Thời gian làm hộ chiếu

Hộ chiếu là một trong những giấy tờ pháp lý quan trọng khi xuất nhập cảnh vào một quốc gia khác. Trước khi đi nước ngoài, bạn cần phải làm thủ tục hộ chiếu. vậy thời gian làm hộ chiếu là bao lâu? Làm hộ chiếu ở đâu? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba.

Hộ chiếu là gì?

Hộ chiếu dịch sang tiếng anh là passport. Là một loại giấy tờ tùy thân để xuất nhập cảnh. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp.

Theo định nghĩa của cơ quan nhà nước: Hộ chiếu là Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài. Theo cách hiểu đơn giản thì hộ chiếu là chứng minh thư quốc tế để ra nước ngoài và trở về Việt Nam.

Để ra nước ngoài, điều kiện cần là Hộ chiếu – Passport, điều kiện đủ là visa thị thực. Với các nước miễn thị thực cho Công dân Việt Nam, ví dụ như các nước Asean thì chỉ cần hộ chiếu là có thể đi được. Còn lại, ngoài hộ chiếu, bạn cần làm thủ tục xin visa.

Các loại hộ chiếu ở Việt Nam

Hiện tại ở Việt Nam, có 03 loại hộ chiếu: hộ chiếu phổ thông dành cho đa số, hộ chiếu công vụ và ngoại giao dành cho người làm nhà nước theo phân công nhiệm vụ của Chính phủ.

Hộ chiếu phổ thông – Popular Passport

Hộ chiếu phổ thông dịch sang tiếng anh là Popular Passport, được Chính phủ cấp cho Công dân Quốc tịch Việt Nam. Đây là loại hộ chiếu phổ biến nhất, khi nhắc đế hộ chiếu nói chung thường chỉ loại hộ chiếu này.

Đặc điểm của hộ chiếu phổ thông

  • Hộ chiếu phổ thông có màu xanh lá. 
  • Ký hiệu là “P”, viết tắt của từ Phổ thông. 
  • Đối tượng cấp: công dân Việt Nam.
  • Thời hạn: 5 năm với trẻ em dưới 14 tuổi và 10 năm với người trên 14 tuổi

Phân loại hộ chiếu phổ thông

Hộ chiếu phổ thông được chia làm 2 loại. Hộ chiếu phổ thông dành cho người trên 14 tuổi gọi tắt là hộ chiếu. 

Hộ chiếu phổ thông dành cho trẻ em dưới 14 tuổi, gọi tắt là hộ chiếu trẻ em.

2 loại hộ chiếu này khác nhau ở thời hạn và thủ tục làm hộ chiếu. Dưới 14 tuổi chưa có căn cước công dân nên thủ tục rắc rối phức tạp hơn. 

Hộ chiếu công vụ – Official Passport

Hộ chiếu công vụ dịch sang tiếng Anh là Official Passport. Là loại hộ chiếu đặc thù dành cho trường hợp ra nước ngoài thực hiện công việc, nhiệm vụ theo sự phân công của cơ quan nhà nước, chính phủ.

Đặc điểm của hộ chiếu công vụ

  • Hộ chiếu công vụ có màu xanh ngọc bích, đậm hơn hộ chiếu phổ thông.
  • Ký hiệu là “C”, viết tắt của từ Công vụ.
  • Thời hạn: 05 năm
  • Đặc thù: miễn visa nhập cảnh và ưu tiên qua cổng đặc biệt khi nhập cảnh và theo quy định của nước đến

Đối tượng được cấp:

  • Cán bộ, công chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân. Công an nhân dân ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của cơ quan Nhà nước.
  • Cán bộ từ cấp phòng trở lên và kế toán trưởng của các doanh nghiệp Nhà nước. Ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức của doanh nghiệp.
  • Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
  • Cán bộ, công chức Nhà nước được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính thức thuộc phạm vi công tác của các tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương

Hộ chiếu ngoại giao – Diplomatic Passport

Hộ chiếu ngoại giao dịch sang Tiếng Anh là Diplomatic Passport. Là loại hộ chiếu đặc thù dành cho quan chức cấp cao. Với mục đích thực hiện các công việc, nhiệm vụ ngoại giao theo sự phân công của cơ quan nhà nước, chính phủ.

Đặc điểm của hộ chiếu ngoại giao

  • Hộ chiếu ngoại giao có màu đỏ.
  • Thời hạn: 5 năm
  • Đặc thù: miễn visa nhập cảnh và ưu tiên qua cổng đặc biệt khi nhập cảnh và theo quy định của nước đến

Đối tượng đươc cấp

Là những người giữ chức vụ cấp cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trở lên; Bộ trưởng, Thứ trưởng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Làm Hộ chiếu ở đâu

Hộ chiếu được làm tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh trực thuộc Tỉnh/Thành phố. Riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, ngoài làm tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh TP còn có thể làm tại Cục QLXNC thuộc Bộ Công An

Làm hộ chiếu cần những gì?

Đơn xin cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định (Mẫu X01).

– Ảnh hộ chiếu 04 chiếc mới chụp, cỡ 4×6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng.

Lưu ý: Tờ khai xin cấp hộ chiếu không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi có hộ hẩu thường trú.

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi 

Đối với trẻ em dưới 14 tuổi làm hộ chiếu thì cần những loại giấy tờ sau:

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (kể cả cấp chung hộ chiếu với mẹ, cha hoặc cấp riêng) phải được Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh.

– Trường hợp đề nghị cấp chung hộ chiếu với mẹ hoặc cha thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh (mang theo bản chính để đối chiếu) và 04 ảnh cỡ 3×4 cm.

– Trường hợp đề nghị cấp riêng hộ chiếu thì nộp 01 tờ khai theo mẫu quy định (mẹ, cha khai và ký tên vào tờ khai); 01 bản sao giấy khai sinh và 4 ảnh cỡ 4×6 cm.

– Trường hợp không còn mẹ, cha thì mẹ, cha nuôi hoặc người đỡ đầu (có giấy tờ chứng minh là người đỡ đầu hoặc mẹ, cha nuôi hợp pháp) khai và ký tên vào tờ khai.

Đối với người không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố nơi thực hiện thủ tục xin cấp hộ chiếu.

– Riêng đối với trường hợp không có có hộ  khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố nơi tiến hành thủ tục xin cấp hộ chiếu, khi đến nộp hồ sơ cần phải xuất trình sổ tạm trú.

– Tờ khai xin cấp hộ chiếu (Mẫu TK/XC) phải được xác nhận của công an xã, phường nơi người đó tạm trú và có dấu giáp lai của UBND xã hoặc phường trên lên ảnh của người xin cấp hộ chiếu.

thời gian làm hộ chiếu
thời gian làm hộ chiếu

 Thời gian làm hộ chiếu là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, thời gian làm hộ chiếu phổ thông như sau:

 

Nơi cấp hộ chiếu

Thời hạn cấp hộ chiếu

Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước

Cấp lần đầu

Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Nếu có Căn cước công dân thì được thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.

Cấp lần thứ hai trở đi

Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.

Cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp:

– Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh;

– Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết;

– Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

– Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định.

 

 

– Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

– Nếu có Căn cước công dân thì được thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.

– Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.

03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.

Cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài

Cấp lần đầu

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú.

05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.

Nếu cần thêm căn cứ cấp hộ chiếu có thể kéo dài đến 20 ngày.

Cấp lần thứ hai

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi.

03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.

Nếu cần thêm căn cứ cấp hộ chiếu có thể kéo dài đến 20 ngày.

Phí làm hộ chiếu hết bao nhiêu tiền?

Lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) được quy định tại biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 25/2021/TT-BTC như sau:

Nội dung

Mức thu

(Đồng/lần cấp)

Cấp mới hộ chiếu

200.000

Cấp lại hộ chiếu do bị hỏng hoặc bị mất

400.000

Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự

100.000

– Các trường hợp được miễn lệ phí cấp hộ chiếu:

+ Người Việt Nam ở nước ngoài có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu;

+ Người Việt Nam ở nước ngoài phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân nhưng không có hộ chiếu;

+ Những trường hợp vì lý do nhân đạo.

(theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 25)

– Người đã nộp lệ phí nhưng không đủ điều kiện được cấp hộ chiếu thì được hoàn trả lệ phí cấp hộ chiếu (căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư 25).

Đáng chú ý, nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/6/2022, lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành sẽ được giảm 20%theo quy định tại Thông tư 120/2021/TT-BTC.

Cụ thể, lệ phí cấp hộ chiếu sẽ được giảm như sau:

– Cấp mới: 160.000 đồng/lần cấp.

– Cấp lại do bị hỏng hoặc bị mất: 320.000 đồng/lần cấp.

– Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự: 80.000 đồng/lần cấp.

Hộ chiếu có thời hạn bao nhiêu năm?

Theo Điều 7 Luật Xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam, thời hạn của hộ chiếu được quy định như sau:

– Đối với hộ chiếu phổ thông:

+ Hộ chiếu cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;

+ Hộ chiếu cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;

+ Hộ chiếu cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

– Đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ: Có thời hạn từ 01 – 05 năm; có thể được gia hạn 01 lần không quá 03 năm.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thời gian làm hộ chiếu. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thời gian làm hộ chiếu và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin