Tội huỷ hoại tài sản

Hủy hoại tài sản của người khác không đơn giản là vấn đề bồi thường thiệt hại là xong, mà theo quy định của pháp luật hình sự khi giá trị tài sản đủ lớn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh hủy hoại tài sản.

Theo BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có nhiều điểm mới về tình tiết định tội, định khung hình phạt cũng như về chế tài xử phạt so với quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Trong bài viết dưới đây Rong Ba Group sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích liên quan đến tội hủy hoại tài sản theo quy định của Bộ Luật Hình Sự 2015.

Tội huỷ hoại tài sản.

Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015:

“Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm,

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Cấu thành tội phạm của tội huỷ hoại tài sản.

Chủ thể: Người thực hiện hành vi phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Khách thể: Tội cố ý làm hư hỏng tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi hủy hoại làm tài sản lâm vào tình trạng mất hẳn giá trị sử dụng của nó, không thể khôi phục lại được.

Hậu quả: giá trị sử dụng của tài sản bị hư hỏng hoặc hủy hoại. Thiệt hại gây ra phải từ 2 triệu đồng trở lên, nếu dưới 2 triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tương tự, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm: Hành vi được thực hiện với lỗi cố ý nhằm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Căn cứ vào những yếu tố cấu thành tội phạm và những thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thuyền viên trên tàu của bạn đã có hành vi phá hoại tài sản cụ thể như bỏ các vật lạ vào máy tàu làm tàu cá không thể tiếp tục đánh bắt và phải vào bờ để sửa chữa thiệt hại ước tính là hơn 100 triệu.

Với những hành vi như trên thì bạn có thể kiện thuyền viên trên tàu về tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo Điều 178 Bộ luật hình sự.

Những điểm mới về tình tiết định tội và định khung hình phạt.

Tại khoản 1 Điều 143 BLHS năm 1999 quy định tình tiết định tội danh đối với loại tội phạm này là: hành vi phạm tội phải gây thiệt hại cho tài sản giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, nếu dưới 2.000.000 đồng thì hành vi đó phải “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.

Điều luật mới đã bỏ tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” và bổ sung thêm ba tình tiết: “…c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật”. Như vậy, với tài sản bị xâm hại có giá trị dưới 2 triệu đồng mà hành vi đó làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn công cộng, làm náo động một địa bàn nhất định, gây xáo trộn cuộc sống bình thường của người dân, tạo tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân và hậu quả này là hậu quả trực tiếp mà nguyên nhân từ hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản gây ra (do cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào tình hình cụ thể để xác định, đánh giá); hành vi đó làm hủy hoại hoặc làm hư hỏng phương tiện kiếm sống, mưu sinh chính của người bị hại mà nếu mất đi tài sản đó thì người bị hại và gia đình sẽ bị lâm vào tình trạng khó khăn.

Tội phá hoại tài sản cá nhân: (VD: hủy hoại máy làm nước mía của người sinh sống chính bằng nghề bán nước mía; hủy hoại thuyền, lưới đánh cá của ngư dân… có trị giá dưới 2 triệu đồng; hành vi đó làm mất giá trị hoặc giảm giá trị của tài sản là di vật, cổ vật ( tài sản thuộc loại này phải được giám định, kết luận bởi cơ quan chuyên môn theo Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì chủ thể thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, cụ thể hậu quả như thế nào, ở mức độ nào thì được coi là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội? thế nào thì coi tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người sở hữu tài sản hoặc là phương tiện kiếm sống chính của gia đình họ? cách nhận định và thu thập vật chứng là tài sản bị xâm phạm là di vật, cổ vật khi chưa có kết luận giám định?

Các tình tiết này cần có hướng dẫn cụ thể hơn để thống nhất áp dụng trong thực tiễn, tránh sự đánh giá, áp dụng tùy tiện của cơ quan tiến hành tố tụng khi có tình huống thực tế phát sinh.

Về tình tiết định khung hình phạt, trong khoản 2 điều 178 BLHS năm 2015 quy định thêm điểm c.“Tài sản là bảo vật quốc gia”. Theo quy định tại Điều 4 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì “Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học”. Bảo vật quốc gia là những vật đặc định, được công nhận bằng quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, khi hành vi hủy hoại tài sản hoặc cố ý xâm phạm tài sản là cổ vật quốc gia chỉ cần căn cứ vào Quyết định công nhận bảo vật quốc gia của Thủ tướng Chính phủ đang có hiệu lực mà không cần qua thủ tục giám định như đối với di vật, cổ vật.

Cũng trong khoản 2 điều 178 BLHS năm 2015, điểm d đã sửa đổi cụm từ “dùng chất nổ, chất cháy” thành cụm từ “dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ”. Ý nghĩa của việc sửa đổi này là nhằm tháo gỡ vướng mắc khi xuất hiện một số tình huống thực tiễn phát sinh khi đối tượng phạm tội sử dụng các chất nguy hiểm dễ xẩy ra cháy nổ để hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác như xăng, dầu, cồn, benzen… Quy định này phù hợp với Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng cháy, chữa cháy hiện hành: “Chất nguy hiểm về cháy nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hóa, vật tư dễ xảy ra cháy nổ”.

BLHS năm 2015 đã bỏ tình tiết “Gây hậu quả nghiêm trọng”, “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” và “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định ở các khoản từ 1,2,3 và 4 Điều 143 BLHS năm 1999.

Theo đó, điều luật mới cụ thể hóa thiệt hại về tài sản (hậu quả xảy ra) bằng chính giá trị tài sản bị thiệt hại để làm tình tiết định khung hình phạt. Bởi lẽ, xét về mặt bản chất, mức độ thiệt hại về tài sản chính là định lượng duy nhất trong quan hệ này.

Quy định này nhằm khắc phục sự không phù hợp khi vừa áp dụng tình tiết định khung dựa trên giá trị tài sản bị thiệt hại, vừa áp dụng tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng (hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được định lượng bằng mức độ gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của con người).

Trong trường hợp hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà gây thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng con người thì bên cạnh việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà hành vi đó còn có thể cấu thành thêm tội phạm độc lập khác và được điều chỉnh bởi các điều luật thuộc nhóm tội xâm phạm sức khỏe, tính mạng của con người được quy định tại Chương XIV BLHS năm 2015.

Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản với mục đích nhằm xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người thì đó được coi là thủ đoạn để người phạm tội thực hiện hành vi giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

tội hủy hoại tài sản
tội hủy hoại tài sản

Những điểm mới trong quy định loại hình phạt chính và mức hình phạt,

Khoản 1 Điều 143 BLHS năm 1999 chỉ quy định 2 loại hình phạt chính là “cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015, ngoài hai loại hình phạt trên, đã bổ sung thêm hình phạt tiền đối với loại tội phạm này “từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng”.

Như vậy, trong khung hình phạt áp dụng với loại tội phạm ít nghiêm trọng xâm phạm sở hữu thì hình phạt tiền là hoàn toàn phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này cũng như khách thể xâm hại của nó.

Nếu như khoản 2 điều 178 BLHS năm 2015 không có quy định khác về hình phạt so với quy định tại khoản 2 Điều 143 BLHS năm 1999 thì tại khoản 3, khoản 4 Điều 178 BLHS năm 2015 lại có những thay đổi đáng kể: Khoản 3 Điều luật mới quy định mức hình phạt “từ 5 năm đến 10 năm” trong khi điều luật cũ quy định mức hình phạt cao hơn: “từ 7 năm đến 15 năm”; Khoản 4 Điều 178 BLHS 2015 bỏ hình phạt “tù chung thân”, quy định hình phạt tù tối đa 20 năm trong khi luật cũ quy định mức hình phạt cao nhất đối với loại tội phạm này là tù chung thân.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Rong Ba Group về tội huỷ hoại tài sản theo quy định của BLHS 2015. Nếu Quý khách hàng còn vướng mắc liên quan đến nội dung tư vấn trên của Rong Ba Group, vui lòng liên hệ theo Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Hình thức tư vấn Tư vấn phong phú tại Rong Ba Group

Tư vấn qua tổng đài

Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Rong Ba Group làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.

Cách kết nối Tổng đài Rong Ba Group

Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài

Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn , khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào

Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;

Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan

Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)

Thời gian làm việc của Tổng đài Rong Ba Group

Thời gian làm việc của Tổng đài Rong Ba Group như sau:

Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần

Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 1h chiều đến 9h tối

Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành

Hướng dẫn Tư Vấn Luật tổng đài: 

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số  nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên môn về Bảo hiểm Thai sản.

Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Rong Ba Group sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.

Tư vấn qua email

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Rong Ba Group bạn sẽ được:

Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!

Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.

Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải

Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!

Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.

Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!

Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!

Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng

Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!

Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!

Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Rong Ba Group trong giờ hành chính.

Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn: 

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!

Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.

Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Rong Ba Group mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.

Rong Ba Group sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:

Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi:  (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!

Rong Ba Group cam kết bảo mật thông tin của khách hàng

Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Rong Ba Group sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.

Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.

Với năng lực pháp lý của mình, Rong Ba Group cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. 

Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!

Rong Ba Group cung cấp dịch vụ tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin