Thừa phát lại tại Đồng Tháp

Thừa phát lại tại Đồng Tháp

Bài viết nghiên cứu về vai trò của hoạt động xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và để hoạt động này được triển khai mạnh mẽ tại Việt Nam. 

Vậy vị trí xác minh điều kiện của thừa phát lại tại Đồng Tháp được quy định như thế nào. Bài viết về thừa phát lại tại Đồng Tháp của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Đặt vấn đề thừa phát lại tại Đồng Tháp

Chế định pháp luật về “Thừa phát lại xuất hiện ở Việt Nam song hành với việc vua Tự Đức ký Hòa ước ngày 05/6/1862 nhượng cho Pháp sáu tỉnh Nam kỳ”. Tuy nhiên, khi mới xuất hiện tại Việt Nam, Thừa phát lại (Thừa hành viên) không được pháp luật trao quyền xác minh điều kiện thi hành án dân sự. 

Sau này, kể từ khi được pháp luật quy định trở lại năm 2009 và trước nhu cầu, đòi hỏi của xã hội, Thừa phát lại đã được trao thêm quyền hạn xác minh điều kiện thi hành án dân sự. Với việc tiến hành các hoạt động xác minh điều kiện thi hành án dân sự, Thừa phát lại đã hỗ trợ rất đắc lực cho đương sự và đã đóng góp rất lớn vào hiệu quả của công tác thi hành án dân sự.

Tuy vậy, từ thực tiễn hoạt động xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại hiện nay cho thấy, hoạt động xác minh điều kiện thi hành án vẫn chưa đáp ứng với kỳ vọng và rất ít khi được Thừa phát lại thực hiện.

Nghiên cứu cho thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho hoạt động xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại không đạt được hiệu quả và kỳ vọng chính là vì sự quan tâm, chú ý của xã hội còn khá hạn chế.

Điều này dẫn đến hoạt động xác minh điều kiện thi hành án gặp rất nhiều khó khăn khi triển khai áp dụng. Từ đó, nghiên cứu về vai trò của hoạt động xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại càng trở nên cần thiết và quan trọng.

Hoạt động thừa phát lại tại Đồng Tháp đã xác định được vị trí trong đời sống xã hội

Thảo luận về tổng kết việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội và dự thảo Nghị quyết về thực hiện chế định Thừa phát lại, nhiều ý kiến tán thành với đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện thí điểm.

Hoạt động thừa phát lại đã xác định được vị trí của mình trong đời sống xã hội, tạo lập một loại hình dịch vụ pháp lý mới để người dân lựa chọn. Sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng hoạt động của các văn phòng thừa phát lại khẳng định chủ trương và nội dung thí điểm đã thành công bước đầu, nhất là trong điều kiện các loại hình dịch vụ thừa phát lại cung cấp có tính chất khá mới so với hệ thống pháp luật hiện hành.

Kết quả công việc do thừa phát lại thực hiện cụ thể: về tống đạt văn bản, tại các địa bàn trọng điểm có số lượng án lớn, việc cung cấp dịch vụ này đã hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, tạo điều kiện cho cơ quan này tập trung nhân lực cho nhiệm vụ chính.

Về lập vi bằng, đã đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều của người dân trong đời sống dân sự, giúp người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Điều này cũng phù hợp với chủ trương sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự theo hướng mở rộng quyền thu thập chứng cứ của đương sự và mở rộng nguồn chứng cứ.

Về xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng đã thể hiện những ưu điểm nhất định như tiện lợi cho người dân lựa chọn cơ quan thi hành án của Nhà nước hoặc thừa phát lại; hạn chế bớt căng thẳng giữa các bên đương sự trong quá trình thi hành án, giúp tinh giản biên chế, kinh phí từ ngân sách nhà nước theo các chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Phân tích về những mặt còn hạn chế, một số ý kiến cho rằng qua hai giai đoạn thực hiện thí điểm, công tác tham mưu cho Chính phủ của Bộ Tư pháp cũng như phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội chậm, thiếu đồng bộ; một số quy định được ban hành không phù hợp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thừa phát lại. Đây là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả và khó tạo ra sự đồng thuận của các cơ quan đối với hoạt động thừa phát lại.

Thừa phát lại tại Đồng Tháp
Thừa phát lại tại Đồng Tháp

Bản chất và vai trò của hoạt động xác minh điều kiện thi hành án dân sự do thừa phát lại tại Đồng Tháp thực hiện

Về bản chất, “hoạt động xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại chính là việc thu thập thông tin về tiền, tài sản của các chủ thể cá nhân, tổ chức là đối tượng phải thi hành án”. Tiền, tài sản của người phải thi hành án có thể do họ đang trực tiếp nắm giữ, quản lý hoặc cũng có thể đang do một chủ thể thứ ba là cá nhân, cơ quan, tổ chức khác nắm giữ, quản lý.

Việc xác minh điều kiện thi hành án là một nguồn căn cứ quan trọng để cơ quan thi hành án dân sự hay Văn phòng Thừa phát lại quyết định lựa chọn các phương án tổ chức thi hành án phù hợp. Nói cách khác, kết quả của việc xác minh điều kiện thi hành án là cơ sở để đưa ra kết luận người phải thi hành án có hoặc chưa có đủ điều kiện để thi hành án.

Chính vì thế, đối với công tác thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án là một trong những nội dung quan trọng nhất và có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của thi hành án.

Đồng thời, xác minh điều kiện thi hành án cũng là một trong những hoạt động khó khăn, phức tạp nhất của công tác thi hành án dân sự, bởi lẽ, hoạt động xác minh thường xuyên gặp phải sự chống đối của người phải thi hành án hay từ sự thiếu hợp tác và phối hợp của nhiều chủ thể liên quan đến thi hành án.

Sở dĩ như vậy là vì xác minh điều kiện thi hành án có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của người phải thi hành án. Vậy nên, người phải thi hành án luôn tìm mọi cách để giấu giếm, che đậy hoặc thậm chí tẩu tán tài sản nhằm gây khó khăn, cản trở cho công tác xác minh điều kiện thi hành án.

Về vai trò của hoạt động xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại tiến hành có thể thấy như sau: Đây là hoạt động rất có ý nghĩa và quan trọng đối với không chỉ quá trình xét xử giải quyết tranh chấp mà còn tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình thi hành các bản án, quyết định.

Trong đó, đối với giai đoạn xét xử giải quyết các tranh chấp, theo quy định của pháp luật hiện nay thẩm phán có thể phải tiến hành các hoạt động xác minh thu thập chứng cứ để sử dụng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án dân sự.

Tuy nhiên, không ít trường hợp, Thẩm phán thường gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp khi tiến hành các hoạt động xác minh. Bởi lẽ, với số lượng vụ việc phải giải quyết hàng năm, thẩm phán thường trong tình trạng quá tải với công việc và nhiệm vụ. Mặt khác, việc xác minh thường mất rất nhiều thời gian và công sức nên thẩm phán thường không thể dành quá nhiều thời gian cho một vụ việc.

Kết quả của việc xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại tiến hành cũng có tác động không nhỏ đối với cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên. Mặc dù hiện nay đội ngũ chấp hành viên luôn rất nỗ lực cố gắng, nhưng cũng vẫn không thể đáp ứng kịp với các yêu cầu của đương sự.

Hàng năm, số lượng vụ việc mà đương sự yêu cầu chấp hành viên tiến hành xác minh rất lớn. Hơn nữa, với khả năng có hạn nên chấp hành viên cũng không thể giải quyết nhanh chóng, kịp thời mọi yêu cầu của đương sự. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kéo dài, chậm trễ tiến độ và làm giảm hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự tại Việt Nam.

Đối với người được thi hành án: Hoạt động xác minh điều kiện thi hành án dân sự của Thừa phát lại đã mang đến những thuận lợi rất lớn cho chủ thể này. Bởi lẽ, Thừa phát lại là tổ chức do tư nhân thành lập, tự chịu trách nhiệm trong công việc và được hưởng phí dịch vụ từ khách hàng.

Vì thế, khi nhận thực hiện việc xác minh theo yêu cầu của khách hàng, Thừa phát lại luôn chuyên tâm và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, Thừa phát lại là chủ thể được pháp luật trao thẩm quyền tiến hành hoạt động xác minh điều kiện thi hành án nên khi tiến hành công việc, Thừa phát lại sẽ thuận lợi, dễ dàng vì có địa vị pháp lý khác với người được thi hành án.

Đối với xã hội: Hoạt động xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại không chỉ mang lại sự nhanh chóng, hiệu quả, thuận lợi cho các đương sự và cơ quan thi hành án dân sự mà còn mang lại cho xã hội một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, tiên tiến, chuyên nghiệp và ngày càng văn minh, hiện đại.

Bởi lẽ, nhờ việc nhanh chóng xác minh được điều kiện thi hành án, Thừa phát lại đã góp phần cung cấp, bổ sung những thông tin rất cần thiết và quan trọng cho đương sự, cơ quan thi hành án dân sự, nhờ đó, hiệu quả tổ chức thi hành án có thể tăng lên đáng kể.

Chính vì vậy, kết quả xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại thực hiện đã góp phần làm giảm chi phí của xã hội dành cho các hoạt động tổ chức thi hành án. Ngoài ra, hoạt động xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại còn góp phần tăng cường, củng cố thêm niềm tin của xã hội vào chủ trương xã hội hóa thi hành án dân sự của Đảng và Nhà nước.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về vai trò xác minh điều kiện thừa phát lại tại Đồng Tháp. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại Đồng Tháp và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin