Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định một mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội. Để có thể quyết định một mức hình phạt phù hợp tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm…

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định một mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội.

Để có thể quyết định một mức hình phạt phù hợp tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì cần hiểu rõ và phải có kỹ năng để áp dụng đúng nội dung của các tình tiết đó.

Bài viết này Luật Rong Ba sẽ gửi tới Quý khách hàng những nội dung liên quan đến tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Hi vọng những nội dung tư vấn của chúng tôi trong bài viết sau đây sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là gì?

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự của người phạm tội (trong phạm vi một khung hình phạt) so với các trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó.

Trong Luật hình sự Việt Nam, các tình tiết tăng nặng đã được quy định cụ thể tại Điều 48 BLHS. Khoản 1 Điều 48 BLHS quy định:

“Chỉ những tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong trạng thái không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;

k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm”.

Vấn đề đặt ra là nhận thức và áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên như thế nào, nhất là trong những trường hợp phạm tội có sự đan xen giữa các tình tiết tăng nặng với nhau; giữa các tình tiết định tội, định khung hình phạt với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; giữa các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với các tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tội; giữa các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Vấn đề áp dụng pháp luật trong một số trường hợp có sự đan xen giữa các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS

Áp dụng pháp luật trong trường có sự đan xen giữa tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội có tổ chức” và tình tiết “Phạm tội nhiều lần”.

Khoản 3 Điều 20 BLHS quy định:

“Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”.

Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 16/11/1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn về các dạng biểu hiện của sự câu kết chặt chẽ để coi trường hợp phạm tội cụ thể nào đó là phạm tội có tổ chức như sau:

“a) Những người đồng phạm đã tham gia vào một tổ chức phạm tội như: đảng phái, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cướp… có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất nhau cùng hoạt động phạm tội…

b) Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trước…

c) Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm…”

Như vậy, thực tiễn xét xử nước ta thừa nhận một trong những biểu hiện của phạm tội có tổ chức là những người đồng phạm cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch thống nhất trước.

Vấn đề là trong trường hợp những người đồng phạm cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch thống nhất trước thì chỉ áp dụng một tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tổ chức” (điểm a khoản 1 Điều 48 BLHS) hay là phải áp dụng cả hai tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tổ chức” và “Phạm tội nhiều lần” (điểm a và điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS)?

Theo chúng tôi, tình tiết “phạm tội có tổ chức” và tình tiết “phạm tội nhiều lần” mặc dù có thể có sự đan xen lẫn nhau nhưng chúng có ý nghĩa độc lập. Tình tiết “Phạm tội nhiều lần” chỉ cần thoả mãn dấu hiệu phạm tội từ hai lần trở lên về cùng một loại tội và trong các lần phạm tội có ít nhất từ hai lần phạm tội mà người phạm tội chưa được miễn trách nhiệm hình sự, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do vậy, nếu như trường hợp những người đồng phạm phạm tội nhiều lần nhưng không theo một kế hoạch đã thống nhất trước thì chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng “Phạm tội nhiều lần” đối với họ, còn trường hợp những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch thống nhất trước thì phải áp dụng cả hai tình tiết tăng nặng “Phạm tội nhiều lần” và “Phạm tội có tổ chức” đối với những người phạm tội.

Áp dụng pháp luật trong trường hợp có sự đan xen giữa tình tiết tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội nhiều lần” và “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn về tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 BLHS. Theo đó, chỉ được phép áp dụng tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi đã xác định được trường hợp phạm tội cụ thể có đủ hai điều kiện: Một là, người phạm tội cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm, không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích.

Hai là, người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Cũng theo Nghị quyết trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng đối với người phạm tội cả tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” và “Phạm tội nhiều lần”, thậm chí cả tình tiết “tái phạm” hoặc “tái phạm nguy hiểm” nếu trường hợp phạm tội cụ thể thoã mãn các điều kiện đó.

Điều cần chú ý là, chỉ có thể viện dẫn cùng một lúc hai tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” và “Phạm tội nhiều lần” đối với người phạm tội khi xác định được trường hợp phạm tội cụ thể nào đó vừa thoả mãn điều kiện của “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” vừa thoả mãn điều kiện “Phạm tội nhiều lần”, nghĩa là trong năm lần phạm tội để xác định một người thuộc trường hợp “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, ít nhất phải có hai lần phạm tội trở lên người phạm tội chưa được miễn trách nhiệm hình sự, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phân biệt một số tình tiết định tội với tình tiết định khung hình phạt và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt

Trong quá trình áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, người áp dụng pháp luật phải phân biệt rõ tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Tình tiết định tội là tình tiết do nhà làm luật quy định dùng để xác định một hành vi cụ thể nào đó có phạm tội (phạm vào một tội danh cụ thể được quy định trong luật hình sự) không? Trong khoa học luật hình sự, tình tiết định tội còn được gọi là tình tiết (dấu hiệu) thuộc cấu thành tội phạm cơ bản.

Tình tiết định khung hình phạt là tình tiết do nhà làm luật quy định trong các khoản (giảm nhẹ hoặc tăng nặng) của điều luật cụ thể, dùng để xác định trường hợp phạm tội cụ thể nào đó có thuộc trường hợp được quy định ở khung hình phạt tăng nặng hoặc khung hình phạt giảm nhẹ của của tội phạm đó không?

Trong khoa học luật hình sự, tình tiết định khung hình phạt còn được gọi là tình tiết (dấu hiệu) thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng (khung tăng nặng) và cấu thành tội phạm giảm nhẹ (khung giảm nhẹ).

Thông thường, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, người áp dụng pháp luật trước hết phải xác định được hành vi của người nào đó có phạm tội không, nếu có thì phạm tội gì, nghĩa là phải định tội (xác định tội danh) đối với hành vi mà một người đã thực hiện.

Sau đó, phải xác định xem hành vi phạm tội mà người đó thực hiện thuộc trường hợp được quy định ở khung hình phạt nào (khoản nào của điều luật), nghĩa là phải xác định khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội.

Sau khi đã xác định được tội danh, điều khoản áp dụng đối với người phạm tội, người áp dụng pháp luật mới cân nhắc xem mức hình phạt cụ thể cần áp dụng đối với người phạm tội ở mức nào trong khung hình phạt là phù hợp.

Việc cân nhắc đến các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để xác định mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội trong phạm vi một khung ghình phạt (quyết định hình phạt) chỉ được thực hiện sau khi đã định tội (xác định tội danh, điều luật áp dụng), định khung hình phạt (xác định khoản của điều luật áp dụng).

Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 BLHS, những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Theo quy định này, khi áp dụng pháp luật, cần chú ý một số điểm sau:

Phân biệt tình tiết “tổ chức” là tình tiết định tội trong một số tội phạm với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội có tổ chức”.

Trong một số điều luật, nhà làm luật đã quy định tình tiết “tổ chức” là tình tiết định tội. Ví dụ: Tội tổ chức tảo hôn (Điều 148), Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 197), Tội tổ chức đánh bạc (Điều 249), Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 275).

Trong các trường hợp trên, tình tiết “tổ chức” được hiểu là hành vi tổ chức của một người cụ thể, không nhất thiết phải có hành vi đồng phạm hoặc nếu có đồng phạm thì không nhất thiết phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm. Còn tình tiết “Phạm tội có tổ chức” là tình tiết thể hiện sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm trong việc cùng thực hiện một tội phạm.

Bởi vậy, trong các trường hợp những người đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ với nhau cùng thực hiện các tội phạm trên (được quy định tại các điều 148, 249, 275 BLHS) thì cần phải áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội có tổ chức” được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 BLHS để quyết định hình phạt đối với những người phạm tội.

Phân biệt tình tiết “Đã bị kết án … chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” là tình tiết định tội của một số tội phạm với tình tiết “tái phạm” hoặc “tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Trong một số điều luật, nhà làm luật quy định tình tiết “Đã bị kết án … chưa được xoá án tích” cùng với các tình tiết khác là tình tiết định tội của tội phạm.

Ví dụ, trong một số tội có tính chất chiếm đoạt tài sản, cùng với việc quy định tình tiết chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000 đồng trở lên, nhà làm luật còn quy định hành vi chiếm đoạt tài sản dưới 500.000 đồng nhưng thuộc trường hợp “đã bị kết án về tội chiếm

đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” là dấu hiệu định tội (các điều 137, 138, 139 BLHS). Trong các trường hợp này, nếu không có tình tiết “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” thì hành vi chiếm đoạt tài sản dưới 500.000 đồng chỉ là hành vi vi phạm mà chưa phải hành vi tội phạm.

Do vậy, cũng chưa thể coi những trường hợp đó là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm để áp dụng tình tiết định khung hình phạt tăng nặng (tái phạm nguy hiểm) hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (tái phạm).

Trong trường hợp hành vi đã thực hiện không cần có dấu hiệu “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” đã thoả mãn cấu thành cơ bản của tội phạm, đồng thời lại thoả mãn thêm dấu hiệu tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 49 BLHS thì mới được áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” hoặc “tái phạm” là tình tiết định khung hình phạt hoặc các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Cần lưu ý, về nguyên tắc, tình tiết đã là yếu tố định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Song, điều này không có nghĩa là khi nhà làm luật quy định tình tiết nào đó là tình tiết định khung hình phạt của một tội phạm cụ thể (quy định trong một khung hình phạt cụ thể), thì đương nhiên, trong mọi trường hợp nếu một người thực hiện hành vi phạm tội được quy định tại điều luật đó thì không thể coi tình tiết đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Vấn đề là ở chỗ, tuỳ từng trường hợp phạm tội cụ thể, đối chiếu hành vi thực tế với các quy định của luật hình sự, chúng ta mới có thể xác định tình tiết nào là tình tiết định khung hình phạt và tình tiết nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Phân biệt tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” là tình tiết định tội với tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Trong một số điều luật, nhà làm luật đã quy định cụ thể dấu hiệu “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” là dấu hiệu định tội. Ví dụ, tội tham ô tài sản (Điều 278), tội nhận hối lộ (Điều 279), tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281), tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283), tội giả mạo trong công tác (Điều 284), tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 297)…

Tuy nhiên, dấu hiệu “lợi dụng chức vụ quyền hạn” không phải bao giờ cũng được nêu cụ thể trong điều luật mà nhiều trường hợp cần phải được hiểu trên tinh thần của điều luật.

Ví dụ trong các tội xâm phạm hoạt động tư pháp do nhân viên tư pháp (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán…) thực hiện do lỗi cố ý (các điều 293, 294, 295, 296, 298, 299, 300 BLHS) thì đương nhiên tình tiết “lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội” đã là tình tiết định tội rồi, do vậy, không được phép áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 48 để quyết định hình phạt tăng nặng đối với người phạm tội nữa.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Nếu bạn đọc còn bất cứ điều gì vướng mắc liên quan đến nội dung này, xin vui lòng nhấc máy ngay và liên hệ với Luật Rong Ba theo địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.

Hình thức tư vấn Tư vấn phong phú tại Rong Ba Group

Tư vấn qua tổng đài

Trong tất cả các hình thức tư vấn pháp luật hiện nay, phương pháp qua tổng đài được lựa chọn nhiều hơn cả. Bởi đây là hình thức tư vấn nhanh chóng, tiết kiệm, không giới hạn khoảng cách địa lý và thời gian. Các tư vấn viên của Rong Ba Group làm việc 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp bất kỳ thông tin nào của bạn.

Cách kết nối Tổng đài Rong Ba Group

Để được các Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn về chế độ thai sản, khách hàng sẽ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Khách hàng sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động gọi tới số Tổng đài

Bước 2: Sau khi kết nối tới tổng đài tư vấn , khách hàng sẽ nghe lời chào từ Tổng đài và làm theo hướng dẫn của lời chào

Bước 3: Khách hàng kết nối trực tiếp tới tư vấn viên và đặt câu hỏi hoặc đề nghị được giải đáp thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội;

Bước 4: Khách hàng sẽ được tư vấn viên của công ty tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan

Bước 5: Kết thúc nội dung tư vấn, khách hàng lưu ý hãy lưu lại số tổng đài vào danh bạ điện thoại để thuận tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu có)

Thời gian làm việc của Tổng đài Rong Ba Group

Thời gian làm việc của Tổng đài Rong Ba Group như sau:

Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần

Thời gian làm việc: Từ 8h sáng đến 12h trưa và từ 1h chiều đến 9h tối

Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành

Hướng dẫn Tư Vấn Luật tổng đài: 

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, giải đáp thắc mắc pháp luật bạn vui lòng Gọi số  nghe hướng dẫn và lựa chọn lĩnh vực cần tư vấn để gặp, đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với luật sư, luật gia chuyên môn về Bảo hiểm Thai sản.

Trong một số trường hợp các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi không thể giải đáp chi tiết qua điện thoại, Rong Ba Group sẽ thu thập thông tin và trả lời tư vấn bằng văn bản (qua Email, bưu điện…) hoặc hẹn gặp bạn để tư vấn trực tiếp.

Tư vấn qua email

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email trả phí của Rong Ba Group bạn sẽ được:

Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, thanh toán phí tư vấn các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!

Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.

Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn vấn đề: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải

Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!

Phí tư vấn là: 300.000 VNĐ/Email tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc mà bạn đưa ra cho chúng tôi.

Nếu cần những căn cứ pháp lý rõ ràng, tư vấn bằng văn bản, có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!

Nhưng nếu bạn đang cần được tư vấn ngay lập tức, trao đổi và lắng nghe ý kiến tư vấn trực tiếp từ các Luật sư thì dịch vụ tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn!

Tư vấn luật trực tiếp tại văn phòng

Nếu bạn muốn gặp trực tiếp Luật sư, trao đổi trực tiếp, xin ý kiến tư vấn trực tiếp với Luật sư thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tiếp tại văn phòng của chúng tôi!

Chúng tôi sẽ cử Luật sư – Chuyên gia – Chuyên viên tư vấn phù hợp với chuyên môn bạn đang cần tư vấn hỗ trợ bạn!

Đây là hình thức dịch vụ tư vấn pháp luật có thu phí dịch vụ! Phí dịch vụ sẽ được tính là: 300.000 VNĐ/giờ tư vấn tại văn phòng của Rong Ba Group trong giờ hành chính.

Số điện thoại đặt lịch hẹn tư vấn: 

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn để phục vụ bạn theo giờ bạn yêu cầu!

Tư vấn luật tại địa chỉ yêu cầu

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật trực tiếp, gặp gỡ trao đổi và xin ý kiến trực tiếp với Luật sư nhưng công việc lại quá bận, ngại di chuyển thì bạn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ khách hàng yêu cầu của chúng tôi.

Đây là dịch vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý có thu phí Luật sư. Phí Luật sư sẽ được báo chi tiết cụ thể khi chúng tôi nhận được thông tin địa chỉ nơi tư vấn. Hiện tại Rong Ba Group mới chỉ có thể cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại nơi khách hàng yêu cầu.

Rong Ba Group sẽ cử nhân viên qua trực tiếp địa chỉ khách hàng yêu cầu để phục vụ tư vấn – hỗ trợ pháp lý. Để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu, bạn có thể đặt lịch hẹn với chúng tôi theo các cách thức sau:

Gọi đến số đặt lịch hẹn tư vấn của chúng tôi:  (Lưu ý: Chúng tôi không tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại này. Số điện thoại này chỉ kết nối tới lễ tân để tiếp nhận lịch hẹn và yêu cầu dịch vụ).

Chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận lịch hẹn và sắp xếp Luật sư phù hợp chuyên môn xuống trực tiếp theo địa chỉ bạn cung cấp để tư vấn – hỗ trợ!

Rong Ba Group cam kết bảo mật thông tin của khách hàng

Mọi thông tin bạn cung cấp và trao đổi qua điện thoại cho Rong Ba Group sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi có các biện pháp kỹ thuật và an ninh để ngăn chặn truy cập trái phép nhằm tiêu hủy hoặc gây thiệt hại đến thông tin của quý khách hàng.

Tuân thủ pháp luật, tôn trọng khách hàng, nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc về đạo đức khi hành nghề Luật sư. Giám sát chất lượng cuộc gọi, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tư vấn không chính xác, thái độ tư vấn không tốt.

Với năng lực pháp lý của mình, Rong Ba Group cam kết thực hiện việc tư vấn đúng pháp luật và bảo vệ cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. 

Chúng tôi tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật và trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Chúng tôi liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển con người, nâng cấp hệ thống để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn!

Rong Ba Group cung cấp dịch vụ tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin