Thẩm định giá tại Lai Châu

Thẩm định giá tại Lai Châu

Thẩm định giá, thẩm định giá tại Lai Châu là một dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu khách quan về việc xác định giá trị của tài sản; trên cơ sở đó các bên tham gia giao dịch có thể thỏa thuận với nhau về tài sản, giúp các giao dịch về tài sản thành công, đảm bảo lợi ích chính đáng các bên.

Mục tiêu của tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý:

Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, người thực hiện tư vấn, trợ giúp pháp lý có thể kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật để đạt được các mục tiêu sau đây:

– Cung cấp thông tin pháp lý cho các đối tượng.

– Giúp cho các đối tượng hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật.

– Hướng dẫn cho các đối tượng về phương pháp xử sự trong các hoàn cảnh cụ thể phù hợp với pháp luật và tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi.

– Hướng dẫn công dân, tổ chức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Đặc thù của tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý

Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý là một lĩnh vực hoạt động pháp luật có nhiều yếu tố đặc thù:

– Là một hoạt động lao động trí óc ở cường độ cao do các chuyên gia pháp luật thực hiện;

– Là hoạt động đòi hỏi phải có kỹ năng nghề nghiệp cao;

– Là một hoạt động tổng hợp, được phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa phân tích và tổng hợp pháp luật, thu thập và đánh giá chứng cứ, tìm kiếm và áp dụng văn bản pháp luật, nhận định và đưa ra giải pháp. Các hoạt động này được tiến hành đồng thời và diễn ra trong một thời điểm;

– Là một hoạt động đa dạng; quá trình tư vấn, trợ giúp pháp lý đòi hỏi kết hợp một lúc nhiều kỹ năng như nghe, nói, phân tích, tổng hợp, giải thích, phổ biến, lý giải, đưa ra giải pháp, lời khuyên, soạn thảo văn bản, hoà giải các đối tượng với nhau…;

– Người được tư vấn, trợ giúp pháp lý thường đều có nhu cầu tìm hiểu pháp luật song trong suy nghĩ cũng còn có sự thủ suy nghĩ, nhìn lệch lạc về hành vi của đối phương, ấn tượng với các giải quyết của cơ quan Nhà nước;

Quy trình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý

Hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý là tổng hợp một chuỗi hành vi, bắt đầu từ việc nhận yêu cầu của đối tượng tư vấn cho đến khi phải đưa ra được một giải pháp cho người có nhu cầu tư vấn, trợ giúp pháp lý. Quá trình đó có thể được thực hiện theo các bước chung như sau:

1.Nhận đơn và xem xét đơn

2.Cung cấp thông tin pháp lý cho các đối tượng

3.Yêu cầu các đối tượng trình bày, giải thích thêm về trường hợp yêu cầu tư vấn

4.Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp qua yêu cầu của đối tượng

5.Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ

6.Giúp cho các đối tượng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật

7.Tra cứu văn bản pháp luật áp dụng

8.Nhận định và đưa ra các giải pháp trên cơ sở yêu cầu của đối tượng, hướng dẫn cho các đối tượng được tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cần xử sự như thế nào trong các hoàn cảnh của họ để phù hợp với pháp luật và tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi.

Như vậy, mục đích cuối cùng của hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý là đưa ra được một lời khuyên cho đối tượng được tư vấn. Lời khuyên ở đây có thể là bằng lời nói, bằng văn bản. Lời khuyên cũng có thể được hiểu rộng ra như là những giải pháp thiết thực để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng.

Thanh toán thù lao và các chi phí luật sư

Mức thù lao và chi phí của Luật sư

Mức thù lao và chi phí Luật sư cụ thể trong từng vụ việc được tính trên cơ sở thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng và được ghi nhận tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết giữa Công ty tư vấn Rong Ba với khách hàng (Hợp đồng có đóng dấu của Văn phòng và chữ ký của luật sư Trưởng Văn phòng). Ngoài khoản thù lao, chi phí thỏa thuận trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết, khách hàng không phải thanh toán cho Luật sư bất cứ khoản thù lao, chi phí nào khác.

 Phương thức thanh toán thù lao và các chi phí luật sư:

Khách hàng thanh toán thù lao Luật sư và các chi phí đã được thỏa thuận trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý một cách trực tiếp, 100% bằng tiền mặt VNĐ tại Văn phòng thông qua bộ phận Kế toán tại trụ sở chính của Công ty tư vấn Rong Ba

 Thời hạn thanh toán thù lao và các chi phí luật sư:

Việc thanh toán thù lao Luật sư và các chi phí liên quan đến dịch vụ pháp lý được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa Luật sư với khách hàng trong từng vụ việc cụ thể : Khách hàng có thể thanh toán thù lao Luật sư khi ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Luật sư hoặc sau khi Luật sư hoàn thành công việc (thanh lý hợp đồng) hoặc thanh toán thù lao Luật sư theo tiến độ thực hiện công việc.

Các quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá tại Lai Châu

Doanh nghiệp thẩm định giá tại Lai Châu là doanh nghiệp có chức năng hoạt động thẩm định giá, được thành lập và hoạt động dưới 05 hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá tại Lai Châu, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Tổ chức, cá nhân được thành lập doanh nghiệp thẩm định giá khi có đủ 02 điều kiện sau đây: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp và có Giấy chứng nhận đủ điều kinh doanh dịch vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính cấp.

Tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp thì điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cũng khác nhau. Bộ Tài chính là cơ quan được Chính phủ giao thực hiện nhiệm vụ này.

Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá có những thay đổi như thay đổi người đại diện theo pháp luât, thay đổi trụ sở chính, trụ sở giao dịch,… thì có văn bản đề nghị Bộ Tài chính cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Đối với tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật quy định tổ chức thẩm định giá nước ngoài được thành lập, hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá hợp pháp tại nước sở tại thì được góp vốn với doanh nghiệp thẩm định giá Việt Nam để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần để kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam.

Các trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá tại Lai Châu không được thực hiện thẩm định giá

(1) Thực hiện thẩm định giá không đảm bảo tuân thủ các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

(2) Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước.

(3) Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá.

(4) Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá mà có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột là:

a) Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá;

b) Người có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành, là kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của tổ chức là khách hàng thẩm định giá.

(5) Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của đơn vị được thẩm định giá đồng thời là người mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp thẩm định giá.

(6) Doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá có các mối quan hệ sau:

a) Có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập; hoặc hoạt động trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, tổ hợp công ty mẹ – công ty con;

b) Có mối quan hệ điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức giữa hai đơn vị;

c) Cùng trực tiếp hay gián tiếp chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức của một bên khác;

d) Có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.

(7) Doanh nghiệp thẩm định giá đang trong thời gian bị đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động thẩm định giá.

Thẩm định giá tại Lai Châu
Thẩm định giá tại Lai Châu

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá tại Lai Châu

Doanh nghiệp thẩm định giá có các quyền sau:

–  Cung cấp dịch vụ thẩm định giá;

–  Nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng;

– Thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;

–  Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;

–  Tham gia tổ chức nghề nghiệp trong nước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;

– Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá;

– Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng;  

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Doanh nghiệp thẩm định giá cũng có các nghĩa vụ như:

– Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp;

– Cung cấp Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết;

– Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá;

– Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;

– Bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;

– Quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý;

– Thực hiện chế độ báo cáo;

– Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tương tự với thẩm định viên về giá, Chính phủ cũng quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp thẩm định giá, cụ thể:

– Mức thấp nhất là từ 5.000.000 đến 10.000.000 đối với các hành vi chậm thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính sau thời gian 20 ngày đối với các trường hợp như: không đảm bảo các điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định, có sự thay đổi nội dung trên Giấy chứng nhận này, thay đổi danh sách thẩm định viên về giá hành nghề…

– Mức cao nhất là từ 220.000.000 đến 260.000.000 đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc làm sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến thẩm định giá cao hơn hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải; 15% đối với tài sản là vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng một cách tiếp cận thẩm định giá.

Thẩm định giá nhà nước

Điều 31, Điều 44 và Điều 45 Luật Giá đã quy định tài sản, phạm vi và phương thức hoạt động thẩm định giá của Nhà nước, thẩm định giá tại Lai Châu trong đó quy định các trường hợp thẩm định giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, cụ thể:

“Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện trong các trường hợp sau:

Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá;

Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước;

Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị lớn mà sau khi đã thuê doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Đồng thời, Điều 46 của Luật Giá giao Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thẩm định giá của Nhà nước và nội dung này được quy định cụ thể tại Mục 4 của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP.

– Các điều từ Điều 23 đến Điều 27 của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thẩm định giá của Nhà nước và quyền, nghĩa vụ của thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước, cụ thể quy định về: yêu cầu thẩm định giá tài sản; tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá tài sản; trình tự thẩm định giá tài sản; quyền, nghĩa vụ của thủ trưởng, công chức cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước; lập và lưu trữ hồ sơ thẩm định giá tài sản.

– Các điều từ Điều 28 đến Điều 32 của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về thành phần Hội đồng thẩm định giá tài sản được phân chia theo các cấp: Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác của trung ương; cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trong đó, Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất một thành viên đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính hoặc đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá.

Ngoài ra, tại các Điều 30, Điều 31 và Điều 32 của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thẩm định giá và thành viên Hội đồng thẩm định giá, các trường hợp không được tham gia Hội đồng thẩm định giá tài sản Nhà nước và chi phí thẩm định giá tài sản nhà nước.

Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá tại Lai Châu của Rong Ba. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline để được tư vấn miễn phí.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin