chỉ website Cổng dịch công quốc gia tại https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html để tra cứu hồ sơ làm CCCD.

Nhấp vào mục Thông tin và dịch vụ -> Tra cứu hồ sơ. Tại giao điện hiện ra, nhập Mã hồ sơ (được in trên Giấy hẹn trả Căn cước công dân và nằm ở phía dưới dòng mã vạch), nhập Mã bảo mật, vào các ô tương ứng sau đó nhấp vào nút Tra cứu.

Tra cứu qua trang Zalo/Facebook của Công an nơi làm CCCD

Ngoài 4 cách trên, các bạn có thể vào ứng dụng Zalo, tìm kiếm trang Zalo chính thức của Công an quận/huyện/thành phố hoặc Đội Cảnh sát Quản lý hành chính nơi đã làm căn cước công dân. Nếu tìm kiếm có trang Zalo của cac đơn vị này thì nhấp vào Quan tâm để kết nối với trang Zalo. Sau đó các bạn cung cấp các thông tin liên quan đến việc cấp CCCD như hướng dẫn ở Mục số 2 hoặc làm theo hướng dẫn trên trang Zalo.

Mẹo: Các bạn tìm với các từ khóa: “Đội CSQLHC Công an…”“Phòng CSQLHC Công an…” hoặc “Công an quận/huyện…”.

Lưu ý: Không phải cơ quan công an địa phương nào cũng có trang Zalo chính thức nên kết quả tra cứu cũng hạn chế.

Ý nghĩa các con số trên thẻ CCCD gắn chip

Số thẻ căn cước công dân chính số định danh cá nhân, hoặc có thể hiểu là một mã số riêng biệt gắn liền với công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia.

Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số tự nhiên, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Để dễ hiểu, ta tách thành định dạng: AAA B CC DDDDDD.

Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:

3 chữ số đầu tiên

3 chữ số đầu tiên (AAA) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh. Bạn có thể tra cứu mã này ở mục 2 bên dưới của bài viết.

1 chữ số tiếp theo

1 chữ số tiếp theo (B) là mã giới tính của công dân.

2 chữ số kế tiếp 

2 chữ số kế tiếp (CC) là mã năm sinh, thể hiện bằng 2 chữ số cuối năm sinh của công dân.

6 chữ số cuối

6 chữ số cuối (DDDDDD) là khoảng số ngẫu nhiên.

Ví dụ: Với số thẻ 020093001656 ta có thể tách thành 020 0 93 001656

  • 020 là mã thành phố Lạng Sơn.
  • 0 là nam, ứng với thế kỷ 20.
  • 93 là năm sinh 1993.
  • 001656 là dãy số ngẫu nhiên.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về tra cứu kết quả căn cước công dân. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu  tra cứu kết quả căn cước công dân và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin