Thừa phát lại tại Điện Biên

Thừa phát lại tại Điện Biên

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại do Thừa phát lại thành lập dựa trên việc gửi hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, ký quyết định. 

Vậy nội dung hoạt động thừa phát lại tại Điện Biên được quy định như thế nào. Bài viết về thừa phát lại tại Điện Biên của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Thừa phát lại là gì?

Khái niệm Thừa phát lại được ghi nhận tại khoản 1, điều 2 nghị định 08/2020 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau: “ Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.

Theo quy định trên, nhà làm luật đã đưa ra định nghĩa dựa trên tiêu chuẩn lựa chọn và các công việc của Thừa phát lại có quyền thực hiện, các điều kiện và thẩm quyền này sẽ được phân tích ở phần sau của bài viết.

Chức danh Thừa phát lại là một chức danh chưa quá quen thuộc đối với người dân như công chứng viên, mặc dù phạm vi thẩm quyền của họ rất rộng và nhiều người cũng đã biết đến lập vi bằng – một trong các công việc của Thừa phát lại.

Lý do chức danh này chưa phổ biến có thể xuất phát từ chính tên gọi “Thừa phát lại”, cụm từ này có nguồn gốc Hán – Việt nên khó cắt nghĩa. Thực ra, ý nghĩa gốc được dùng để chỉ một người do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để thực hiện một số chức năng giống với thẩm quyền của nhân viên nhà nước nhưng lại không phải cán bộ, công chức nhà nước.

Như vậy, thừa phát lại là một chức danh bổ trợ tư pháp, giống tên gọi của một số chức danh tư pháp khác như: thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… Một mặt thừa phát lại không phải là công chức, không phải người đại diện cho nhà nước, nhưng mặt khác, thừa phát lại được nhà nước tuyển chọn theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và bổ nhiệm để làm một số công việc thuộc thẩm quyền của Nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ của thừa phát lại tại Điện Biên

Các quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại có thể chia làm một số nhóm cụ thể như sau:

Các quyền và nghĩa vụ khi hành nghề:

Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.

Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.

Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.

Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.

Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.

Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến bồi dưỡng nghiệp vụ và tổ chức nghề nghiệp:

Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.

Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các công việc của thừa phát lại tại Điện Biên

Tống đạt văn bản thi hành án dân sự của tòa án

Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do chính Thừa phát lại thực hiện.

Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thưởng theo quy định.

Thủ tục thực hiện việc thông báo về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Thủ tục thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Lập vi bằng

Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.

Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Nội dung chủ yếu của vi bằng có các nội dung sau:

Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;

Người tham gia khác (nếu có);

Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;

Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;

Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh. Các quy định khác về thủ tục xác minh điều kiện thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án.

Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thi hành án thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án

Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không khách quan, chính xác thì Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại khác có quyền không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Văn bản thỏa thuận phải có các nội dung chủ yếu sau: Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh về điều kiện tài sản hay các điều kiện khác của đương sự; Thời gian thực hiện việc xác minh; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Chi phí xác minh…

Trực tiếp thi hành bản án theo yêu cầu của đương sự

Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng Thừa phát lại.

Đương sự có quyền yêu cầu văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án dân sự trong trường hợp vụ việc đó đang do Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.

Thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về thi hành án theo quy định tại Nghị định 61/2009. Trường hợp trong Nghị định không quy định thì áp dụng theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Trưởng văn phòng Thừa phát lại ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Thừa phát lại tại Điện Biên
Thừa phát lại tại Điện Biên

Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại tại Điện Biên như thế nào?

Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định điều kiện lập văn phòng thừa phát lại

Để được thành lập văn phòng thừa phát lại cần căn cứ vào các tiêu chí được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 21 Nghị Định 80/2020. Cụ thể như sau:

a) Phù hợp với điều kiện về kinh tế – xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

b) Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

c) Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

d) Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng thừa phát

Hồ sơ văn phòng thừa phát lại sẽ bao gồm những tài liệu sau đây:

– Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

– Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;

– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập văn phòng thừa phát lại

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ như trên, khách hàng sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở tư pháp tỉnh/thành phố nơi đăng ký trụ sở chính của văn phòng thừa phát lại

Bước 4: Nhận quyết định thành lập văn phòng thừa phát lại

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do

Bước 5: Đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi cho phép thành lập.

Nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; họ tên Trưởng Văn phòng Thừa phát lại; danh sách Thừa phát lại hợp danh và danh sách Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động (nếu có) của Văn phòng Thừa phát lại.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về nội dung hoạt động thừa phát lại tại Điện Biên. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại Điện Biên và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin