Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp khi thay đổi những nội dung mà mình đã đăng ký kinh doanh thì cần phải tiến hành thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vậy thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Rong Ba

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Tại khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rõ:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.

Theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu sau:

– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân.

Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

–  Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định;

– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định về phí và lệ phí.

Theo Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các thông tin trên Giấy chứng nhận có giá trị pháp lý kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực.

Bên cạnh đó, theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP khi thay đổi một số nội dung khác như: thay đổi ngành, nghề kinh doanh; thay đổi thông báo thuế…(là những nội dung không có trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) thì doanh nghiệp cũng phải làm thủ tục thông báo thay đổi, cụ thể:

Trường hợp phải thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh

Trường hợp làm thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp nhưng không thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh

– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;

– Địa chỉ trụ sở chính;

– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

– Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án hoặc Trọng tài

– Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết;

– Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết;

– Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh;

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế;

– Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết;

– Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết

– Thông báo thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài, thông báo cho thuê doanh nghiệp tư nhân, thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền.

 

thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh?

Trường hợp thay đổi theo quyết định của doanh nghiệp

– Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới;

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do

Trường hợp thay đổi theo quyết định của Toà án, Trọng tài

– Người đề nghị đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gửi đề nghị đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực.

Lưu ý: Kèm theo hồ sơ đăng ký phải gồm bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị đăng ký, Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới theo nội dung bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của Trọng tài có hiệu lực;

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người đề nghị đăng ký thay đổi. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị đăng ký thay đổi và nêu rõ lý do.

Như vậy, việc thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện trong một số trường hợp như trên. Pháp luật doanh nghiệp hiện không giới hạn số lần thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh.

Trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp hoặc trụ sở chính của doanh nghiệp

Trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp hoặc thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp sẽ dẫn đến thay đổi các thông tin trên con dấu doanh nghiệp, hóa đơn, chứng từ doanh nghiệp,… Chính vì vậy mà sau khi thay đổi tên hoặc trụ sở doanh nghiệp cần phải lưu ý các vấn đề sau:

Đối với con dấu công ty: Khi thay đổi tên doanh nghiệp hoặc trụ sở sẽ dẫn đến thay đổi con dấu vì vậy doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục khắc lại con dấu của doanh nghiệp để tiếp tục sử dụng thay cho con dấu cũ.

Đối với hóa đơn doanh nghiệp: Trên hóa đơn của doanh nghiệp sẽ có thông tin về tên và trụ sở của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi thay đổi thông tin về tên hoặc trụ sở thì sẽ dẫn đến việc thay đổi mẫu hóa đơn. Đối với những hóa đơn cũ, nếu công ty có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì công ty đóng dấu mới vào bên cạnh tiêu thức tên đã in sẵn đồng thời doanh nghiệp cần gửi thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn lên cơ quan thuế (theo khoản 1 mục IV Công văn số 2010/TCT-TVQT hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư số 39/2014/TT-BTC); Trường hợp doanh nghiệp không muốn tiếp tục dùng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới theo quy định.

Ngoài ra, việc thay đổi tên hoặc trụ sở công ty sẽ dẫn đến việc thay đổi thông tin trên các chứng từ, tài liệu, biển hiệu công ty. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần cập nhật lại nhưng thông tin thay đổi trên: biển hiệu công ty, website công ty, trên các giấy phép con của doanh nghiệp nếu có; cập nhật thông tin thay đổi với các cơ quan: thuế, bảo hiểm, ngàn hàng, chữ ký số, đối tác,….

Trường hợp thay đổi vốn điều lệ

Việcthay đổi vốn điều lệ có thể dẫn đến việc thay đổi mức thuế môn bài phải nộp của doanh nghiệp. Theo quy định về việc nộp thuế môn bài thì đối với những doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng sẽ phải đóng thuế môn bài 3.000.000 đồng/năm, những doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống sẽ phải đóng thuế môn bài là 2.000.000 đồng/năm. Khi thay đổi mức vốn điều lệ, doanh nghiệp cần lưu ý đến mức vốn điều lệ doanh nghiệp phải đóng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp thay đổi ngành nghề kinh doanh

Khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ngành nghề mới và chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Riêng đối với ngành nghề có điều kiện thì sau khi thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp cần lưu ý:

Đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn phải đảm bảo số lượng chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;

Các ngành nghề đăng ký kinh doanh mới có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Ví dụ như: Xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, kinh doanh phòng khám chữa bệnh, kinh doanh lữ hành, kinh doanh sàn giao dịch bất động sản….

Trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, khi thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp cần phải thông báo về việc thay đổi với các đối tác, bạn hàng hoặc cơ quan nhà nước. Đối với tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp thì cần phải tiến hành các thủ tục đăng ký thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng. Một số trường hợp doanh nghiệp phải đổi các giấy phép con có thông tin của người đại diện như: Giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, Giấy phép kinh doanh lữ hành,…..

Trường hợp thay đổi thành viên công ty/cổ đông công ty

Đối với trường hợp thay đổi thành viên công ty, cổ đông công ty do chuyển nhượng thì doanh nghiệp cần lưu ý đến các thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân phát sinh theo hợp đồng chuyển nhượng, kể cả trong các trường hợp chuyển nhượng không phát sinh thu nhập chịu thuế (chuyển nhượng ngang giá hoặc chuyển nhượng lỗ) (theo Thông tư 156/2013/TT-BTC). Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện việc bổ sung, cập nhật thông tin của các thành viên/cổ đông mới trong Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông công ty.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong về thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin