Thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn

Xã hội hiện nay ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhiều lựa chọn và hướng đi cho mình. Có rất nhiều người đã chọn cho mình con đường khởi nghiệp kinh doanh bằng việc thành lập doanh nghiệp để làm chủ. Và bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn? Vậy thủ tục thành lập công ty diễn ra như thế nào? Bài viết của Công ty Luật Rong Ba dưới đây về thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Thành lập doanh nghiệp là việc tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất kinh doanh trên thị trường thực hiện thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định tư cách pháp lý cho doanh nghiệp và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp có sự bảo hộ của Nhà nước và pháp luật.

Việc thành lập doanh nghiệp cần đảm bảo:

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định;

Đáp ứng các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

Đảm bảo các yêu cầu về đặt trụ sở chính của doanh nghiệp, vốn điều lệ, tên công ty,…

Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp:

Đối với người đề nghị thành lập doanh nghiệp:

Giúp doanh nghiêp được nhà nước và pháp luật thừa nhận và bảo vệ;

Được quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh như đã đăng ký;

Tạo niềm tin với người tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp;

Dễ dàng thực hiện các thủ tục pháp lý để bảo vệ thương hiệu do mình xây dựng.

Đối với nền kinh tế:

Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động;

Giúp nền kinh tế ngày càng phát triển.

Đối với cơ quan nhà nước

Dễ dàng quản lý các hoạt động của doanh nghiệp;

Nắm bắt được xu hướng của thị trường cũng như các yếu tố trong kinh doanh để đưa ra các chủ trương chính sách cũng như các biên pháp phù hợp cho nền kinh tế.

Đối với đời sống, xã hội

Doanh nghiệp phục vụ nhu cầu của con người ngày càng tăng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu về đời sống của người dân được đáp ứng kịp thời;

Dễ dàng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;

Đảm bảo trật tự quản lý nhà nước, ổn định xã hội.

Tình hình thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn:

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Bắc Kạn có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và kinh tế chưa phát triển. Tuy nhiên những năm gần đây tỉnh Bắc Kạn đã có một số bước phát triển đáng kể. Bắc Kạn có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp. Đặc biệt, Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi đông bắc Việt Nam. 

Trong 8 tháng đầu năm 2020, Bắc Kạn có 44 doanh nghiệp thành lập mới (chiếm 1,2% khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, chiếm 0,0% cả nước) với số vốn đăng ký là 409 tỷ đồng (chiếm 1,1% khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, chiếm 0,0% cả nước)

Những trường hợp không được thành lập, quản lý doanh nghiệp:

Theo Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau:

Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, vốn góp vào công ty trừ trường hợp sau đây:

Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn

Khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu để thực hiện thủ tục thành lập công ty

Để tiến hành thủ tục thành lập công ty, cần Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân (Thẻ căn cước công dân) hoặc hộ chiếu còn thời hạn của thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật công ty.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ

Để tiến hành thành lập công ty, cá nhân cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;

Điều lệ công ty (trừ Doanh nghiệp tư nhân);

Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức (đối với công ty cổ phần);

Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT đói với công ty TNHH đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-9 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT đối với công ty hợp danh;

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKDN (nếu có).

Soạn thảo hồ sơ là bước rất quan trọng để hoàn thành nhanh chóng việc đăng ký kinh doanh.

Nếu soạn sai, thiếu thông tin thì sẽ dẫn đến việc phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ, do đó thời gian thực hiện thủ tục thành lập công ty sẽ rất lâu.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Thực tế thì nhiều nơi vẫn có thể nhận hồ sơ giấy trực tiếp.

Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, việc này sẽ gây mất thời gian cũng như khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá.

Do vậy, có thể xảy ra sai sót, nhầm lẫn khiến kết quả Đăng ký kinh doanh gặp trục trặc.

Việc nộp hồ sơ qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là điều cần thiết, thuận lợi cho việc xem xét hồ sơ, để chuyên viên có thể có những thông báo chính xác cho người làm thủ tục.

Bước 4: Khắc con dấu công ty

Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

Ngành, nghề kinh doanh;

thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn
thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn

Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện: từ 4-6 ngày làm việc

Những công việc sau khi thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn:

Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng đến Sở kế hoạch và Đầu tư 

Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài – qua mạng.

Mức thuế môn bài hiện hành như sau:

Doanh nghiệp có vốn điều trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm; Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm; Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp: chi nhánh, địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.

Các mốc thời gian nộp tờ khai thuế và nộp thuế

Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn):

Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn như sau công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT), báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:

(Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04; Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07; Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10; Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau).

Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai: 

(Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04; Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07; Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10; Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau).

Doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và sau đó cuối năm tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm (nếu có)

Thời hạn Nộp báo cáo tài chính năm

Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cho năm hoạt động. Hạn nộp chậm nhất báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau.

Làm biển: 

Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), Tên công ty, địa chỉ trụ sở. Số điện thoại hoặc email (nếu có).

Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử

Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử:

Các nội dung cần lưu ý khi cơ quan thuê xuống kiểm tra gồm:

Treo biển tại trụ sở chính

Hợp đồng thuê nhà

Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu của chủ nhà

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng)

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Con dấu của doanh nghiệp

Bố trí văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp có hoạt động

Nhân viên/ Người đại diện theo pháp luật để tiếp cán bộ đại diện cơ quan thuế.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Rong Ba về thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thành lập doanh nghiệp tại Bắc Kạn và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin