Thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ

Hiện nay thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ là một trong những vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm khi thực hiện việc tăng vốn điều lệ.

Tăng vốn điều lệ không chỉ được áp dụng trong công ty trách nhiệm hữu hạn mà còn được thực hiện trong công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Ngoài vấn đề về thời hạn góp vốn thì hình thức, xử phạt hành chính khi thực hiện góp vốn điều lệ chậm được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Rong Ba tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Phương thức tăng vốn điều lệ công ty tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp

Hiện nay thì mỗi loại hình công ty thì đều sẽ có phương thức để tăng vốn điều lệ khác nhau, cụ thể như sau:

Đối với quy định tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì công ty có thể tiếp nhận vốn góp của thành viên mới hay tăng vốn góp của thành viên

Đối với quy định tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên thì công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Nếu tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác.

Đối với quy định tăng vốn điều lệ công ty cổ phần thì công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần: bao gồm chào bán cổ phần riêng lẻ, chào bán cho các cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phần ra công chúng.

Tuy nhiên hình thức tăng vốn bằng phương thức chào bán cổ phần ra công chúng chỉ được áp dụng cho công ty đại chúng, nếu công ty của bạn không phải là công ty đại chúng thì không thực hiện được phương thức này.

Quy trình tăng vốn điều lệ doanh nghiệp

Chuẩn bị hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty

Hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ công ty bao gồm:

Thông báo tăng vốn điều lệ công ty do người đại diện theo pháp luật ký.

Quyết định bằng văn bản về việc tăng vốn điều lệ công ty của chủ tịch hội đồng thành viên (Mẫu này công ty tự soạn thảo theo mẫu nội bộ).

Bản sao biên bản họp của hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị về việc tăng vốn điều lệ công ty (Mẫu này công ty tự soạn thảo theo mẫu nội bộ).

Thủ tục tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp

Bước 1: Nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty tại Sở kế hoạch và đầu tư cấp Tỉnh/Thành phố

Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Cán bộ phòng đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trao biên nhận hồ sơ

Bước 2: Nhận kết quả hồ sơ tăng vốn điều lệ

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh trả kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới với mức vốn điều lệ mới (nếu hồ sơ hợp lệ). Hoặc trả thông báo sửa đổi bổ sung hồ sơ (nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung).

Lưu ý:

Đối với công ty TNHH 1 thành viên KHÔNG được giảm vốn điều lệ

Nếu công ty TNHH 1 thành viên muốn tăng vốn bằng cách thêm thành viên góp vốn vào công ty thì bắt buộc công ty chuyển đổi loại hình sang công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần

Vốn điều lệ của công ty khi có nhu cầu tăng rất đơn giản, doanh nghiệp muốn tăng khi nào cũng được, nhưng doanh nghiệp lưu ý việc giảm vốn lại rất khó khăn, khi doanh nghiệp muốn giảm vốn cần cung cấp báo cáo tài chính tại thời điểm hiện tại đảm bảo đủ tiền mặt để thanh toán khoản vốn giảm, cũng như thanh toán các khoản nợ của công ty vì vậy khi doanh nghiệp có ý định tăng vốn điều lệ công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng và cẩn thận.

Tăng vốn điều lệ công ty sẽ ảnh hưởng ra sao đối với doanh nghiệp?

Việc tăng vốn điều lệ trong doanh nghiệp là một hoạt động mà doanh nghiệp thường xuyên phải tiến hành khi mà muốn mở rộng về quy mô hoạt động trong kinh doanh, muốn tăng về hạn mức vay trong ngân hàng.

Cùng với mặt tích cực về việc thực hiện hoạt động này thì doanh nghiệp cần phải lường trước và hiểu rõ về những rủi ro có thể xảy ra trước khi tiến hành, những lợi ích trong việc thực hiện tăng vốn gồm:

+ Tăng về hạn mức vay của ngân hàng.

+ Tăng mức vốn để thực hiện đầu tư, kinh doanh.

+ Tăng mức độ tin cậy của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, bên đối tác.

+ Tăng về tính ổn định và sự phát triển của doanh nghiệp.

+ Hạn chế về sự thâu tóm đối với một số cổ đông/ thành viên ở trong doanh nghiệp.

+ Sẽ góp phần bảo đảm sự an toàn về pháp lý ở trong hoạt động mở rộng về thị trường, đầu tư hoạt động kinh doanh…

thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ
thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ

Những lưu ý khi thông báo tăng vốn điều lệ công ty với cơ quan thuế

Việc tăng vốn điều lệ công ty sẽ khiến doanh nghiệp phải đối mặt với một số vấn đề như:

+ Sẽ làm tăng về mức phí phải đóng hằng năm của thuế môn bài trong doanh nghiệp bởi vì mức phí phải đóng của thuế môn bài sẽ dựa vào mức vốn điều lệ của doanh nghiệp.

+ Sẽ làm gia tăng thêm khả năng phải chịu các trách nhiệm đối với vật chất/ tài sản của doanh nghiệp trong việc tiến hành những nghĩa vụ và thanh toán các khoản nợ với những chủ nợ, đối tác.

Mức thuế môn bài căn cứ theo vốn điều lệ của doanh nghiệp như sau:

Mức 1: Đối với doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/ năm;

Mức 2: Đối với doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: mức thuế môn bài là: 2,000.000 đồng/ năm;

Mức 3: Đối với chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: mức thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.

Quy định về thời hạn góp vốn điều lệ

Mặc dù hiện nay pháp luật không yêu cầu doanh nghiệp, các nhà đầu tư chứng minh việc đã góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký khi đăng ký kinh doanh, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư có thể góp vốn vào bất kỳ thời điểm nào.

Vậy thì khi nào phải góp đủ số vốn điều lệ vào doanh nghiệp, hãy đồng hành cùng Chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này 

Luật doanh nghiệp 2020 đã thay đổi khái niệm vốn điều lệ so với Luật cũ, cụ thể vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh: là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Vốn điều lệ là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty.

Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty.

Thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ một số trường hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Do đó, luật doanh nghiệp 2020 đã quy định cụ thể về thời hạn góp vốn điều lệ nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty.

Tất cả các loại hình doanh nghiệp thì thời hạn góp vốn điều lệ đều là 90 ngày kể từ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể là các quy định như sau:

Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tại khoản 2 Điều 48: Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp: “Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;

Đối với Công ty TNHH một thành viên được quy định tại khoản 2 Điều 74: Thực hiện góp vốn thành lập công ty: “Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Đối với Công ty cổ phần được quy định tại khoản 1 Điều 112: Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp: “Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua”.

Sau thời điểm này, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không đóng đủ số vốn/ cổ phần đã cam kết góp thì thành viên, cổ đông và công ty cần thực hiện như sau:

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên tại khoản 3 điều 48: Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp; Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên;

Đối với công ty TNHH một thành viên quy định tại điều khoản 3 điều 74: Chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Đối với công ty cổ phần quy định tại khoản 3 điều 112: Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;

Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác; 

Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;

Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký thời hạn góp vốn khi tăng vốn điều lệ và có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về những thủ tục pháp lý liên quan cho doanh nghiệp mình, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin