Tờ lý lịch tư pháp số 2

Phiếu lý lịch tư pháp có giá trị chứng minh một cá nhân có hay không có án tích. Vậy việc đăng ký hay thủ tục của tờ lý lịch tư pháp số 2 được quy định thế nào? Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba xin đưa ra một số ý kiến bình luận về tờ lý lịch tư pháp số 2, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Quy định của pháp luật về tờ lý lịch tư pháp số 2

Lý lịch tư pháp là gì?

“Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”

Có 02 loại phiếu lý lịch tư pháp, phân biệt với nhau rõ ràng dựa theo nội dung thể hiện trên phiếu đó, cụ thể:

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa. thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lý lịch tư pháp số 2 là gì?

Theo Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12, lý lịch tư pháp số 2 là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Lý lịch tư pháp số 2 làm ở đâu?

Bạn có thể nộp hồ sơ làm lý lịch tư pháp số 2 tại:

  • Gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi bạn thường trú hoặc tạm trú;
  • Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn bao lâu?

Theo như quy định thì lý lịch tư pháp số 2 có thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu LLTP là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

Trường hợp khẩn cấp theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

Đối tượng được cấp Lý lịch tư pháp tại Việt Nam

Lý lịch tư pháp để làm gì?

Mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là để:

  • Chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không
  • Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án có thể tái hoà nhập cộng đồng.
  • Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và hoạt động thống kê tư pháp hình sự.
  • Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã…

Làm lý lịch tư pháp mất bao lâu?

Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định rõ về thời gian cấp lý lịch tư pháp như sau:

  • Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.
  • Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp không quá 15 ngày nếu người được cấp là:
  • Công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài.
  • Người nước ngoài đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên.
  • Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.
tờ lý lịch tư pháp số 2
tờ lý lịch tư pháp số 2

Làm lý lịch tư pháp bao nhiêu tiền?

Lệ phí làm lý lịch tư pháp được quy định tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó:

Phí cấp phiếu lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/phiếu.

Phí làm lý lịch tư pháp cho sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sĩ): 100.000 đồng/người.

Ngoài ra, trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.

Những trường hợp sau đây được miễn lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp:

  • Người cao tuổi theo quy định của Luật người cao tuổi.
  • Người khuyết tật theo quy định của Luật người khuyết tật.
  • Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
  • Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật

Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Các cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp. Cụ thể

– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp:

+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

– Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Xem thêm: Cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam

Cấp lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam

Quy định của pháp luật về thời hạn sử dụng lý lịch tư pháp số 2

Hiện nay, pháp luật về lý lịch tư pháp gồm Luật Lý lịch tư pháp 2009 và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật hiện nay không có quy định về thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, lĩnh vực quản lý mà thời hạn sử dụng của Phiếu lý lịch tư pháp được quy định khác nhau tại các văn bản pháp luật khác.

Quy định tại Luật quốc tịch 2008

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 Luật quốc tịch 2008 thì “Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ”

Quy định tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định thời hạn sử dụng của giấy tờ trong đó quy định:

– Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận con nuôi trong nước có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã;

– Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu tổ chức con nuôi nước ngoài có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi;

– Phiếu lý lịch tư pháp của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài và của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.

Quy định tại Luật Công chứng 2014 và Luật Luật sư 2012

Khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014 quy định trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên phải có Phiếu Lý lịch tư pháp.

ĐIểm c Khoản 1 Điều 17 Luật Luật sư 2012 quy định trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư phải có Phiếu Lý lịch tư pháp.

Tuy nhiên cả hai văn bản Luật nêu trên cũng không có quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp. Ngoài ra, trong tuyển dụng công chức hiện nay, nhiều cơ quan chỉ quy định thành phần hồ sơ phải có Phiếu Lý lịch tư pháp mà cũng không nêu rõ là Phiếu Lý lịch tư pháp được cấp từ thời điểm nào. 

Một số quy định khác có liên quan

Bên cạnh đó, một số cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài ở Việt Nam cũng quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp khi giải quyết yêu cầu xin cấp thị thực, chẳng hạn như Lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định các đương đơn xin thị thực nhập cảnh từ 16 tuổi trở lên cần phải nộp Phiếu ý lịch tư pháp có giá trị được cấp trong vòng một năm

Như vậy, thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay không được quy định rõ ràng, thống nhất mà phụ thuộc vào quy định trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật khác nhau và phụ thuộc vào ý chí của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tình trạng án tích của đương sự.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba với nội dung tờ lý lịch tư pháp số 2. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về pháp luật dân sự và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. một cách nhanh chóng nhất.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin