Thừa phát lại tại Lai Châu

thừa phát lại tại Lai Châu

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật. Khi tiến hành lập vi bằng, các bạn có thể thấy kèm theo là các hình ảnh, file âm thanh hoặc cả đĩa ghi hình, tuy nhiên, các dữ liệu trên chỉ mang tính chất bổ sung cho tính xác thực của vi bằng và vi bằng vẫn bắt buộc phải được lập dưới hình thức bằng văn bản.

Việc vi bằng phải được lập thành văn bản ngoài việc tuân theo các quy định pháp luật về mặt hình thức còn do giá trị của vi bằng. Vậy quy định lập vi bằng thừa phát lại tại Lai Châu được quy định như thế nào. Bài viết về thừa phát lại tại Lai Châu của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Vi bằng được hiểu như thế nào?

Theo khoản 3 điều 2 Nghị định 08/2020 ND-CP quy định vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

Thủ tục lập vi bằng của thừa phát lại tại Lai Châu

Thủ tục lập vi bằng được quy định tại Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thủ tục lập vi bằng cụ thể như sau:

Bước 1: Người có yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại lập hợp đồng yêu cầu cung cấp dịch vụ

Bước 2: Lập vi bằng

Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.

Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.

Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao cho người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

Bước 3: Đăng ký vi bằng với Sở Tư pháp

Sau khi lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại gửi Sở Tư pháp để đăng ký, cụ thể:

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng kí vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định tại khoản 4, Điều 26 của Nghị định này. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lajai vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

Trường hợp nào thì không được lập vi bằng ?

– Các trường hợp vib phạm quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP: Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

– Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.

– Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.

– Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

Và Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

thừa phát lại tại Lai Châu
thừa phát lại tại Lai Châu

Quy định của pháp luật về chi phí lập vi bằng thừa phát lại tại Lai Châu

Vấn đề chi phí lập vi bằng hết bao nhiêu tiền được nhiều người quan tâm nhưng pháp luật hiện thời lại chưa có quy định rõ ràng mà chỉ quy định chung chung tại Điều 64 Nghị định 08/2020 / NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau:

“1. Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.

Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính”

Theo quy định trên thì không có bảng giá chung nào cho chi phí lập vi bằng, các văn phòng thừa phát lại sẽ tự quyết định về chi phí dịch vụ cũng như tiến hành niêm yết công khai. Tuy nhiên, để có thể đưa ra được mức chi phí lập vi bằng nhà đất hợp đất, văn phòng Thừa phát lại cũng phải dựa vào các căn cứ theo yêu cầu của pháp luật. Cụ thể như sau:

(i) Nội dung công việc khách hàng yêu cầu lập vi bằng Thừa phát lại: Chi phí lập vi bằng nhà nước theo phương pháp tính theo giá trị tài sản, có thủ tục tương tự như thủ tục công chứng, nhưng tuỳ thuộc vào tính chất phức tạp của sự việc cần lập mà mức chi phí này có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức giá niêm yết.

Thời gian và nỗ lực Thừa phát lại bỏ ra để hoàn thành một vi bằng có độ dài khoảng 10 trang sẽ khác biệt so với các vi bằng khác hàng trăm trang giấy. Mặt khác, một số loại bằng đặc thù (hoặc theo yêu cầu của khách hàng) cần có các biện pháp nghiệp vụ riêng như đo đạc, ghi hình,… cần đến các công cụ hỗ trợ cũng làm tăng chi phí so với những vị việc thông thường.

(ii) Thời gian làm việc của văn phòng Thừa phát lại: Tùy theo quy định của từng văn phòng mà giờ làm việc có thể có sự thay đổi, nhưng giao động xung quanh giờ làm việc hành chính của cơ quan nhà nước. Chính vì vậy nếu khách hàng phải giải quyết việc lập vi bằng nhà đất vì lý do nghề nghiệp hay lý do cá nhân có nhu cầu lập vi bằng vào các ngày lễ hay ngày nghỉ thì chi phí tạo vi bằng sẽ tăng lên.

(iii) Các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình lập vi bằng nhà đất chủ yếu đến từ những yếu tố như chi phí cho người làm chứng, chi phí đi lại, chi phí trả cho các cơ quan nhà nước (nếu cần thiết để thu thập thông tin),…

Phí lập vi bằng thừa phát lại tại Lai Châu trong một số trường hợp cụ thể

Lập vi bằng nhà nước

Hiện nay, nhiều thông tin phản ánh việc mua bán nhà đất gian dối thông qua việc lập vi bằng hay lập vi bằng nhà đất. Tuy nhiên, cách hiểu này cũng chưa hoàn toàn chính xác vì việc lập vi bằng nhà đất có phạm vi khá rộng.

Trong đó bao gồm: đặt cọc khi mua bán đất, lập vi bằng nhà đất làm bằng chứng ghi nhận việc giao hay nhận tiền, tài sản khi thực hiện mua bán đất, lập vi bằng nhà đất làm bằng chứng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi giao dịch, lập vi bằng thỏa thuận của tất cả các bên trong quá trình chuyển nhượng bất động sản,… và chi phí lập vi bằng nhà đất tương ứng với từng trường hợp này cũng khác nhau.

Lập vi bằng ghi nhận hành vi và thiệt hại do hành vi của tổ chức, cá nhân gây ra

Chi phí lập vi bằng trong trường hợp này thường khá cao, do Thừa phát lại phải làm việc linh hoạt, không được thông báo giờ làm việc và phải đi lại nhiều để lập hồ sơ ghi nhận hành vi và thiệt hại trong thời gian ngắn. Thời gian và có thể yêu cầu sử dụng các công cụ khác nhau để lập vi bằng như như quay video, chụp ảnh, chỉnh sửa văn bản,…

Nhưng vi bằng sẽ có vai trò là chứng cứ chứng minh thiệt hại của một trong hai bên. Nếu sau này các bên tranh chấp thì đó là cơ sở để bên bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại từ bên gây ra thiệt hại.

Lập vi bằng ghi nhận lại hành vi trên mạng

Nội dung ghi nhận những hành vi và sự kiện xảy ra trong không gian mạng là những yếu tố có thể dễ dàng thay đổi và loại bỏ. Khi bị thiệt hại hay có khả năng bị xâm phạm bởi những hành vi trên mạng Internet, người bị thiệt hại hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền làm rõ cũng như xử lý hành vi đó theo đúng với quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý yêu cầu, người bị thiệt hại sẽ phải cung cấp những thông tin là bằng chứng để làm căn cứ cho những yêu cầu mà mình đưa ra.

Trước khi thông tin, hình ảnh trên mạng bị xóa, bạn có thể ghi lại hành vi trên mạng để làm bằng chứng trong quá trình trình báo, cáo trạng và yêu cầu Thừa phát lại ghi lại toàn bộ nội dung thể hiện dưới dạng tài liệu, video, hình ảnh, file ghi âm,…

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về lập vi bằng thừa phát lại tại Lai Châu. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại Lai Châu và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin