Cơ quan thừa phát lại

Cơ quan thừa phát lại

Ở nước ta hiện nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn thuật ngữ thừa phát lại là một thuật ngữ khá phổ biến. Tuy nhiên khi tìm hiểu về việc lập vi bằng hay tống đạt các giấy tờ thì đại đa số cá nhân, tổ chức đều không hiểu cơ quan thừa phát lại. Vậy cơ quan thừa phát lại được quy định như thế nào . Bài viết về cơ quan thừa phát lại của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Thừa phát lại là gì?

Khái niệm Thừa phát lại được ghi nhận tại khoản 1, Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau: “Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.

Theo quy định trên, nhà làm luật đã đưa ra định nghĩa dựa trên tiêu chuẩn lựa chọn và các công việc của Thừa phát lại có quyền thực hiện, các điều kiện và thẩm quyền này sẽ được phân tích ở phần sau của bài viết.

Chức danh Thừa phát lại là một chức danh chưa quá quen thuộc đối với người dân như công chứng viên, mặc dù phạm vi thẩm quyền của họ rất rộng và nhiều người cũng đã biết đến lập vi bằng – một trong các công việc của Thừa phát lại.

Lý do chức danh này chưa phổ biến có thể xuất phát từ chính tên gọi “Thừa phát lại”, cụm từ này có nguồn gốc Hán – Việt nên khó cắt nghĩa. Thực ra, ý nghĩa gốc được dùng để chỉ một người do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để thực hiện một số chức năng giống với thẩm quyền của nhân viên nhà nước nhưng lại không phải cán bộ, công chức nhà nước.

Tên gọi “thừa phát lại” bắt nguồn từ một thuật ngữ có gốc Hán – Việt và có tính lịch sử. Và  tồn tại ở miền Nam trước năm 1975.  Chúng được hiểu để ám chỉ một người công lại. (người không phải nhân viên nhà nước được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Từ đó mang trong mình quyền lực nhà nước).

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để thực hiện các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy, lập vi bằng,…. Văn phòng thừa phát lại là một tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Hoạt động của thừa phát lại là hoạt động trong thi hành án dân sự được thí điểm tại TP.HCM từ năm 2009.

Thừa phát lại sẽ thực hiện các công việc cụ thể như sau: 

Lập vi bằngtheo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Như vậy, thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp, giống tên gọi của một số chức danh tư pháp khác như: thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Một mặt thừa phát lại không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước, nhưng mặt khác, thừa phát lại được nhà nước tuyển chọn theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và bổ nhiệm để làm một số công việc thuộc thẩm quyền của Nhà nước.

Khái niệm cơ quan thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Trong đó, căn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Công việc cơ quan thừa phát lại thực hiện

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 08/2020, các công việc thừa phát lại được thực hiện như sau:

– Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt hồ sơ, giấy tờ theo quy định của Tòa án phải đảm bảo thực hiện một cách nghiêm ngặt, tuân theo các biểu mẫu pháp luật quy định và sẽ do thư ký nghiệp vụ của văn phòng thừa phát lại trực tiếp thực hiện để giao tận tay cho các đương sự.

– Lập vi bằng theo yêu cu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Đây là loại văn bản cho chính Thừa phát lại lập ra, ghi nhận lại các sự kiện đã xảy ra để làm chứng cứ trong xét xử

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Được thực hiện trong trường hợp các đương sự có gửi yêu cầu đến thừa phát lại về việc kiểm tra điều kiện thi hành án, chủ yếu là các đối tượng liên quan đến tài sản như: Nhà, đất, ô tô, xe máy, các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….

– Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Cơ quan thừa phát lại
Cơ quan thừa phát lại

Những điều cần lưu ý về cơ quan thừa phát lại

Trong quá trình thành lập và hoạt động của văn phòng thừa phát lại, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

– Tổ chức hành nghề thừa phát lại:

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

– Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại:

Tên gọi văn phòng thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

– Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại:

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.

Thư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này, phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định 08/2020.

– Trụ sở chính văn phòng thừa phát lại:

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo chế độ tài chính của loại hình doanh nghiệp tương ứng theo quy định của pháp luật.

– Đơn vị phụ thuộc văn phòng thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.

Thủ tục thành lập và hoạt động của Văn phòng thừa phát lại.

Do phải thực hiện các chức năng liên quan đến tố tụng cũng như các thủ tục mà hệ quả pháp lý của chúng ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều bên. Văn phòng Thừa phát lại cần được kiểm soát một cách kỹ lưỡng khi thành lập. Trưởng văn phòng Thừa phát lại hoặc người được ủy quyền khi  thực hiện thủ tục thành lập và hoạt động cần phải:

Thứ nhất, thành lập văn phòng Thừa phát lại.Văn phòng Thừa phát lại muốn được đăng ký thành lập phải đáp ứng một số tiêu chí của Khoản 1, điều 21, nghị định 08/2020 như: Điều kiện về kinh tế – xã hội, số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự và mật độ dân cư, nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

Bên cạnh đó, trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện phải chưa có văn phòng Thừa phát lại, nếu đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã thì tại thời điểm đăng ký mới chỉ có 01 văn phòng Thừa phát lại được cấp phép. Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát để được xem xét cho phép thành lập.

Thứ hai, thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi cho phép thành lập. Việc được Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động vừa là một thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật, vừa là phương thức giúp các cơ quan tư pháp biết đến hoạt động của văn phòng Thừa phát lại.

Vì sau khi cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản thông tin đăng ký hoạt động cho Cục Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan Công an, Chi cục Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở, Bộ Tư pháp và đăng tải trên cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp.

Trong khi thực hiện các nghiệp vụ, văn phòng cần đến sự hợp tác của các cơ quan kể trên, cũng như các cơ quan nhà nước khác, bên cạnh đó chức năng tống đạt của văn phòng Thừa phát lại phụ thuộc hoàn toàn vào hợp đồng với các cơ quan tư pháp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về cơ quan thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về cơ quan thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin