Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là gì? Mức phạt thế nào.

Căn cứ pháp lý

Điều 342 Bộ luật hình sự quy định tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:

“Điều 342. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;

c) Để thực hiện hành vi trái pháp luật;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Dấu hiệu pháp lý của tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội  trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về sự an toàn, nguyên vẹn của con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

Đối tượng tác động là con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội bị chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ. Tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội bị chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ phải là các tài liệu có nội dung mà người phạm tội quan tâm. Ví dụ, tiêu hủy chứng từ nghiệm thu sản phẩm để trốn tránh trách nhiệm.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm 03 hành vi: chiếm đoạt, mua bán và tiêu hủy.

Chiếm đoạt con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội là hành vi dùng các thủ đoạn lén lút, gian dối, uy hiếp thể chất hoặc tinh thần đối với người quản lý con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác để lấy các tài liệu, giấy tờ đó hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp quản lý con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác để lấy con dấu, tài liệu, giấy đó.

Mua bán con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội là hành vi dùng tiền hoặc tài sản để trao đổi với người có trách nhiệm quản lý con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội để có con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội để cất giữ, để bán lại cho người khác hoặc bán con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội mà mình quản lý, cất giữ cho người khác để lấy tiền hoặc tài sản.

Tiêu huỷ con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội là làm cho con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội không còn giá trị sử dụng được nữa. Hành vi tiêu huỷ được thể hiện bằng nhiều cách như: đốt cháy, xét nát, nghiền nát, dùng các hoá chất để huỷ hoại. v.v…

Tuy nhiên không phải bất kì hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức nào cũng cấu thành tội phạm. Điều 342 Bộ luật Hình sự loại trừ trường hợp chiếm đoạt, mua bán tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác. Bởi với những hành đó, Bộ luật hình sự đã quy định tội phạm riêng tại Điều 337 và Điều 361.

Hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc, tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm có hành vi khách quan xảy ra.

Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là gì? Mức phạt thế nào.
Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là gì? Mức phạt thế nào.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt. Bất kì ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Họ có thể là người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.

Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức là do cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội biết hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng người phạm tội nhưng vẫn thực hiện, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc không cần biết hậu quả của hành vi đó như thế nào.

Động cơ phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng việc xác định động cơ của người phạm tội là rất quan trọng, nếu hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc chống phá Nhà nước thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gián điệp.

Hình phạt đối với người phạm tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

Điều 342 Bộ luật Hình sự quy định 03 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

– Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;

c) Để thực hiện hành vi trái pháp luật;

d) Tái phạm nguy hiểm.

– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tội phạm theo tại Điều 341 BLHS năm 2015. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin