Thời hạn chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng chỉ hành nghề xây dựn g

Thời hạn chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Cùng Tklawfirm tìm hiểu thông tin về chư đề này theo bài viết dưới đây

Thời hạn chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Căn cứ pháp lý:

Luật xây dựng năm 2014;

Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

Khái quát về Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Về khái niệm

Khoản 1 Điều 148 của Luật xây dựng năm 2014 quy định:

“Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp”. Như vậy, để được hoạt động xây dựng, trong một số trường hợp, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ đào tạo phù hợp, đó chính là Chứng chỉ hành nghề xây dựng.

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật xây dựng năm 2014 có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề.”

Đối tượng được cấp Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

Để cụ thế hóa, Điều 44 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

“1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật xây dựng năm 2014.

3. Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định của Luật xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề.”

Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều Nghị định 100/2018/NĐ-CP thì: “Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật xây dựng năm 2014”.

Có thể thấy, phạm vi được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng rất rộng, bao gồm: cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam. Tức là, phạm vi cấp chứng chỉ bao trùm cả các yếu tố về quốc tịch (người Việt Nam và người nước ngoài) và yếu tố lãnh thổ (xây dựng hợp pháp tại Việt Nam). Tuy nhiên, có một điểm chung đó là các đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề đều là cá nhân, không bao gồm tổ chức. Điều này đảm bảo tính cá thể hóa về quyền năng và năng lực cho mối cá nhân, đảm bảo tính trách nhiệm cao hơn trong công việc.

Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật xây dựng năm 2014 bao gồm: an toàn lao động; giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án; chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; chỉ huy trưởng công trường; giám sát thi công xây dựng; kiểm định xây dựng; định giá xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạng III.

Các cá nhân được giao lập hồ sơ thiết kế công trình xây dựng, lập dự toán xây dựng công trình nếu không đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thì không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Về điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định:

“Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:

Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

a) Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;

b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;

c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.

Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.”.

Về thời hạn của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP  quy định về thời hạn có hiệu lực của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

“2. Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 44b

Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực tối đa 05 năm. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

Như vậy, pháp luật quy định rất cụ thể khi phân loại ra hai trường hợp là cá nhân đã “đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp” và trường hợp được cấp lần đầu tại Việt Nam bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam.

Để tránh những rắc rối về thủ tục hành chính, luật quy định nếu cá  nhân đã có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng thì được công nhận hành nghề, tức là không phải làm thủ tục xin cấp chứng chỉ mà vẫn được công nhận hành nghề hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Chỉ khi nào cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng tại Việt Nam trên 6 tháng thì mới yêu cầu phải làm thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP. Theo đó, thẩm quyền này sẽ thuộc về:

– Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

–  Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III;

–  Tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II, hạng III cho cá nhân là hội viên của Hội, đối với lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của mình theo quy định của Bộ Xây dựng.”

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề là cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề do mình cấp

Theo quy định tại Khoản 4 nêu trên, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có hiệu lực trong thời hạn năm năm. Đối với cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm. Như vậy, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài có hiệu lực bị ảnh hưởng bởi hiệu lực của giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú, do đó cần chủ ý thêm tới hiệu lực của các loại giấy tờ này.

Kết luận:

Theo các quy định và phân tích ở trên, thời hạn của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là 5 năm.

Trường hợp của bạn, bạn cần xem nội dung bên trong của chứng chỉ vì đối với từng lĩnh vực hành nghề, được phân loại theo hạng, cơ quan sẽ thể hiện ngày bắt đầu có hiệu lực và kết thúc hiệu lực của chứng chỉ. Hiện nay, hầu hết các chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đều thể hiện thời hạn là 5 năm. Chứng chỉ hành nghề của bạn được cấp từ tháng 10 năm 2010,đến thời điểm hiện tại là tháng 7 năm 2015 có thể vẫn chưa hết hiệu lực pháp luật, do đó bạn vẫn có thể sử dụng chứng chỉ này để tiến hành hoạt động xây dựng.

Tuy nhiên, trong quá trình đảm nhiệm chức vụ sau thời điểm tháng 10 năm 2015, bạn giữ một trong những chức vụ mà theo quy định của pháp luật bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề thì bạn phải tiến hành làm thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền.

Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề quy định tại Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Theo đó:

Về hồ sơ:

Thành phần hồ sơ bao gồm

+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định số 100/2018/NĐ-CP kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;

+ Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ hành nghề đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ hành nghề thì phải có cam kết của người đề nghị cấp lại.

– Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

Thời gian giải quyết:

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Khoản 17 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP)

Như vậy, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong thời hạn 10 ngày làm việc.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin