Thời hạn căn cước công dân

Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Việc làm thẻ Căn cước công dân hiện nay vẫn chưa bắt buộc, tuy nhiên so với giấy chứng minh nhân dân thì thẻ Căn cước công dân có nhiều tiện lợi hơn. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Rong Ba xin đưa ra một số ý kiến bình luận về thời hạn căn cước công dân, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!

Quy định của pháp luật về thời hạn căn cước công dân

Hiện tại, Căn cước công dân có bắt buộc không?

Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, các trường hợp công dân được cấp lại, đổi thẻ Căn cước công dân gồm:

– Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

+ Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

+ Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

+ Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

+ Xác định lại giới tính, quê quán;

+ Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại;

+ Khi công dân có yêu cầu.

– Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau:

+ Bị mất thẻ Căn cước công dân;

+ Được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Còn theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định:

– Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

– Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip.

Như vậy, theo quy định hiện nay, việc làm Căn cước công dân gắn chip không bắt buộc trừ những trường hợp phải làm thẻ theo quy định.

thời hạn căn cước công dân
thời hạn căn cước công dân

Hiện nay, những ai phải đi đổi sang CCCD gắn chip?

Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, công dân phải đi làm CCCD gắn chip nếu đang dùng thẻ CMND, CCCD mã vạch mà thuộc các trường hợp sau:

– Công dân dùng thẻ Căn cước công dân mã vạch mà đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi hoặc CMND hết hạn sử dụng;

– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ;

– Bị mất thẻ Căn cước công dân; CMND;

– Người đang dùng CMND mà thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Vì thế, nếu thời điểm hiện nay, công dân đang dùng CMND/CCCD thuộc một trong các trường hợp trên thì phải đi đổi sang CCCD gắn chip. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu, người dân có thể yêu cầu đổi sang CCCD gắn chip mà không cần bất cứ lí do nào.

Khi nào bắt buộc phải chuyển hết sang CCCD gắn chip?

Theo Điều 38 Luật Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực (01/01/2016) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Còn theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA:

– Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/01/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

– Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip

Như vậy, các trường hợp công dân đã được cấp CMND , CCCD gắn mã vạch mà còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, không thuộc trường hợp phải đổi, cấp lại, nếu người dân chưa có nhu cầu đổi sang CCCD gắn chip thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn.

Theo chỉ đạo của Bộ Công an, từ ngày 22/01/2021, Công an các tỉnh dừng cấp CMND 9 số, thẻ CCCD mã vạch để chuyển sang cấp CCCD gắn chip điện tử. Nghĩa là trước ngày này, nhiều người dân vẫn được cấp CMND, CCCD mã vạch.

CMND có thời hạn rất dài, lên đến 15 năm. Đối với những người vừa được cấp CMND cuối tháng 01/2021 thì 15 năm nữa (tháng 01/2036) những thẻ này mới hết hạn sử dụng. Lúc này, người dân mới bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip.

Còn với những người đủ 40 tuổi, vừa cấp CCCD mã vạch cuối tháng 01/2021 thì đến 60 tuổi (20 năm nữa – năm 2041) họ mới đến tuổi bắt buộc đổi thẻ tiếp theo. Những người đủ 38 tuổi đổi thẻ cuối tháng 01/2021 (được đổi thẻ ở mốc 40 tuổi trước 02 năm) thì đến năm 2043 họ mới phải đổi thẻ.

Kết luận: Hết năm 2043 chính là thời điểm tất cả Chứng minh nhân dân, CCCD mã vạch đã cấp hết thời hạn sử dụng. Đây là thời điểm người dân cả nước đồng bộ sử dụng CCCD gắn chip.

Tuy nhiên, với những người đã làm CCCD mã vạch tháng 01/2021 mà thuộc đối tượng thẻ CCCD có giá trị vô thời hạn, họ được dùng thẻ đến hết đời mà không cần đổi sang CCCD gắn chip.

Chính phủ vừa có Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh trật tự, trong đó hành vi không đổi căn cước công dân khi hết hạn bị phạt tới 500 nghìn đồng.

Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân, những trường hợp đổi căn cước công dân gồm:

– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại;

– Khi công dân có yêu cầu.

Bên cạnh đó,  thẻ căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

– Bị mất thẻ CCCD;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Công dân thuộc những trường hợp trên phải thực hiện thủ tục đề nghị đổi/cấp lại thẻ căn cước công dân.

Tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định 05 trường hợp phải đổi và 1 trường hợp phải đề nghị cấp lại chứng minh nhân dân:

Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

“1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2. Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”

Công dân nếu thuộc 05 trường hợp phải đổi và 1 trường hợp phải đề nghị cấp lại nêu trên (hiện tại khi đổi/cấp lại từ CMND thì công dân sẽ được cấp căn cước công dân).

Như vậy, nếu công dân không đổi sang căn cước công dân khi hết hạn thì có thể bị phạt tới 500 nghìn đồng.

Trước đây, chỉ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với hành vi Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân (điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) mà không có quy định phạt hành vi không đổi căn cước công dân khi hết hạn.

Nghị định 144/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Thời hạn căn cước công dân

Theo thông tin mới nhất từ trang báo Lao Động, quy định của Luật căn cước công dân 2014, bộ Công an đã cho ban hành mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip có thời han sử dụng theo nguyên tắc của Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 như sau:

– Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

– Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Quy định nêu trên cho thấy, căn cước công dân dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 02 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.

Ví dụ: Anh A sinh ngày 10/05/2000, đi làm căn cước công dân gắn chip năm 2021 (khi anh đang 21 tuổi); thì thẻ căn cước của anh này có giá trị sử dụng đến ngày 10/05/2025 (khi anh đủ 25 tuổi).

Tuy nhiên, nếu anh A này đi làm năm 2024 (khi anh đang 24 tuổi); thì thẻ căn cước của anh ấy có giá trị sử dụng đến 10/05/2040 (khi anh đủ 40 tuổi).

Nếu trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…

Những người đi làm Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.

Những người trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip. 

Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân mã vạch đã cấp trước đây theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014 quy định là:

– CMND, căn cước công dân mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn.

Vì vậy, người dân có CMND, căn cước công dân đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.

Khi nào hết hạn làm căn cước công dân?

Pháp luật hiện nay không có quy định về thời điểm hết hạn làm căn cước công dân mà hiện tại chỉ có quy định về hiệu lực của căn cước công dân gắn chíp sẽ phụ thuộc theo độ tuổi của công dân. Tuy nhiên pháp luật có quy định về các trường hợp không thực hiện đổi sang căn cước công dân gắn chíp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Chính phủ vừa có Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh trật tự, trong đó hành vi không đổi căn cước công dân khi hết hạn bị phạt tới 500 nghìn đồng.

Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân, những trường hợp đổi căn cước công dân gồm:

– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;

– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

– Xác định lại giới tính, quê quán;

– Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại;

– Khi công dân có yêu cầu.

Bên cạnh đó,  thẻ căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

– Bị mất thẻ CCCD;

– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

Công dân thuộc những trường hợp trên phải thực hiện thủ tục đề nghị đổi/cấp lại thẻ căn cước công dân gắn chíp.

Tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định 05 trường hợp phải đổi và 1 trường hợp phải đề nghị cấp lại chứng minh nhân dân:

Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

“1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.”

Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.

Công dân nếu thuộc 05 trường hợp phải đổi và 1 trường hợp phải đề nghị cấp lại nêu trên (hiện tại khi đổi/cấp lại từ CMND thì công dân sẽ được cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử).

Như vậy, nếu công dân không đổi sang căn cước công dân khi hết hạn thì có thể bị phạt tới 500 nghìn đồng.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba với nội dung thời hạn căn cước công dân. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về pháp luật dân sự và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm. một cách nhanh chóng nhất.

Xin cảm ơn !

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin