Thừa phát lại tại Hưng Yên

thừa phát lại tại Hưng Yên

Ngày 08/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại (Nghị định số 08/2020/NĐ-CP) thay thế cho Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh (Nghị định số 61/2009/NĐ-CP), Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (Nghị định số 135/2013/NĐ-CP).

Vậy điểm mới trong thi hành án trong thừa phát lại tại Hưng Yên được quy định như thế nào. Bài viết về thừa phát lại tại Hưng Yên của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Về thẩm quyền tổ chức thi hành án của thừa phát lại tại Hưng Yên (Điều 51)

Về cơ bản giữ nguyên Điều 34 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP), chỉ sửa tên điều: Thay “thẩm quyền, phạm vi” bằng “thẩm quyền tổ chức” thi hành án của thừa phát lại và sửa đổi, bổ sung một số nội dung thừa phát lại được tổ chức thi hành cho phù hợp với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và Luật Thi hành án dân sự như: Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở.

Do thay đổi về nội dung như vậy, nên khoản 2 Điều 34 nêu trên về việc thừa phát lại có thể tổ chức thi hành ngoài địa bàn cấp huyện được loại bỏ, đồng thời bổ sung quy định: “Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự”.

Về nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của thừa phát lại tại Hưng Yên (Điều 52)

Đây là điều mới quy định nhiệm vụ, quyền hạn thừa phát lại được làm và không được làm khi tổ chức thi hành án, cụ thể:
Một là, những việc thừa phát lại được làm như: Thực hiện kịp thời, đúng nội dung quyết định thi hành án được thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự (THADS) ban hành theo đề nghị của Trưởng Văn phòng thừa phát lại; áp dụng đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án; “mời” đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án; kiến nghị thủ trưởng cơ quan THADS xem xét, sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án đã ban hành; xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; “đề nghị” cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án.

Hai là, những việc thừa phát lại không được làm như: Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật Thi hành án dân sự); xử phạt hành chính; yêu cầu Tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án theo quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự; yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự; các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69 và khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự.

Có thể dễ dàng nhận thấy, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của thừa phát lại bị thu hẹp rất nhiều so với chấp hành viên. Nếu như tại các điều 38, 39, 40 và 41 của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP) quy định và cho phép thừa phát lại áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án (chỉ bị hạn chế khi áp dụng biện pháp cưỡng chế có huy động lực lượng bảo vệ thì phải báo cáo xin ý kiến Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự và có quyết định của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự), thì theo quy định mới, thừa phát lại không còn có các quyền này.

Tương tự như vậy, thừa phát lại cũng không còn các quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, hủy bỏ giấy tờ, giao dịch, xác định người có quyền sở hữu, sử dụng; xác định, phân chia, xử lý tài sản chung, tuyên bố giao dịch vô hiệu…

Cũng từ quan niệm thừa phát lại là tư nhân, nên chỉ có quyền “mời” đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án mà không có quyền “triệu tập” những người này như chấp hành viên hoặc chỉ có quyền “đề nghị” cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để xác minh điều kiện thi hành án, mà không có quyền “yêu cầu” như chấp hành viên…

thừa phát lại tại Hưng Yên
thừa phát lại tại Hưng Yên

Về quyền yêu cầu thi hành án thừa phát lại tại Hưng Yên(Điều 53)

Về cơ bản giữ nguyên Điều 35 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP), chỉ bỏ đoạn 2 khoản 1 về việc: “Đương sự có quyền yêu cầu Văn phòng thừa phát lại xác minh điều kiện THADS trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan THADS trực tiếp thi hành” vì đã được quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP “thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án”; đồng thời chuyển đoạn 2 và đoạn 3 khoản 2 Điều 36 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP) về “thủ tục chung về thi hành án của thừa phát lại” thành khoản 2 Điều 53 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

Về quyết định thi hành án thừa phát lại tại Hưng Yên(Điều 55)

Nội dung này được sửa đổi một cách cơ bản so với quy định trước, cụ thể như sau:

Một là, về thẩm quyền ra quyết định thi hành án: Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP) thì Trưởng Văn phòng thừa phát lại “ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu cầu”, nhưng theo Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, thì Trưởng Văn phòng thừa phát lại chỉ “căn cứ vào nội dung hợp đồng dịch vụ và thẩm quyền thi hành án quy định tại Điều 35 của Luật Thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở ra quyết định thi hành án theo thẩm quyền”. Như vậy, từ chỗ là người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án, thì nay Trưởng Văn phòng thừa phát lại chỉ có quyền lập văn bản đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Hai là, quy định trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan THADS phải xem xét ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Trưởng Văn phòng thừa phát lại; trường hợp không ra quyết định thi hành án thì phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Ba là, quy định nội dung quyết định thi hành án tại khoản 3 Điều 55 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

Bốn là, quy định rõ nội dung công việc thừa phát lại phải thực hiện để tổ chức thi hành án theo quy định tại điểm e khoản 3 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP bao gồm: Xác minh điều kiện thi hành án; tổ chức thi hành án; thỏa thuận về việc thi hành án; thanh toán tiền thi hành án

. Đối chiếu với quy định trước, thì nội dung công việc thừa phát lại phải thực hiện để tổ chức thi hành án bị thu hẹp một cách đáng kể, không còn quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án và các quyền yêu cầu khác… Trong khi đó, đây mới chính là nội dung cơ bản, cốt lõi của việc tổ chức thi hành án.

Năm là, quy định thời hạn và đối tượng gửi quyết định thi hành án bao gồm: Đương sự, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở.

Sáu là, quy định trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan THADS trong việc ra hoặc không ra quyết định thi hành án theo đề nghị của Trưởng Văn phòng thừa phát lại; trách nhiệm của thừa phát lại về việc đề nghị ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành quyết định thi hành án.

Bảy là, xác định quyết định thi hành án được ban hành theo đề nghị của Văn phòng thừa phát lại tại Hưng Yên không được tính vào các vụ việc thụ lý, tổ chức của cơ quan THADS.

Về thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án thừa phát lại tại Hưng Yên (Điều 54)

Về cơ bản giữ nguyên Điều 44 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP), chỉ bổ sung cụm từ “việc tổ chức” vào tên điều, đồng thời sửa đổi, bổ sung làm rõ thỏa thuận về việc tổ chức thi hành án giữa người yêu cầu thi hành án và Văn phòng thừa phát lại tại Hưng Yên được thể hiện dưới hình thức “hợp đồng dịch vụ” thay vì “hình thức hợp đồng” chung chung như trước; bổ sung “trách nhiệm của Văn phòng thừa phát lại trong việc thực hiện yêu cầu thi hành án theo ủy quyền” vào nội dung hợp đồng; sửa đổi việc Văn phòng thừa phát lại phải vào “sổ thi hành án được lập theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định” thay vì vào “sổ thụ lý văn bản thỏa thuận về thi hành án” như trước.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về điểm mới thi hành án thừa phát lại tại Hưng Yên. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại Hưng Yên và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin