Lập vi bằng thừa phát lại

Lập vi bằng thừa phát lại

Khi bạn mua bán, chuyển nhượng nhà đất thì cách duy nhất hợp pháp để xác lập quyền sở hữu và sử dụng cũng như để sang tên được đó là phải lập Hợp đồng có công chứng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể công chứng được, có những trường hợp nhà đất chưa có sổ đỏ, đang vướng quy hoạch treo từ rất lâu, đang có tranh chấp, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính..v..v..

Với những trường hợp đó thì theo quy định bạn sẽ không thể nào công chứng hợp đồng mua bán chuyển nhượng cũng như không thể sang tên được. Vì vậy nhiều người đã nghĩ đến việc lập vi bằng thừa phát lại để ghi nhận sự việc mua bán, chuyển nhượng. Vậy lập vi bằng thừa phát lại được quy định như thế nào. Bài viết về lập vi bằng thừa phát lại của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Vi bằng thừa phát lại

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt độngcủa Thừa phát lại.

Bạn có thể hiểu rằng vi bằng như một người làm chứng được nhà nước công nhận và có tính xác thực chứng cứ cao.

Thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại được giải thích như sau “Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”

Căn cứ: Khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020//NĐ-CP về tổ chức hoạt động của Thừa phát lại.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Những quy định chung về lập vi bằng thừa phát lại. Mời bạn tiếp tục theo dõi.

Cơ quan lập vi bằng, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng

Cơ quan lập vi bằng: Thừa phát lại (vì vậy mà nhiều người thường sử dụng cụm từ vi bằng thừa phát lại)

Phạm vi lập vi bằng: Vi bằng được lập bởi thừa phát lại trong phạm vi cả nước, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Giá trị pháp lý của vi bằng:

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp lập vi bằng thừa phát lại tại văn phòng thừa phát lại

Sau đây là các trường hợp chủ yếu, phổ biến mà khách hàng thường yêu cầu Thừa phát lại hỗ trợ lập vi bằng:

– Ghi nhận việc giao nhận nhà, giao tiền;

– Ghi nhận việc phân chia tài sản của vợ chồng (trước và sau ly hôn);

– Ghi nhận thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật;

– Ghi nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở tài sản trái pháp luật;

– Ghi nhận việc cho thuê nhà, cho thuê tài sản đến hạn không trả tiền;

– Ghi nhận việc giao thông báo đòi nhà cho thuê, cho ở nhờ;

– Ghi nhận việc công trình xây dựng có nhiều khiếm khuyết hoặc trễ hạn;

– Ghi nhận việc lấn chiếm đất, hiện trạng nhà trước, trong và sau khi xây dựng;

– Ghi nhận việc nhà kế bên xây dựng làm ảnh hưởng đến hiện trạng nhà trước, trong và sau khi xây dựng;

– Ghi nhận việc tiến hành đại hội cổ đông, đồng sở hữu đúng thủ tục;

– Ghi nhận trong lĩnh vực internet, việc đưa lên một trang website các dữ liệu thuộc sở hữu của người khác hoặc doanh nghiệp;

– Ghi nhận hàng giả, hàng nhái và các hành vi vi phạm bản quyền  gây ô nhiễm mội trường, gây tiếng ồn;

– Ghi nhận hành vi vu khống và các hành vi gây thiệt hại do người khác và tổ chức gây ra…

Trường hợp không được lập vi bằng thừa phát lại

Thừa phát lại không lập vi bằng trong các trường hợp sau đây:

Trong trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.

Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.

Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ: Điều 4, Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Lập vi bằng thừa phát lại
Lập vi bằng thừa phát lại

Một số quy định khác

Vi bằng phải có chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Vi bằng có thể được cấp bản sao theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phục vụ cho việc kiểm tra, điều tra…. Bản sao của vi bằng cũng có thể được cấp theo yêu cầu của người yêu cầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng.

Căn cứ: Điều 40, 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP

Thủ tục lập vi bằng thừa phát lại

Bước 1: Người có nhu cầu làm vi bằng cần đến trụ sở văn phòng thừa phát để yêu cầu

Thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ của họ sẽ tiếp nhận thông tin của bạn. Văn phòng sẽ kiểm tra lại tính hợp pháp về yêu cầu làm vi bằng của khách hàng.

Bước 2: Thỏa thuận về thủ tục lập vi bằng.

Người yêu cầu sẽ  ký các phiếu đảm bảo cho các nội dung sau:

Nội dung được yêu cầu lập vi bằng nhà đất

Địa điểm và thời gian làm vi bằng.

Chi phí làm vi bằng

Một số thỏa thuận khác theo yêu cầu, nếu có.

Bước 3: Tiến hành làm vi bằng

Đế tiến hành làm vi bằng, cả hai bên cần thống nhất các nội dung cụ thể từ trước. Việc làm vi bằng cầm đảm bảo các nội dung sau:
Tên và địa chỉ văn phòng. Họ, tên Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng

Vị trí, thời gian lập vi bằng

Người chứng kiến khác (nếu có)

Thông tin yêu cầu lập vi bằng 

Nội dung lập vi bằng được khai

Lời cam đoan Thừa phát lại về tính khách quan, trung thực trong quá trình lập vi bằng.  

Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu.

Bước 4: Bàn giao kết quả thỏa thuận làm vi bằng

Vi bằng được làm thành 3 bản chính gồm:

01 bản dành cho người yêu cầu.

01 bản đăng ký và được lưu giữ tại Sở Tư Pháp

01 bản được lưu trữ tại văn phòng Thừa phát.

Những lưu ý về thừa phát lại

Khi thực hiện các công việc về thi hành án dân sự, người được Nhà nước bổ nhiệm thực hiện có thẩm quyền như Chấp hành viên. Trừ thẩm quyền xử phạt vi phạm theo quy định.

Mọi đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại đưa ra, đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật. Đơn vị và cá nhân có quyền được từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại. Trong trường hợp phải chịu toàn bộ trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu xảy ra.

Nhiệm vụ của Thừa phát là phải được ghi nhận các thông tin trong hợp đồng văn phòng với người được yêu cầu. 

Văn phòng Thừa phát phải có trụ sợ và con dấu cũng như tài khoản riêng. Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về tính pháp lý.

Mua bán nhà đất qua vi bằng có rủi ro không?

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, việc chuyển nhượng, mua bán nhà đất phải lập thành văn bản (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực. Sau đó, phải đến Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện để thực hiện những thủ tục đăng ký trước bạ, sang tên (đăng ký biến động) cho bên mua.

Do đó việc mua bán qua vi bằng chưa có đầy đủ giá trị pháp lý đầy đủ, có trường hợp chủ sở hữu tài sản vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà, đất trong khi tài sản đã thế chấp ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác (bằng giấy tay).

Kết: Hiện nay khá nhiều ý kiến cho rằng thừa phát lại đang tiếp tay cho việc giao dịch bất động sản không hợp lệ diễn ra nhiều hơn. Tuy nhiên theo mình cần nhìn nhận rằng nếu thừa phát lại không làm những chuyện đó thì thực tế, các giao dịch đó vẫn diễn ra. Bao lâu nay, người dân vẫn mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay và vì thế nếu họ không có kiến thức về pháp luật, họ sẽ nghĩ rằng đây cũng là một hình thức công chức cho giao dịch mua bán này.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về lập vi bằng thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về lập vi bằng thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin