Tội phạm công nghệ cao

Hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có tốc độ phát triển rất nhanh chóng về công nghệ, lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

Nó dần đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính, Ngân hàng, cuộc cách mạng công nghệ 4,0 đã và đang mang lại nhiều lợi ích như: Tăng khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện đại cho khách hàng thông qua tài chính số; giúp tiếp cận thông tin, dữ liệu, kết nối, hợp tác; giảm chi phí, tăng năng suất lao động.

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển của công nghệ là việc kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn về các hành vi phạm tội của tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực này. Tội phạm sử dụng công nghệ cao tấn công vào lĩnh vực ngân hàng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng về số lượng, diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Trước những thách thức đó, việc phát hiện và phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao trở thành vấn đề cấp thiết đối với từng ngân hàng và cả hệ thống.

Bài viết sau đây sẽ tập trung vào làm rõ hơn tình hình tội phạm cũng như thủ đoạn, hành vi phạm tội của tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực này.

Tội phạm công nghệ cao là gì?

Tội phạm công nghệ cao còn có tên gọi khác: tội phạm máy tính, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ảo, tội phạm không gian ảo, tin tặc. Trên thế giới, tội phạm công nghệ cao đã trải qua nhiều hình thái, từ đơn giản đến phức tạp, từ những cá thể đơn lẻ phát triển thành các tổ chức lớn và hoạt động ngày càng trở nên tinh vi. Sau khi cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, tội phạm công nghệ cao có nhiều biến thể đa dạng hơn.

Theo Bộ Luật Hình sự 2015, tội phạm công nghệ cao là “các hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.

Xét về bản chất thì tội phạm công nghệ thông tin cũng có đầy đủ các tính chất, đặc điểm như mọi tội phạm truyền thống khác, nghĩa là cũng được coi là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, gồm 4 cấu thành cơ bản của một tội phạm (mặt khách thể, mặt khách quan, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm).

Điểm khác biệt giữa chúng với tội phạm khác là công nghệ thông tin, máy tính và mạng máy tính có vai trò, mức độ nhất định trong việc thực hiện, che giấu và gây ra những hậu quả tác hại đối với xã hội của hành vi phạm tội.

Chúng ta cũng có thể thấy một số dấu hiệu khác biệt khác so với các nhóm tội phạm thông thường như tính không biên giới của loại tội phạm này, tính chất ngày càng tăng về số lượng và hậu quả, tinh vi về cách thức tiến hành cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ thông tin.

Nhìn một cách tổng thể, đối với loại tội phạm công nghệ thông tin, chúng ta thấy công nghệ thông tin, máy tính và mạng máy tính đóng một số vai trò quan trọng trong quá trình phạm tội, chúng vừa có thể là khách thể của tội phạm, vừa có thể là công cụ phạm tội lại vừa có thể đóng vai trò như là chủ thể của tội phạm.

Như vậy, tội phạm sử dụng công nghệ cao là tội phạm sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin, dữ liệu, tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính, mạng

viễn thông, thiết bị số, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, có thể gây tổn hại tới quyền và các lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, quốc gia.

Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao gia tăng nhanh chóng, diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm sử dụng công nghệ cao xảy ra trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế – xã hội, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và đang lan ra các tỉnh, thành phố khác như: Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên… Ban đầu, đối tượng phạm tội chỉ có một số ít người nước ngoài hoặc Việt kiều nhưng đến nay, loại tội phạm này đã mở rộng đến từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Anh… Thậm chí, việc người Việt Nam sử dụng công nghệ cao để phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng đã gia tăng, đặc biệt, có cả sinh viên có hiểu biết sâu về công nghệ thông tin, một số ít là cán bộ, công chức.

Chúng thường tập hợp, liên kết với nhau thông qua các diễn đàn trên mạng internet (còn gọi là underground hay thế giới ngầm) để chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn phạm tội.

Vì vậy, thủ đoạn ngày càng tinh vi, kín đáo và có sự thay đổi phương thức liên tục nhằm lẩn tránh sự phát hiện của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Sự liên kết giữa các đối tượng trong và ngoài nước ngày càng thể hiện rõ nét.

Công ty bảo mật mạng của Mỹ Symantec đã công bố báo cáo về mối đe dọa bảo mật Internet vào tháng 4 năm 2017, theo đó báo cáo đã chỉ ra các quốc gia có tỉ lệ tấn công lừa đảo qua phần mềm độc hại, spam và tội phạm công nghệ cao lớn nhất.

Theo điều tra của Symantec, Việt Nam chiếm 2,16% mối đe dọa toàn cầu trong năm 2016, đứng thứ 10 trong 10 quốc gia có tỷ lệ tội phạm công nghệ cao lớn nhất thế giới. Con số này tăng từ 0,89% trong năm 2015. Cũng theo Symantec, Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về các hoạt động đe dọa tấn công mạng. Theo Hiệp hội An toàn thông tin số Việt Nam, mặc dù chỉ số An toàn thông tin của Việt Nam đã cải thiện qua các năm (năm 2012 là 26%; năm 2013 là 37,5%; năm 2015 đạt 46,5%) nhưng vẫn được dự báo là nước có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại, mã độc ở mức cao.

Đặc biệt, hiện nay tội phạm công nghệ cao liên tục tấn công hệ thống dữ liệu của các ngân hàng nhằm thực hiện những hành vi phạm tội gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì ngân hàng số sẽ không còn xa lạ, tuy nhiên đây cũng sẽ là mảnh đất màu mỡ để tội phạm công nghệ cao lợi dụng các kẽ hở để thực hiện hành vi phạm tội với những thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Tại Việt Nam, mới chỉ có 40 NHTM cung cấp dịch vụ internet banking, 16 tổ chức cung cấp hơn 2,3 triệu tài khoản ví điện tử, hơn 200 doanh nghiệp được cấp phép trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Kế hoạch đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 95% các ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến internet banking, mobile banking và 30% ngân hàng sẽ triển khai ngân hàng số, 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ (POS) cho phép thanh toán không dùng tiền mặt; 50% hộ cá nhân và gia đình ở các thành phố lớn sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, toàn thị trường có trên 300.000 POS được lắp đặt…

Các thủ đoạn phạm tội của tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

Theo báo cáo Global Rick 2015 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thiệt hại do tội phạm mạng gây ra cho nền kinh tế toàn cầu là hơn 445 tỷ USD/năm. Trong khi đó, theo BKAV, thiệt hại do loại tội phạm này gây ra tại Việt Nam là 8.700 tỷ đồng, đặc biệt, chiếm tỷ trọng lớn trong đó là những thiệt hại xảy ra trong những lĩnh vực ngân hàng tài chính. Thủ đoạn phạm tội diễn ra ngày càng phức tạp dưới một số hình thức phổ biến sau:

Thứ nhất, truy cập trái phép vào tài khoản ngân hàng của cá nhân để chiếm đoạt tài sản.

Thủ đoạn này được thực hiện bằng việc sử dụng một số phần mềm (tools) để phát hiện lỗi của các website bán hàng qua mạng, ngân hàng thanh toán qua mạng, xâm nhập vào cơ sở dữ liệu lấy quyền quản trị của admin để trộm cắp dữ liệu để lấy địa chỉ email, thông tin khách hàng, thông tin thẻ tín dụng, tài khoảng cá nhân, bằng hình thức phát tán virus, phần mềm gián điệp, mã độc hại với nhiều biến thể qua thư điện tử, đường link website, diễn đàn, mạng xã hội hoặc các phần mềm miễn phí, phần mềm được sử dụng phổ biến để thu thập, trộm cắp, thay đổi, phá hủy trái phép cơ sở dữ liệu; Chiếm quyền điều khiển máy chủ, sau đó thay đổi giao diện của trang web bị tấn công, tạo website giả….

Thứ hai, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua tin nhắn rác và mạng xã hội Facebook, Zalo. Lợi dụng các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử, mạng internet, mạng viễn thông đưa ra thông tin trúng thưởng để lừa đảo.

Cụ thể: Gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng đến các số điện thoại, gửi các đường link thông báo trúng thưởng đến các tài khoản trong trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Skype, Viber…), các website game.

Một số khách hàng của HSBC, Vietcombank, BIDV, ACB… cũng nhận được các cuộc gọi đến xưng danh là cán bộ của ngân hàng thông báo việc khách đã trúng thưởng, đề nghị khách hàng chuyển tiền để làm thủ tục nhận thưởng; hoặc thông báo thẻ tín dụng có vài vấn đề và yêu cầu cung cấp những thông tin liên quan để điều chỉnh; xưng danh là cán bộ điều tra yêu cầu nộp tiền vào một tài khoản khác để bảo lãnh, phục vụ việc điều tra…

Thứ ba, phương thức, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực thanh toán điện tử và thẻ ngân hàng. Ở dạng tội phạm này, trước hết các đối tượng phạm tội thường dùng mọi cách để có thông tin thẻ ngân hàng.

Tội phạm thường sử dụng thiết bị hiện đại gắn vào ATM/POS; cài phần mềm gián điệp, mã độc tấn công ATM và hệ thống thẻ; bẻ khoá hệ thống bảo mật, đánh cắp thông tin của chủ thẻ rồi chế tạo thẻ ngân hàng giả để sử dụng bất hợp pháp dưới thủ đoạn mua bán thẻ ngân hàng giả; rút tiền tại các ATM/POS; thanh toán trực tuyến…

Thường số lượng thẻ giả mà đối tượng sử dụng rất lớn và thực hiện rút nhiều lần, mỗi lần rút số tiền nhỏ để tránh bị phát hiện.

Điển hình như vụ Stoyanov Yuliyan Georgivev (quốc tịch Bulgaria) sử dụng 144 thẻ ATM giả, thực hiện 388 lần giao dịch rút tiền qua máy ATM; vụ Kuznetcov Stanislav Dmitrievich (quốc tịch Nga) sử dụng 32 thẻ, rút 165 lần…

Internet mang lại nhiều tiện lợi cho cuộc sống và cung cấp thông tin đa dạng cho người dân nhưng người dùng Internet cũng dễ trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo.

Trong đó, tội phạm công nghệ cao trong ngành Ngân hàng đang ngày càng tinh vi, phức tạp, gây ra nhiều hậu quả nặng nề khi mà hàng lang pháp lý ở nước ta còn nhiều hạn chế và bất cập; các doanh nghiệp còn chủ quan với nhiều lỗ hổng bảo mật khi mà trang thiết bị phòng chống tội phạm công nghệ cao hạn chế, cùng với đó là sự thiếu cảnh hiểu biết cũng như bản tính chủ quan của người dân… đã và đang là những nguyên nhân để loại tội phạm này ngày càng phát triển.

tội phạm công nghệ cao
tội phạm công nghệ cao

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Hiện nay, các hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao ngày càng tinh vi, đe dọa tới độ an toàn thông tin có thể đến từ nhiều nơi theo nhiều cách. Vì vậy, việc đưa ra các chính sách và phương pháp đề phòng là rất cần thiết.

Trước tình hình trên, để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm công nghệ cao trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Việt Nam cần tiếp tục ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể đảm bảo an ninh trật tự trong phát triển các lĩnh vực khoa học – công nghệ nhằm phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Các cơ quan chức năng cần phải liên tục rà soát, nghiên cứu và đề xuất hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao, như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính… Pháp luật hình sự cần kịp thời tội phạm hóa những hành vi nguy hiểm mới phát sinh trong xã hội, có tính nguy hiểm cao, uy hiếp an ninh của con người và của xã hội.

Thứ hai, Việt Nam cần phải tiếp tục kiện toàn tổ chức, lực lượng chức năng nhằm phát hiện, đấu tranh phòng chống các tội phạm sử dụng công nghệ cao, thường xuyên bồi dưỡng, bổ sung và nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cùng kiến thức tin học, ngoại ngữ cho các cán bộ, nhất là các cán bộ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thứ ba, triển khai các biện pháp bảo vệ dữ liệu khách hàng và đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống thông tin trong ngân hàng, cụ thể: Nâng cấp công nghệ và các giải pháp an ninh bảo mật cơ bản mà các ngân hàng đang triển khai như tường lửa, hệ thống phát hiện xâm nhập (IPS/IDS), hệ thống phòng chống virus, xác thực đa thành tố đối với giao dịch điện tử, mã hóa dữ liệu đối với các hệ thống quan trọng…

để ngăn chặn và cảnh báo, và bảo vệ cho các server, website, cơ sở dữ liệu của ngân hàng.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền khách hàng nâng cao ý thức và trách nhiệm phòng chống tội phạm công nghệ cao; Cảnh báo khách hàng cần cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu hoặc số OTP khi thực hiện các giao dịch thanh toán hoặc thực hiện bất kỳ yêu cầu thay đổi thông tin trên mạng xã hội, forum, website, email, điện thoại…

Đặc biệt, cần khuyến cáo khách hàng sử dụng các phần mềm có bản quyền; sử dụng mật khẩu có tính bảo mật cao và thường xuyên thay đổi mật khẩu; cài đặt và sử dụng các phần mềm bảo vệ (diệt vi rút) hoặc thiết lập tường lửa (firewall)…

Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, tập trung trao đổi thông tin tội phạm, tranh thủ tài trợ các thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại và đào tạo cán bộ trình độ cao; Tăng cường phối hợp với các đơn vị có liên quan để giải quyết các yêu cầu phát hiện, xác minh, điều tra tội phạm một cách kịp thời, triệt để…

Tội phạm sử dụng công nghệ cao gắn liền với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và viễn thông.

Cùng với xu thế mới của thời đại, tội phạm sử dụng công nghệ cao sẽ tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy, cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp cơ bản trên đây nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Rong Ba Group về tội phạm công nghệ cao theo quy định của BLHS. Nếu Quý khách hàng còn vướng mắc liên quan đến nội dung tư vấn trên của Rong Ba Group, vui lòng liên hệ theo Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Hình thức tư vấn Tư vấn phong phú tại Rong Ba Group

Tư vấn qua tổng đài

Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Rong Ba Group làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.

Cách kết nối Tổng đài Rong Ba Group

Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài

Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn , khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào

Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;

Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan

Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)

Thời gian làm việc của Tổng đài Rong Ba Group

Thời gian làm việc của Tổng đài Rong Ba Group như sau:

Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần

Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 1h chiều đến 9h tối

Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành

Hướng dẫn Tư Vấn Luật tổng đài: 

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số  nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên môn về Bảo hiểm Thai sản.

Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Rong Ba Group sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.

Tư vấn qua email

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Rong Ba Group bạn sẽ được:

Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!

Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.

Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải

Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!

Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.

Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!

Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!

Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng

Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!

Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!

Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Rong Ba Group trong giờ hành chính.

Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn: 

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!

Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.

Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Rong Ba Group mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.

Rong Ba Group sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:

Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi:  (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!

Rong Ba Group cam kết bảo mật thông tin của khách hàng

Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Rong Ba Group sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.

Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.

Với năng lực pháp lý của mình, Rong Ba Group cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. 

Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!

Rong Ba Group cung cấp dịch vụ tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin