Khái niệm thừa phát lại

Khái niệm thừa phát lại

Theo nghĩa hán việt thì thừa phát lại là viên chức chuyên việc tống đạt giấy tờ và thi hành phán quyết của Toà án hay thu một sản vật. Thừa – giúp, phụ giúp; theo, tuân theo lệnh của cấp trên. Phát – gửi đi, giao cho ai vật gì. Lại – người làm việc cấp dưới. 

Vậy khái niệm thừa phát lại được quy định thế nào. Bài viết về khái niệm thừa phát lại của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Lịch sử hình thành khái niệm thừa phát lại

Thừa phát lại là những công lại do luật pháp giao cho các việc truyền phiếu, các việc biên chép, chuyển đưa các giấy tờ thuộc về tư pháp hoặc ngoại tư pháp, các việc thi hành bản án, các công văn và các công việc nội bộ trong các Toà án.

Nếu được triệu dụng, thừa phát lại bắt buộc phải thi hành nhiệm vụ của mình, bất luận người triệu dụng là ai, trừ khi người đó là thân thuộc hay thích thuộc về trực hệ, về bàng hệ cho đến hạng cháu chú, cháu bác, cháu cô…

Thừa phát lại nào phạm vào các điều ấn định nói trên hoặc từ chối không làm phận sự trong một thủ tục do công tố viên yêu cầu, hoặc không làm phần việc mà phải làm ở Toà án họ tuỳ thuộc hoặc đã có lệnh của Chánh án truyền làm mà vẫn thoái thác không chịu làm, sẽ bị triệt hồi, chưa kể đến những sự bồi thường thiệt hại hoặc những sự trừng phạt khác do đó có thể sinh ra Chế định thừa phát lại được quy định trong các Bộ dân luật ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc trước năm 1945 đều theo mô hình thừa phát lại của Pháp với các tên gọi khác nhau như “thừa phát lại, ‘trưởng toà”, “mõ toà” nhưng đều có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “Huissier” có nghĩa là gác cửa, trưởng toà.

Theo đó hoạt động của thừa phát lại bao gồm:

1) Trước khi xét xử thừa phát lại được lập các vi bằng, biên bản; tống đạt các thư mời, giấy triệu tập;

2) Trong khi xét xử thừa phát lại có nhiệm vụ báo tin toà đăng đường, toà bế mạc; truyền đạt việc gọi tên các đương sự, người làm chứng, chuyển chứng cứ, giữ gìn trật tự phiên toà;

3) Sau khi xét xử thừa phát lại tống đạt các giấy tờ đốc thúc thi hành án; lập các chứng thư thi hành các nội dung bản án đã tuyên về trục xuất, phát mại tài sản, trả nợ:..

Thừa phát lại được bổ nhiệm và là công lại, nhiệm lại, nhưng không phải là công chức hưởng lương Nhà nước. Thừa phát lại được tổ chức và hoạt động theo quản hạt Toà án, Nhiệm vụ của thừa phát lại rất rộng không chỉ thi hành các bản án có nghĩa là công việc sau xét xử mà còn thực hiện các công việc trước và trong xét xử.

Vậy khái niệm thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thừa phát lại được thực hiện các công việc sau:

– Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

– Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

– Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Quy định về hoạt động Thừa phát lại và Văn phòng thừa phát lại

Công việc chính của thừa phát lại là tống đạt văn bản của Tòa án, lập vi bằng theo yêu cầu, xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thực hiện thi hành án dân sự theo yêu cầu. Vi bằng là gì ? Thừa phát lại là ai ? …

Thừa phát lại và Văn phòng thừa phát lại:

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác.

Thừa phát lại được làm những công việc sau :

  1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
  2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
  4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên – trừ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu có.

Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu ( một dạng hợp đồng dịch vụ).

Văn phòng Thừa phát lại làtổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Tên gọi văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Người đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Quy trình làm việc của thừa phát lại

Tống đạt văn bản thi hành án dân sự tòa án:

– Trưởng văn phòng thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ thừa phát lại tiến hành việc tống đạt. Ngoại trừ các trường hợp hai bên có thỏa thuận việc tống đạt phải được thực hiện bởi chính thừa phát lại.

– Văn phòng thừa phát lại có trách nhiệm trước tòa án, cơ quan thi hành án dân sự. Về vấn đề tống đạt thiếu chính xác, không đúng với thủ tục và thời hạn của mình. Phải bồi thường theo quy định nếu gây ra thiệt hại.

– Thủ tục tiến hành việc thi hành án dân sự tiến hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Việc thực hiện việc tống đạt văn bản của tòa án tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Lập vi bằng:

Khi giải quyết các vụ án, vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét. Là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo pháp luật quy định.

– Việc tạo lập vi bằng do thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ thừa phát lại có thể giúp thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng. Nhưng thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do chính mình thực hiện.

– Vi bằng chỉ ghi nhận những hành vi và sự kiện mà thừa phát lại trực tiếp được chứng kiến. Việc ghi nhận đó phải trung thực và khách quan. Nếu cần thiết họ có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Nội dung chủ yếu của vi bằng

– Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng.

– Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng.

– Người tham gia khác (nếu có).

– Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng.

– Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận.

– Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng.

– Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại. Chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có). Và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

– Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Khái niệm thừa phát lại
Khái niệm thừa phát lại

Hồ sơ xin bổ nhiệm và cấp thẻ hành nghề thừa phát lại 

Hồ sơ xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại được nộp tại Sở Tư pháp, bao gồm:

  1. Đơn xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại.
  2. Giấy chứng nhận sức khỏe; lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp.
  3. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ cần thiết khác.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp. Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Người được bổ nhiệm làm Thừa phát sẽ lại được Bộ Tư pháp cấp thẻ Thừa phát lại.

Các yếu tố để trở thành thừa phát lại là gì

– Không có tiền án.

– Có bằng cử nhân luật.

– Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt.

– Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức.

– Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

– Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn.

– Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên.

Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại

Thừa phát lại sẽ phải có những quy định cụ thể về điều kiện để có thể hành nghề. Cụ thể, quyền và nghĩa vụ của thừa phát lại như sau:

– Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.

– Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.

– Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.

– Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.

– Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

– Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.

– Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 08/2020 và pháp luật có liên quan.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về khái niệm thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về khái niệm thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin