Thừa phát lại tại Cao Bằng

Thừa phát lại tại Cao Bằng

Chế định thừa phát lại đã có từ lâu và đã được hình thành ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, Thừa phát lại cũng đã hình thành dưới thời Pháp thuộc, tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử cũng như các yếu tố khác mà Thừa phát lại ở Việt Nam đã vắng bóng khá lâu. 

Vậy nội dung thừa phát lại tại Cao Bằng được quy định như thế nào. Bài viết về thừa phát lại tại Cao Bằng của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Cơ sở pháp lý

– Nghị định 08/2020/NĐ-CP

– Thông tư 05/2020/TT-BTP hướng dẫn nghị định số 08/2020/NĐ-CP

Chức năng chính của thừa phát lại tại Cao Bằng

Lập vi bằng

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, ví dụ như biên bản xác minh tài sản, biên bản xác định hiện trạng nhà… từ đó có thể thấy rằng, Vi bằng tương tự với văn bản công chứng về việc xác minh tính xác thực, hợp pháp, tuy nhiên phạm vi hoạt động, ghi nhận của vi bằng rộng hơn là văn bản công chứng.

Tống đạt văn bản

Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy rằng, Thừa phát lại tống đạt các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự. Trước đây, khi chưa có Thừa phát lại thì văn bản của Tòa do Thư ký tòa án đảm nhận tống đạt. Đây cũng là tạo sự khác biệt và tạo nên nề nếp, tạo sự tin cậy, xác tín trong việc chuyển các văn bản của tòa án tới đương sự.

Thi hành án dân sự

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự tại tỉnh, thành phố được phép thành lập Thừa phát lại.

Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh, thành phố mà Thừa phát lại được thành lập trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án ngoài địa bàn tỉnh, thành phố đó.

Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định:

 – Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;

– Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;

 – Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng.

Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc trên ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trong trường hợp Thừa phát lại thi hành án theo thẩm quyền liên quan đến tài sản phát sinh ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Thừa phát lại có phải tập sự hành nghề như luật sư không?

Câu trả lời là có. Tại Điều 8 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về việc Tập sự hành nghề Thừa phát lại. Theo đó, Người có nhu cầu tập sự hành nghề Thừa phát lại cần tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại đến Sở tư pháp nới Văn phòng thừa phát lại nhận tập sự đặt trụ sở.

Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại hoặc quyết định công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài để đối chiếu.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự và Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về việc đăng ký tập sự; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Thời gian tập sự là 06 tháng đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại, 03 tháng đối với người được bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, kể từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự.

– Việc thay đổi nơi tập sự được thực hiện theo quy định sau đây:

+ Trường hợp thay đổi nơi tập sự trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì người tập sự gửi Giấy đề nghị thay đổi nơi tập sự theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định đến Sở Tư pháp nơi đã đăng ký tập sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự, Văn phòng Thừa phát lại đã nhận tập sự và Văn phòng Thừa phát lại chuyển đến tập sự về việc thay đổi nơi tập sự; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do;

+ Trường hợp thay đổi nơi tập sự sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thì người tập sự gửi Giấy đề nghị thay đổi nơi tập sự theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định đến Sở Tư pháp nơi đã đăng ký tập sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại đã nhận tập sự và người tập sự về việc thay đổi nơi tập sự, đồng thời xác nhận thời gian tập sự, số lần tạm ngừng tập sự (nếu có) của người tập sự tại địa phương mình; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

– Trong trường hợp có lý do chính đáng, người tập sự được tạm ngừng tập sự nhưng phải thông báo bằng văn bản với Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang tập sự chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng tập sự.

– Khi có căn cứ chấm dứt tập sự, Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự phải báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự, Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về việc chấm dứt tập sự.

Thừa phát lại có được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư không?

Tại Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, người làm Thừa phát lại sẽ không được quyền làm những công việc sau đây:

Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Thừa phát lại sẽ không được đồng thời hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản và quản tài viên.

Thừa phát lại tại Cao Bằng
Thừa phát lại tại Cao Bằng

Để trở thành một thừa phát lại tại Cao Bằng phải có những tiêu chuẩn nào?

– Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện tư pháp.

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Hiện tại cơ sở đào tạo nghề Thừa phát lại đó là Học viện tư pháp. Bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh thì có thể đăng ký đào tạo nghề Thừa phát lại tại Học viện tư pháp cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh.

Mức lương của thừa phát lại tại Cao Bằng

Hiện nay, Thừa phát lại hoạt động trong các Văn phòng Thừa phát lại dưới hai hình thức:

– Thừa phát lại hưởng lương cố định của văn phòng để thực hiện các công việc được giao. Thu nhập của các Thừa phát lại này bao gồm lương cố định do văn phòng trả hàng tháng được hai bên thống nhất khi ký kết hợp đồng, thù lao theo vụ việc được văn phòng giao giải quyết, và phần trăm công việc do thừa phát lại giới thiệu về văn phòng.

– Thừa phát lại cộng tác với văn phòng, chủ yếu là dựa trên mối quan hệ, khách hàng của mình để nhận các công việc liên quan đến lĩnh vực thừa phát lại, tự giải quyết công việc. Họ chỉ trả một phần chi phí về văn phòng theo thỏa thuận giữa hai bên.

Ta có thể thấy thu nhập của Thừa phát lại cũng như các ngành nghề khác trong xã hội, cao hay thấp hoàn toàn dựa vào năng lực, địa bàn hoạt động. Đối với những thừa phát lại giỏi chuyên môn, khả năng xử lý tình huống tốt, làm việc uy tín chất lượng, kết nối được với nhiều mối quan hệ, khách hàng thì thu nhập khá cao so với mặt bằng chung xã hội. Tuy nhiên thu nhập của Thừa phát lại cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, xã hội nơi mà Thừa phát lại cung cấp dịch vụ.

Tại khu vực các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác mỗi ngày diễn ra rất nhiều các giao dịch khác nhau, người dân có mức thu nhập cao và muốn sử dụng các dịch vụ pháp lý để đảm bảo quyền lợi của mình thì lượng công việc liên quan đến thừa phát lại nhiều hơn và mức thù lao cũng cao hơn các địa phương khác, thông qua đó cũng làm tăng mức lương cũng như tổng thu nhập của Thừa phát lại.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về nội dung thừa phát lại tại Cao Bằng. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thừa phát lại tại Cao Bằng và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin