Tam chúc ba sao

Khu du lịch Tam Chúc  nằm tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng – còn gọi là tam chúc ba sao có diện tích 5.100ha, với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vỹ, ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, dưới lòng hồ là 6 quả núi nhô lên in hình bóng nước, xung quanh là những đầm sen thơm ngát. Đứng từ trên cao nhìn từ nhìn xuống, Tam Chúc được ví như ”Vịnh Hạ Long” trên cạn.

Khu du lịch (KDL) tam chúc ba sao là một trong những KDL trọng điểm quốc gia mang nhiều giá trị độc đáo. Nằm tại thị trấn miền sơn cước Ba Sao (Kim Bảng), KDL mang vẻ đẹp nguyên sơ với đặc trưng của vùng chân núi ngập nước, với huyền thoại về sự ra đời của thị trấn cũng như tín ngưỡng của người dân nơi vùng lòng hồ.

Hiện nay, nhiều hạng mục của KDL đang được gấp rút xây dựng, hy vọng trong nay mai du khách sẽ được thưởng ngoạn hết những vẻ đẹp kỳ thú của KDL này. KDL Tam Chúc – Ba Sao sẽ là niềm tự hào của tỉnh, đưa tỉnh ta bước đầu tiếp cận với nền công nghiệp “không khói”. Để quảng bá, năm 2018, Đại hội Phật giáo thế giới do nước ta đăng cai sẽ được tổ chức tại KDL Tam Chúc – Ba Sao. Như vậy, thời gian không còn dài, các hạng mục của dự án cần sớm hoàn thiện; chính quyền và người dân địa phương cũng cần sẵn sàng tâm thế triển khai các dịch vụ đi kèm phục vụ du khách về với KDL.

 

Khu du lịch tam chúc ba sao

Khu du lịch tam chúc ba sao cách thành phố Phủ Lý gần 15 km về phía Tây nằm trên tuyến quốc lộ 21 kề cận với  các khu du lịch lớn của quốc gia như Khu du lịch chùa Hương (Hà Nội), khu du lịch Bái Đính, Cúc Phương (Ninh Bình) khu du lịch chùa Tiên (Hoà Bình). Toàn khu vực bao gồm hệ thống danh lam, thắng cảnh gắn với hồ Tam Chúc và chùa Ba Sao nằm ở thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Nơi đây là vùng ngập nước núi đá vôi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh như: động Vòng, động Cô Đôi, chùa Thiên Phúc, chùa Bà Đanh, đền Lý Thường Kiệt, chùa Thi, Động Thủy, động Lim, động Đề Yêm, động Chùa, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng.

Khu du lịch hồ Tam Chúc có vị trí đặc biệt là gạch nối giữa Khu du lịch chùa Hương với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc tạo thành một quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập nước.

Liên kết phát triển tuyến du lịch chùa Hương (Hà Nội) – Tam Chúc (Hà Nam) – chùa Bái Đính (Ninh Bình) là ý tưởng đã được Tổng Cục Du lịch và các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình lên kế hoạch thực hiện. Một con đường thẳng nối từ chùa Hương sang Tam Chúc rồi đi thẳng đến chùa Bái Đính đã được quy hoạch xây dựng, chỉ dài có hơn 20 km đồng thời sẽ biến chùa Hương – Tam Chúc – chùa Bái Đính trở thành tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam.

UBND tỉnh Hà Nam quy hoạch và đầu tư xây dựng thành khu du lịch văn hóa tâm linh và nghỉ dưỡng  với quy mô lớn có diện tích 2.700 ha, bao gồm các khu chức năng chủ yếu: khu văn hoá tâm linh, khu sân gôn thể thao, khu bảo tồn sinh thái, khu dịch vụ nghỉ dưỡng cuối tuần, khu làng Việt cổ, khu  du lịch lòng hồ…

 

KDL tam chúc ba sao được đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kim Bảng lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015 – 2020, đó là “Đổi mới định hướng đầu tư và phát triển du lịch, dịch vụ”. Trong đó, việc nghiên cứu thị trường, điều tra thu thập thông tin về thị trường khách du lịch, xu hướng du lịch trong tương lai nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du khách. Bên cạnh đó, cần nâng cao ý thức người dân, chất lượng hệ thống thương mại, dịch vụ, năng lực vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng và bảo hiểm để hỗ trợ, bảo đảm cho du lịch phát triển.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, các cấp, ngành chức năng của huyện đã xây dựng chương trình hành động, trong đó xác định ưu tiên phát triển du lịch  – dịch vụ, phát triển các điểm du lịch tạo chuỗi liên kết gắn với KDL trọng điểm quốc gia Tam Chúc – Ba Sao; đề ra chỉ tiêu, phấn đấu đến năm 2020 thu hút trên 1,8 triệu lượt khách/năm về tham quan du lịch; chuyển dịch từ 3.000 – 5.000 lao động nông nghiệp sang chuyên phục vụ ngành dịch vụ du lịch. Quy hoạch, thu hút đầu tư và hỗ trợ đầu tư xây dựng các khu thương mại, nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí tại khu vực Ba Sao và dọc tuyến quốc lộ 21A, 38, đường tỉnh 498 từ TP. Phủ Lý, thị trấn Đồng Văn nối với Tam Chúc – Ba Sao. Hình thành các làng có nghề sản xuất các đồ lưu niệm đặc trưng của KDL như: túi thổ cẩm, đồ mỹ nghệ, khung tranh, gốm son… Đầu tư phát triển các xã tiếp giáp KDL như Khả Phong, Liên Sơn, Thanh Sơn, Tân Sơn và các điểm du lịch tạo nên các sản phẩm du lịch, các chuỗi sản phẩm du lịch gắn với Tam Chúc – Ba Sao.

Xác định được các sản phẩm du lịch và hướng phát triển, trong chương trình hành động còn ghi rõ phải thu hút và đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch, xây dựng kế hoạch giới thiệu, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân để mỗi người dân trở thành một hướng dẫn viên du lịch hiểu biết và hiếu khách. Tăng cường quảng bá, gắn kết giữa KDL Tam Chúc – Ba Sao với KDL Chùa Hương (Hà Nội), chùa Bái Đính (Ninh Bình) và các điểm danh thắng, tâm linh trên địa bàn huyện như: Chùa Bà Đanh, Ngũ động Thi Sơn, đền Bà Lê Chân, chùa Ông…

Theo Phòng Văn hóa – Thông tin (VHTT) huyện, địa phương đã có nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá về KDL Tam Chúc – Ba Sao cũng như các di tích trên địa bàn. Hiện tại, Phòng VHTT huyện đang xây dựng dự thảo trình UBND huyện quyết định tổ chức Ngày hội trăng rằm tại KDL Tam Chúc – Ba Sao. Theo ông Trần Trọng Đại, Trưởng phòng VHTT huyện, đây là một hình thức nhằm quảng bá cho KDL. Lực lượng tham gia ngày hội gồm đại diện học sinh của tất cả các trường THCS trên địa bàn huyện, các chi đoàn của thị trấn Ba Sao và các đơn vị có đông đoàn viên như Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện. Ngày hội có tổ chức thi cắm trại, các hoạt động văn hóa, văn nghệ gắn với thả đèn hoa đăng tại địa điểm làng Tam Chúc cũ (trong quy hoạch KDL đây là địa điểm mô phỏng làng Việt cổ).

Về thị trấn Ba Sao, nơi có KDL, chúng tôi đã có dịp trao đổi với chị Lê Thị Thanh Vân, cán bộ văn hóa xã hội của thị trấn, chị cho biết: Thị trấn đã và đang khuyến khích các hộ dân địa phương phát triển và nhân rộng các mô hình trồng rau sắng, nuôi dê, nuôi thỏ và gà đồi nhằm tạo ra đặc sản ẩm thực Ba Sao. Vừa qua, các hội, đoàn thể của thị trấn, bí thư các chi bộ và 3 hộ dân đã được thị trấn tổ chức đi tham quan, học tập làng nghề may túi thổ cẩm ở xã Đồng Hóa nhằm đưa nghề mới về cho người dân, tạo ra sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách. Thời điểm hiện tại, thị trấn đang tiến hành rà soát, tổng hợp số lao động trên toàn địa bàn để thông báo số lao động khi KDL đi vào hoạt động, bởi khi tiến hành xây dựng KDL, nhà đầu tư – Doanh ngiệp xây dựng Xuân Trường đã thỏa thuận sẽ nhận người lao động địa phương vào làm tại KDL, trong đó ưu tiên cho những hộ có đất bị thu hồi phục vụ xây dựng KDL.

KDL tam chúc ba sao là một KDL hoàn toàn mới trên bản đồ du lịch quốc gia, đó là một lợi thế. Để khai thác lợi thế này, không chỉ thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng mà các cơ quan chủ quản, các đơn vị liên quan cũng như cơ quan chuyên môn về du lịch phải có định hướng rõ ràng, thiết thực, nhằm tạo dấu ấn khác biệt, thu hút du khách khi KDL đi vào khai thác.

Chùa Tam Chúc hay nói đúng hơn là quần thể du lịch tâm linh Tam Chúc là một khu du lịch mới, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, gắn liền với truyền thuyết “Tiền lục nhạc – Hậu thất tinh”.

Ngôi chùa này mang trong mình rất nhiều điều bí ẩn và hàng loạt những kỷ lục khiến bất cứ ai nghe tới cũng đều cảm thấy hãnh diện.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngôi chùa bí ẩn và linh thiêng này nhé!

I. Giới thiệu về chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”. Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.

1. Địa chỉ chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc thuộc địa phận thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, chỉ cách ngôi chùa Bà Đanh nổi tiếng hơn 8km và cách trung tâm thành phố Phủ Lý khoảng 12km.

Để đến được chùa Tam Chúc, bạn có thể đi theo 2 lựa chọn cung đường khác nhau:

+ Cung đường 1: Đi theo lối chùa Hương nhưng khi đến đoạn rẽ phải vào đền Trình thì không rẽ mà tiếp tục đi thẳng, đi thêm khoảng 5km nữa là đến chùa Tam Chúc. Nếu đi theo cung đường này thì tổng quãng đường là khoảng 65km.

+ Cung đường 2: Đi theo hướng quốc lộ 1 (cao tốc Pháp Vân) đến thành phố Phủ Lý sau đó đi theo chỉ dẫn của Google Maps thêm khoảng 12km nữa là tới. Tổng quãng đường của cung đường này là khoảng 62km.

Nếu bạn đi chùa Tam Chúc bằng ô tô thì nên đi theo cung đường 2, còn đi bằng xe máy thì nên đi theo cung đường 1 vì nếu đi xe máy theo cung đường 2 bạn sẽ phải đi qua Thường Tín, nơi có đoạn đường đông và hẹp nên không thể di chuyển nhanh được.

 

2. Quần thể chùa Tam Chúc

Trong khu văn hóa tâm linh Tam Chúc sẽ có những hạng mục sau:

Chùa Ngọc (Đàn Tế Trời): Chùa Ngọc được xây dựng trên đỉnh núi Thất Tinh. Từ dưới chân núi, du khách phải leo gần 200 bậc thang đá mới lên được đến chùa. Trong chùa có 3 ngôi tượng phật được làm từ đá granit nguyên khối nhập khẩu từ Ấn Độ và một pho tượng Phật được làm từ ngọc quý.

Điện Tam Bảo: Điện Tam Bảo là công trình bạn sẽ nhìn thấy đầu tiên ngay sau khi bước chân vào chùa Tam Chúc. Điện Tam Bảo có diện tích lên tới 5100m2, có thể chứa được khoảng 5000 người. Bên trong điện Tam Bảo có 3 bức tượng Phật bằng đồng, mỗi bức có trọng lượng tới 80 tấn, tượng ngồi trên đài sen nặng 30 tấn, phía sau là cánh sen dát vàng có trọng lượng 15 tấn.

Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni: Bên trong điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni có pho tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn, được công nhận là pho tượng Phật lớn nhất ở Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.

Vườn kinh: Khu vườn kinh là nơi có 99 cột kinh bằng đá, mỗi cột cao 13,5m, nặng 200 tấn. Người ta phải làm móng sâu dưới lòng đất tới 30m để có thể dựng lên các cột kinh bằng đá này. Trên các cột kinh có khắc những bài tụng kinh để phật tử và du khách có thể chiêm ngưỡng và niệm Phật ngay tại chỗ.

Đình Tam Chúc: Đình Tam Chúc là nơi thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Đinh Tiên Hoàng Đế và thần Bạch Mã. Sự tích cho biết rằng khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đã đến vùng Kim Bảng ngày nay chiêu mộ binh mã, tích trữ lương thảo đã tiến đến đền thần Linh Lang Bạch Mã cầu đảo. Khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng lệnh cho dân Kim Bảng lập đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã.

 

Trước cửa đình Tam Chúc

Theo Ngọc phả làng Đặng Xá, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, thì khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh đem tướng sĩ về Hoa Lư chiêu mộ hào kiệt đi dẹp loạn 12 sứ quân. Ngài đã được vợ chồng vị hào trưởng Dương Đỉnh và vợ tên là Đặng Thị Kính (vốn người Đặng Xá, Kim Bảng) gả con gái tên là Dương Thị Nguyệt về làm vợ và đã sinh ra con gái Đinh Thị Ngọc. Đinh Bộ Lĩnh đã về Kim Bảng lập đồn trại và truyền hịch Cần Vương dẹp giặc và đã có trên 600 người ứng mộ cùng với 180 tráng đinh thuộc các xã Văn Xá, Đồng Hóa, Khả Phong, Ba Sao. Bình được 12 sứ quân thống nhất đất nước, đón Dương Nguyệt Nương về kinh đô Hoa Lư lập làm Hoàng hậu. Bà Hoàng hậu quê Hà Nam cũng chính là người đã truyền dạy trò Xuân Phả hiện còn lưu giữ đến ngày nay ở Thanh Hóa.

Khi Đinh Tiên Hoàng mất, Hoàng hậu Nguyệt Nương cùng công chúa Ngọc Nương đã trở về quê hương Đặng Xá sinh sống đến cuối cuộc đời. Sau này khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đã truyền chỉ cho thiên hạ cứ nơi nào vua Đinh Tiên Hoàng đã lập đồn trại… thì đều được rước sắc về lập đền thờ cúng. Tại di tích Nghè Xuân Phả ở xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bà Hoàng hậu người Hà Nam cũng được người Việt đúc tượng thờ cùng Đại Hải Long Vương với vai trò là người truyền dạy trò Xuân Phả cho dân làng.

Cả khu đình Tam Chúc được nối liền với chùa Tam Chúc bằng một lối đi bộ hình Zig Zag được dựng trên hồ Tam Chúc. Vào mùa sen nở, cả khu hồ ngập tràn sắc hoa sen khiến du khách có cảm giác mình đang dạo bước trên một vườn sen khổng lồ vậy.

 

3. Trụ trì chùa Tam Chúc

Trụ trì chùa Tam Chúc là hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, hiện đang là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời là Trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình). Ngoài ra, chùa Tam Chúc còn là nơi các thiền sư Khuông Việt, Đỗ Pháp Thuận, Đặng Huyền Quang, Trương Ma Ni tu hành.

Tượng phật ở chùa Tam Chúc

Hiện tại ở chùa tam chúc ba sao có 8 ngôi tượng Phật, trong đó nổi bật nhất là ngôi tượng Phật ở điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni nặng hơn 200 tấn, được công nhận là ngôi tượng Phật bằng đồng lớn nhất tại Đông Nam Á hiện nay.

 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin