Tội hành nghề mê tín, dị đoan là gì? Mức phạt thế nào.

Căn cứ pháp lý

Điều 320 Bộ luật hình sự quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

“Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Dấu hiệu pháp lý của tội hành nghề mê tín, dị đoan

Khách thể của tội phạm

Hành nghề mê tín, dị đoan là hành vi dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác.

Tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là hành vi hành nghề mê tín, dị đoan. Người phạm tội thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan bằng các hình thức như: dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác.

Mê tín, dị đoan là tin vào một điều mà không có căn cứ, không có cơ sở khoa học (tin một cách mù quáng), cho rằng có những sự việc nhất định đem lại hạnh phúc hoặc gây ra tai hoạ như: nghe thấy tiếng chim lợn kêu thì sẽ có người sắp chết; tin vào bói toán;…

Hành nghề mê tín, dị đoan là tạo ra thu nhập chủ yếu bằng việc bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác. Nếu việc bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác chỉ có tính chất nhất thời hoặc không vì mục đích lấy việc bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác để kiếm sống thì không gọi là hành nghề.

Bói toán là đoán về quá khứ và tương lai. Có nhiều kiểu bói như: vào xem hát chèo đang diễn, gặp hồi vui thì cho là vận hay, gặp hồi buồn thì cho là vận xấu (bói chèo); đoán quẻ trong kinh dịch (bói dịch); gieo quẻ bằng ba đồng tiền (bói gieo, bói quẻ); mở truyện Kiều ra, rồi căn cứ vào cảnh tả trong một số câu trong truyện mà đoán hay hoặc dở (bói Kiều); xem các nét trên mai con rùa để đoán điều hay điều dở (bói rùa); căn cứ vào ngày tháng năm sinh, vào chỉ tay, lông mày, nốt ruồi hoặc các đặc điểm khác trên cơ thể để đoán số mệnh (bói số); rút thẻ rồi căn cứ vào các bài thơ, đoạn văn ghi sẵn trong số thể rồi đoán (bói thẻ).v.v…

Đồng bóng là hình thức cúng lễ có người cho thần thánh, hồn ma nhập vào (người ngồi đồng) rồi thông qua người này để nói về quá khứ, hiện tại, tương lai của người sống như là “thánh phán”. Hình thức mê tín, dị đoan này chủ yếu xảy ra ở các đền, chùa hoặc ở nhà riêng của người hành nghề mê tín dị đoạn (lập điện thờ).

Ngoài hành vi bói toán, đồng bóng thì bát kỳ hình thức mê tín, dị đoan nào mà người phạm tội sử dụng để kiếm sống đều bị coi là hành nghề mê tín, dị đoan như: yểm bùa, cúng giải hạn, cúng trừ tà ma, chữa bệnh bằng những khả năng thần bí không có căn cứ khoa học…

Hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên người thực hiện tội phạm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tội hành nghề mê tín, dị đoan là gì? Mức phạt thế nào.
Tội hành nghề mê tín, dị đoan là gì? Mức phạt thế nào.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm không phải chủ thể đặc biệt, bất kì ai cũng có thể là chủ thể của tội phạm này.

Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 thuộc Chương XXI Bộ luật hình sự. Như vậy, chủ thể của tội hành nghề mê tín, dị đoan phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm

Chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Hình phạt đối với người phạm tội hành nghề mê tín, dị đoan

Điều 320 Bộ luật Hình sự quy định 03 Khung hình phạt đối với cá nhân phạm tội như sau:

– Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 320 BLHS năm 2015. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin