Thừa phát lại tại Trà Vinh

thừa phát lại tại Trà Vinh

Thực tiễn thí điểm chế định Thừa phát lại hiện nay còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn từ nhận thức của các cấp có thẩm quyền, thậm chí từ phía những cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện thí điểm, mặc dù việc tổ chức thí điểm chế định Thừa phát lại là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, được thực hiện qua nhiều bước đi chặt chẽ từ Nghị quyết của Bộ chính trị, đến Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng đến các Thông tư, Thông tư liên tịch của các Bộ, Ngành và các văn bản tổ chức thực hiện tại địa phương.

Vậy hoàn thiện và nâng cao chức năng thừa phát lại tại Trà Vinh được quy định như thế nào. Bài viết về thừa phát lại tại Trà Vinh của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Một số thành tựu của quá trình thí điểm chế định thừa phát lại tại Trà Vinh

Lập vi bằng

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Vi bằng của Thừa phát lại là công cụ để người dân, doanh nghiệp tự bảo vệ mình trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện các giao dịch dân sự, cũng như xác lập các chứng cứ để bảo vệ mình trong quá trình hòa giải, thương lượng hoặc xét xử.

Có thể nói, vi bằng chính là thế mạnh của Thừa phát lại. Thế mạnh này thể hiện ở vai trò, vị thế của Thừa phát lại trong việc lập vi bằng.

Ngoài Thừa phát lại, không có một hệ thống cơ quan nào giúp người dân xác lập chứng cứ theo yêu cầu, với thủ tục giản đơn và không hạn chế thời gian. Đến 02/2014, các Văn phòng Thừa phát lại đã lập và đăng ký tại Sở Tư pháp TP.

HCM 15.918 vi bằng, doanh thu 24.512.457.000 đồng (chiếm tỷ lệ 58,03% tổng doanh thu). Nội dung vi bằng thể hiện phong phú trên nhiều lĩnh vực như: ký kết giao dịch, thỏa thuận; mô tả hiện trạng nhà; ghi nhận lời khai của người làm chứng; ghi nhận hành vi, thời điểm mua bán; ghi nhận cuộc họp của công ty; ghi nhận việc xâm phạm sở hữu trí tuệ…

Trong quan hệ dân sự, Vi bằng của Thừa phát lại là công cụ để người dân, doanh nghiệp tự bảo vệ mình trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện các giao dịch dân sự, cũng như xác lập các chứng cứ để bảo vệ mình trong quá trình hòa giải, thương lượng hoặc xét xử mà trước khi có Thừa phát lại, hầu như không có cơ quan nào có chức năng giúp cho người dân thực hiện những việc này.

Tống đạt:

Tống đạt là chức năng quan trọng của Thừa phát lại, góp phần giảm tải cho các cơ quan này, đồng thời giúp cho Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự có điều kiện tập trung vào việc thực hiện một cách có hiệu quả chức năng chính của mình.

Các Văn phòng Thừa phát lại trong thời gian qua đã tống đạt 238.729 văn bản của 25 Tòa án và 25 cơ quan thi hành án dân sự tại TP. HCM, doanh thu đạt 14.746.921.000 đồng (chiếm tỷ lệ 34,91% tổng doanh thu).

Tuy nhiên, công tác tống đạt hiện nay còn một số khó khăn như quy trình tống đạt văn bản cho Tòa án không thống nhất, phí tống đạt chưa đủ bù đắp chi phí, một số nơi thiếu sự hợp tác, hỗ trợ thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại tống đạt…

Trực tiếp tổ chức thi hành án

Với sự ra đời của Thừa phát lại,  người dân có quyền lựa chọn dịch vụ thi hành án tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc thực thi bản án, quyết định của Tòa án một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

Thừa phát lại được kỳ vọng như một lực lượng mới có thể sẻ chia trách nhiệm với hệ thống cơ quan thi hành án hiện hành, gánh vác một phần trách nhiệm về tổ chức thi hành án, tạo thêm quyền lợi cho người dân trong việc lựa chọn dịch vụ thi hành án tốt nhất cho mình.

Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền tổ chức thi hành án dân sự tương đương Chi cục thi hành án dân sự nơi Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở đối với án theo đơn yêu cầu.

Thời gian qua, các Văn phòng Thừa phát lại đã chấm dứt thi hành án 60 việc, đạt giá trị thi hành án về tiền là 50.677.761.516 đồng, doanh thu 1.502.957.582 đồng (chiếm tỷ lệ 3,56%).

Kết quả thi hành án như trên được đánh giá “là quá khiêm tốn, chưa phản ánh đúng nhu cầu to lớn của người dân thành phố cũng như năng lực của các Văn phòng Thừa phát lại”.

Xác minh điều kiện thi hành án

Bên cạnh chức năng tổ chức thi hành án, người dân còn có quyền yêu cầu Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án, vốn là một điều kiện tiên quyết trong việc tổ chức thi hành án, mà Luật thi hành án dân sự 2008 xác định đó là trách nhiệm của người được thi hành án, nhưng vì nhiều lí do, người dân không thể tự mình thực hiện việc xác minh.

Thời gian qua, các Văn phòng Thừa phát lại đã thực hiện 323 việc xác minh điều kiện thi hành án, doanh thu 1.478.100.000 đồng (chiếm tỷ lệ 3,50%). Theo đánh giá của Sở Tư pháp TP. HCM thì “với việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại thật sự trở thành trợ thủ pháp lý đắc lực cho người được thi hành án ”.

So sánh tỉ lệ nguồn thu của các Văn phòng Thừa phát lại trong nhiều giai đoạn phát triển, cơ cấu nguồn thu từ việc tổ chức thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án, và tống đạt ngày càng tăng, không còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu từ vi bằng.

Mục tiêu của thực hiện chế định Thừa phát lại là giảm tải cho hệ thống Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự hiện nay đang quá tải công việc, đồng thời giảm gánh nặng tài chính cho Ngân sách Nhà nước.

Việc giao cho Thừa phát lại tổ chức thi hành án dân sự và các công việc xác minh điều kiện thi hành án, tống đạt, lập vi bằng không chỉ chia sẻ gánh nặng của ngành thi hành án dân sự, mà còn đem lại rất nhiều lợi ích kinh tế.

Các Văn phòng Thừa phát lại hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính, tự chủ về biên chế, không yêu cầu Nhà nước hỗ trợ bất kỳ điều kiện nào về tài chính, đồng thời Nhà nước còn có thể thu thuế từ hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại.

Thực tiễn thí điểm thời gian qua cho thấy, việc giao cho Thừa phát lại tổ chức thi hành án dân sự không tạo ra bất kỳ sự xáo trộn nào trong hệ thống tư pháp, đồng thời mang lại hiệu quả thiết thực đến cho người dân.

Mặt khác, sự ra đời của các Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền tổ chức thi hành án tạo ra hiệu quả tích cực cho hoạt động của các Cơ quan thi hành án dân sự trong việc cải thiện lề lối làm việc, hiệu quả công việc trước sự thi đua của các Văn phòng Thừa phát lại.

thừa phát lại tại Trà Vinh
thừa phát lại tại Trà Vinh

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thừa phát lại tại Trà Vinh

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của Thừa phát lại.

Hoạt động của Thừa phát lại liên quan đến nhiều ngành khác nhau (Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Cơ quan Thi hành án dân sự, Ngân hàng, Cơ quan Thuế, Trung tâm đăng ký quyền sử dụng đất…).

Vì vậy, để Thừa phát lại hoạt động có hiệu quả, về mặt thể chế, cần phải đảm bảo ba yêu cầu: (1) Văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại phải là văn bản có giá trị pháp lý cao, cụ thể là đạo Luật của Quốc Hội; (2) Phải có sự đồng bộ của các ngành luật liên quan như: Luật Thi hành án dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Thuế, Luật Luật sư, Luật Công chứng…; (3) Phải có hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành một cách cụ thể.

Tuy nhiên, với tính chất là một định chế đang trong thời gian thí điểm, khó có thể đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Nhưng hệ thống văn bản hiện hành làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của Thừa phát lại có giá trị pháp lý chưa cao, vì vậy, trong giai đoạn này, khi chưa thể ban hành ngay Luật về Thừa phát lại, kiến nghị Quốc hội nên có Nghị quyết cho phép áp dụng về mặt nguyên tắc các quy định trong các đạo luật hiện hành cho tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Sau khi kết thúc thời gian thí điểm, cần phải ban hành Luật về Thừa phát lại theo hướng cụ thể hóa tất cả các vấn đề về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại trong Luật, bao gồm cả những quy phạm liên quan đến Luật Thi hành án dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Thuế…

Khi các đạo luật này được sửa đổi, bổ sung thì quy định thêm các quyền, nghĩa vụ của Thừa phát lại tương ứng trong Luật.

Hiện nay Luật thi hành án dân sự 2008 đang được sửa đổi, bổ sung, chúng tôi kiến nghị nên quy định một chương về Thừa phát lại ngay sau chương II có nội dung “Hệ thống Văn phòng Thừa phát lại và Thừa phát lại” để Luật hóa tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại trong lĩnh vực thi hành án, thể hiện rõ sự tồn tại của hai hệ thống cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành án dân sự.

Mặt khác, các đề nghị cấp có thẩm quyền sớm ban hành văn bản liên tịch hướng dẫn các hoạt động phối hợp xác minh, áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án của Thừa phát lại.

Thứ hai, tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Thừa phát lại, để người dân được biết bên cạnh Cơ quan thi hành án dân sự, người dân còn có quyền yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án, đồng thời có quyền yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án để cung cấp cho Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành, cũng như các công việc khác. Cần tuyên truyên theo hướng giải thích cho người dân hiểu được “Khi nào thì nên đến Văn phòng Thừa phát lại?”.

Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại. Mặc dù Thừa phát lại là những người đã đủ điều kiện để bổ nhiệm chức danh tư pháp, được bồi dưỡng về nghiệp vụ tổ chức thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án.

Tuy nhiên, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ Thừa phát lại hiện nay chưa thể so sánh với đội ngũ chấp hành viên nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thi hành án.

Vì vậy, cần thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho Thừa phát lại để nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành án và xác minh điều kiện thi hành án.

Mặc khác, trong thời gian chưa có chương trình đào tạo Thừa phát lại chuyên biệt, cần có cơ chế cho phép Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại được tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chấp hành viên do Học viện tư pháp tổ chức.

Thứ tư, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các Văn phòng Thừa phát lại và các Cơ quan thi hành án dân sự trong việc phối hợp tổ chức thi hành án, sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại cung cấp, nhằm thực hiện nhiệm vụ chung của ngành Thi hành án.

Bên cạnh đó, từng bước xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Văn phòng Thừa phát lại và các ngành hữu quan như Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an, Chính quyền địa phương, tổ chức tín dụng, cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan Thuế,… để Thừa phát lại thực hiện tốt các chức năng của mình.

Thứ năm, các Văn phòng Thừa phát lại phải phát huy tính chủ động, tích cực trong việc quảng bá hình ảnh đến người dân thông qua nguồn lực xã hội hóa, đồng thời chứng minh tính hiệu quả của mình qua thực tiễn tổ chức thi hành án cụ thể, đồng thời luôn tích cực học tập để nhanh chóng bắt kịp trình độ của chấp hành viên, tạo sự tin tưởng từ phía Nhà nước và nhân dân, hoàn thành sứ mệnh của mình.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về hoàn thiện và nâng cao chức năng thừa phát lại tại Trà Vinh. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại Trà Vinh và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin