Tờ khai thuế ban đầu

Chuẩn bị và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu là việc các doanh nghiệp mới thành lập cần phải thực hiện. Dưới đây, bài viết sẽ hướng dẫn bạn những yêu cầu cơ bản của hồ sơ khai thuế, tờ khai thuế ban đầu và những lưu ý không thể không biết khi nộp hồ sơ này.

Địa điểm nộp và hồ sơ đăng ký thuế lần đầu

Theo Điều 31 và 32 Luật Quản lý thuế 2019 hồ sơ và địa điểm đăng ký thuế lần đầu được quy định như sau:

(1) Đối với người nộp thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh

Địa điểm nộp và hồ sơ đăng ký thuế là địa điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định tại Chương IV, Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

(2) Đối với người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế

Hồ sơ gồm có:

Tờ khai đăng ký thuế;

Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực; và

Các giấy tờ khác có liên quan.

Địa điểm nộp hồ sơ:

Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó có trụ sở;

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó.

(3) Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế

Tờ khai đăng ký thuế hoặc tờ khai thuế;

Bản sao giấy chứng minh nhân dân, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao hộ chiếu; và

Các giấy tờ khác có liên quan.

Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Lưu ý:

Việc kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuế để nhận hồ sơ đăng ký thuế và cấp mã số thuế theo cơ chế một cửa liên thông qua cổng thông tin điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đăng ký thuế thay cho bản thân và người phụ thuộc nộp hồ sơ đăng ký thuế thông qua tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp và nộp hồ sơ đăng ký thuế thay cho cá nhân đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân chi trả đó.

Thành phần hồ sơ đối với từng đối tượng cụ thể được quy định tại Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

Thời hạn đăng ký thuế lần đầu

Theo Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn đăng ký thuế lần đầu như sau:

(1) Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

(2) Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây:

Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;

Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;

Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí;

Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;

Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế;

Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.

(3) Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế; đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế.

Đăng ký Thuế được thực hiện như thế nào?

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh các thông tin định danh của mình (đây là các thông tin cơ bản để phân biệt người nộp thuế với những người nộp thuế khác).

– Với cá nhân thì đó là các thông tin về họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ…

– Với tổ chức kinh doanh thì đó là các thông tin về tên tổ chức, trụ sở chính, địa chỉ các cơ sở sản xuất và cửa hàng, vốn kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật…

Sau khi người nộp thuế thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ cấp cho người nộp thuế một mã số thuế. Mỗi người nộp thuế có một mã số thuế duy nhất.

Đối tượng nào phải đăng ký thuế?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định đối tượng phải đăng ký thuế bao gồm:

– Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019.

– Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019.

Mẫu tờ khai thuế ban đầu

Dành cơ quan thuế ghi                                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Ngày nhận tờ khai:                                                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nơi nhận: 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ

(Phần dành cho cơ quan thuế ghi)

Mã số thuế: 

Họ và tên người đăng ký thuế:

Ngày, tháng, năm sinh:

Giới tính:

Quốc tịch:..

Giấy tờ của cá nhân:

5a. Số chứng minh nhân dân …  Ngày cấp … . Nơi cấp …

5b. Số căn cước công dân … Ngày cấp … Nơi cấp …

5c. Số hộ chiếu … Ngày cấp … Nơi cấp …

5d. Số giấy tờ khác (nếu có) …Ngày cấp … Nơi cấp …

Địa chỉ đăng ký theo hộ khẩu:

6a. Số nhà/đường phố, thôn, xóm: …

6b. Xã, phường: …

6c. Quận, huyện: …

6d. Tỉnh, thành phố: …

6đ. Quốc gia: …

Địa chỉ cư trú:

7a. Số nhà/đường phố, thôn, xóm: …

7b. Xã, phường: …

7c. Quận, huyện: …

7d. Tỉnh, thành phố: …

Điện thoại liên hệ:… Email: …

Cơ quan chi trả thu nhập tại thời điểm đăng ký thuế:

Tôi cam kết những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./.

…, ngày …tháng  … năm …

NGƯỜI ĐĂNG KÝ THUẾ

 (Ký và ghi rõ họ tên)

tờ khai thuế ban đầu
tờ khai thuế ban đầu

Hướng dẫn làm tờ khai thuế ban đầu theo mẫu số 05-ĐK-TCT:

Họ và tên người đăng ký thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên cá nhân đăng ký thuế

Ngày, tháng, năm sinh: Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của cá nhân đăng ký thuế

Giới tính: tích vào 1 trong 2 ô Nam hoặc nữ

Quốc tịch: Ghi rõ quốc tịch của cá nhân đăng ký thuế

Số giấy tờ chứng thực của cá nhân: Ghi đầy đủ thông tin vào các loại giấy tờ mà cá nhân đăng ký thuế có

Địa chỉ đăng ký theo hộ khẩu: ghi đầy đủ các thông tin về địa chỉ của cá nhân đã được ghi trên sổ hộ khẩu.

Địa chỉ cư trú: ghi đầy đủ các thông tin về địa chỉ về nơi ở hiện tại của cá nhân

Điện thoại liên lạc, email: ghi số điện thoại, địa chỉ email( nếu có)

Cơ quan chi trả thu nhập tại thời điểm đăng kí thuế: ghi cơ quan chi trả thu nhập đang công tác tại thời điểm đăng ký thuế( nếu có).

Hướng dẫn cách đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân:

Có 2 cách đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân, cụ thể theo khoản 9 điều 7 Thông tư số 95/2016/TT-BCT quy đinh:

Cách thứ nhất: cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế

Hồ sơ chuẩn bị gồm:

Tờ khai đang ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT( tải bên trên)

Cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam: Chuẩn bị bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc giâý chứng minh nhân dân còn hiệu lực.

Cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài: Chuẩn bị bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu còn hiệu lực.

Cách thứ hai: Nộp hồ sơ đăng ký thuế với cơ quan chi trả thu nhập( Doanh nghiệp..)

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp tờ khai thuế ban đầu cho cơ quan chi trả thu nhập:

Người lao động làm hồ sơ cho cơ quan chi trả thu nhập với các giấy tờ sau:

Cá nhân chuẩn bị và gửi văn bản ủy quyền

Cá nhân là người Việt Nam: Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực.

Cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài: bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực

Bước 2: Tổng hợp, điền thông tin và nộp tờ khai thuế ban đầu cho Tổng cục thuế

Tổng hợp thông tin đăng ký thuế của cá nhân vào tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 05-ĐK-TH-TCT (trên tờ khai đánh vào ô” Đăng kí thuế” và ghi đầy đủ các thông tin)

Nộp chp Tổng cục Thuế qua Cổng thông tin điện tử

Bước 3: Nhận và thông báo kết quả, tờ khai thuế ban đầu

Thời hạn giải quyết: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhận được hồ sơ đang kí thuế đầy đủ theo quy định của người nộp thuế

Cơ quan thuế trả Thông báo danh sách mã số thuế của cá nhân đăng kí qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu số 14-MST bằng giấy hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế

Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm thông báo mã số thuế cho từng cá nhân hoặc lý do chưa được cấp mã số thuế để cá nhân điều chỉnh, bổ sung thông tin

Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế TNCN

Quy định về hồ sơ khai thuế ban đầu, tờ khai thuế ban đầu

Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì các đơn vị kinh doanh bắt buộc phải thực hiện các thủ tục khai thuế ban đầu, trong đó có hồ sơ khai thuế ban đầu.
Thông thường, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ phải lập một bộ hồ sơ khai thuế lần đầu để gửi lên cơ quan có thẩm quyền, bao gồm các yêu cầu sau:
– Tờ khai đăng ký hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị 02 bản tờ khai đăng ký hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Nội dung của tờ khai này sẽ bao gồm các thông tin cơ bản sau: Hình thức kế toán, hình thức nhập xuất hàng hóa, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán, chế độ kế toán áp dụng và loại hóa đơn sử dụng.
– Công văn đăng ký chế độ kế toán áp dụng
Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị 02 bản công văn đăng ký chế độ kế toán doanh nghiệp chọn áp dụng.
Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC. Hoặc, các doanh nghiệp có thể chọn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
Bởi, tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã chỉ định Thông tư này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
Căn cứ vào Thông tư số 45/2013/TT-BTC, các doanh nghiệp phải lập bản đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định với cơ quan thuế.
Theo đó, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị 02 bản đăng ký bổ sung vào hồ sơ khai thuế lần đầu.
– Giấy ủy quyền
Với những trường hợp người nộp hồ sơ khai thuế lần đầu không phải là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp thì cần chuẩn bị thêm 01 bản giấy ủy quyền để có thể nộp hồ sơ thành công.
Trên đây là 04 yêu cầu cơ bản đối với một bộ hồ sơ khai thuế lần đầu cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Tuy nhiên, tùy từng chi cục thuế sẽ có những yêu cầu thêm khác đối với hồ sơ khai thuế như: Quyết định bổ nhiệm kế toán, Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Thông tin doanh nghiệp, Hợp đồng thuê nhà,… Do đó, để đảm bảo hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ, đúng quy định, người nộp hồ sơ nên liên hệ trước với chi cục thuế trực thuộc để được giải đáp chi tiết nhất.

Trên đây là bài viết tư vấn về tờ khai thuế ban đầu của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin