Supervisor là gì

Supervisor là gì? Mục đích công việc của Supervisor là gì? Nhiệm vụ chính của Supervisor là làm gì? Làm sao để trở thành một Supervisor giỏi? Đây là những từ khóa đang được rất nhiều người tìm kiếm. Vì vậy để các bạn hình dung rõ hơn và biết được chi tiết về khái niệm cũng như công việc này. Hãy cùng chuyên mục tư vấn nội thất tìm hiểu chi tiết qua bà viết sau.

 

 

 

 

 

 

 

 

hotline thiết kế nội thất nhà hàng  0987.022.122 – 0919.333.991

 

 

 

 

 

 

 

 

Supervisor là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

Supervisor là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí người giám sát, giám sát các hoạt động của bộ phận trong NHKS. Tuỳ theo lĩnh vực, bộ phận của mỗi NHKS mà công việc ở vị trí này sẽ khác nhau (giám sát buồng phòng, giám sát nhà hàng, giám sát lễ tân…). Người giám sát sẽ thuộc quyền quản lý trực tiếp và sẽ là người chịu trách nhiệm chính khi người trưởng bộ phận vắng mặt.

 

 

 

 

 

 

Mô tả các công việc của Supervisor

 

 

 

 

 

 

– Phân công, chia ca công việc hợp lý đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

 

– Giám sát và chấp hành nghiêm quy định nội quy của nhà hàng khách sạn về vệ sinh, an toàn, sức khỏe và các tiêu chuẩn khác

 

– Nhanh chóng giải quyết tốt những yêu cầu từ khách hàng trong quá trình phục vụ hay qua điện thoại.

 

– Có khả năng giải quyết các vấn đề khác về nhân viên cũng như với khách hàng.

 

 

 

 

 

Supervisor

 

 

 

Supervisor là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí người giám sát, giám sát các hoạt động của bộ phận trong NHKS

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ chính của Supervisor là làm gì?

 

 

 

 

 

 

 

– Khi người quản lý, trưởng bộ phận vắng mặt thì người giám sát có trách nhiệm tham dự các cuộc họp trong ngày. Ngoài ra, người này sẽ thay cấp trên điều hành cuộc họp giao ca để đảm bảo các hoạt động diễn ra bình thường, đúng quy trình.

 

– Giải quyết các vấn đề, phát sinh trong ca làm việc: khách hàng phàn nàn, nhân viên làm việc không đạt hiệu quả…

 

– Tổng hợp thông tin, dữ liệu để bàn giao lại cho người giám sát ca làm việc kế tiếp một cách rõ ràng, đầy đủ.

 

– Giải quyết, xử lý kịp thời các tình huống, rủi ro xảy ra trong khu vực làm việc. Đồng thời báo cáo lên các cấp trên trong những trường hợp quá khả năng giải quyết.

 

– Theo dõi, kiểm tra và yêu cầu bảo trì tất cả các vật dụng, trang thiết bị có trong bộ phận. – Bên cạnh đó, họ sẽ là người đề xuất trực tiếp lên các cấp trên mua mới hoặc thay thế các đồ dùng cần thiết.

 

– Giám sát, theo dõi và hướng dẫn nhân viên tuân thủ quy trình làm việc, phục vụ của bộ phận.

 

– Phối hợp với các giám sát khác và cấp quản lý đưa ra lộ trình, định hướng, kế hoạch phát triển nhân lực của bộ phận (tuyển dụng, đào tạo kỹ năng…)

 

– Phối hợp với các cấp quản lý đưa ra những chiến lược, kế hoạch nhằm cải thiện kinh doanh, chất lượng làm việc.

 

– Thực hiện các báo cáo doanh số, hoạt động mỗi ngày/ ca làm việc lên các cấp quản lý.

 

– Có trách nhiệm tiếp nhận, liên hệ, phối hợp thông tin với các bộ phận khác để thực hiện các kế hoạch chung của NHKS hay của riêng bộ phận…

 

– Ngoải ra, dựa vào khối lượng công việc cũng như sự sắp xếp của các bậc quản lý cấp cao mà sẽ có sự phân chia khôí lượng công việc cho người Supevisor phù hợp hơn.

 

 

 

 

 

Supervisor

 

 

 

Phối hợp với các cấp quản lý đưa ra những chiến lược

 

 

 

 

 

 

Làm sao để trở thành một Supervisor giỏi?

 

 

 

 

 

 

 

Đối xử tôn trọng

 

 

 

 

 

Công việc đầu tiên trong quá trình quản trị con người đó chính là hãy cư xử với tất cả mọi người bằng thái độ tôn trọng, nhã nhặn và nếu được bạn nên cố gắng để trở thành bạn của tất cả mọi người. Như thành ngữ có câu “Bánh ít cho bánh quy cho lại”, anh kính tôi một thước, tôi kính anh một trượng, bạn phải tôn trọng người khác trước thì mới nhận lại được sự tôn trọng từ họ và nghe những gì bạn nói.

 

Tuy vậy, bạn cần tránh mang tình cảm cá nhân vào trong công việc nếu không tình trạng đối xử thiên vị là không tránh khỏi. Và trong vai trò là một giám sát viên giỏi thì không làm như thế.

 

 

 

 

 

 

Giao tiếp một cách thường xuyên

 

 

 

 

 

 

Giao tiếp là một cách để mọi người hiểu về nhau, biết về công việc của nhau. Nếu như có những vấn đề thắc mắc hay những mâu thuẫn xung đột xảy ra có thể giải quyết kịp thời. Vì vậy để trở thành một giám sát viên giỏi, bạn cần phải có sự giao tiếp các thành viên trong nhóm của mình hoặc nhân viên dưới quyền của mình một cách thường xuyên.

 

 

 

 

 

 

 

 

Giải quyết các vấn đề, phát sinh trong ca làm việc

 

 

 

 

 

Ngoài ra, những cuộc họp mặt có tất các các thành viên, nhân viên để mọi người trao đổi ý kiến với nhau, cũng là một Supervisor giỏi thường hay tổ chức thực hiện.

 

 

 

 

Chuyên nghiệp

 

 

 

 

 

Với vai trò là một giám sát viên, việc bạn mang những vấn đề cá nhân của bạn đến nơi công sở rồi mang ra “than thân trách phận” sẽ khiến bạn trông chẳng chuyên nghiệp một chút nào. Những nhân viên cấp dưới của bạn sẽ nghĩ bạn như thế nào?

 

Nhưng, một người giám sát viên giỏi lại biết để ý đến tất cả các vấn đề khó khăn của nhân viên. Hãy nghe họ trình bày vấn đề của họ rồi thông cảm và tạo điều kiện để họ có kết quả làm việc tốt nhất.

 

 

 

 

 

Quản trị thời gian

 

 

 

 

Bạn hãy luôn giám sát tiến độ công việc và đảm bảo rằng nó được hoàn thành đúng thời gian quy định. Để làm được như thế, bạn phải lập ra một danh sách các công việc và làm cho những nhân viên của bạn ý thức được rằng công việc nào quan trọng thì làm trước, công việc nào ít quan trọng có thể làm sau những công việc đó. Chỉ khi làm được như vậy thì mới có thể hoàn thành đúng tiến độ công việc được giao mà còn tránh tình trạng “nước đến chân rồi mới nhảy” khi deadline tới gần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phân công, chia ca công việc hợp lý đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

 

 

 

 

 

 

Khen thưởng

 

 

 

 

 

Bạn hãy khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc được giao. Lời cảm ơn tuy quan trọng nhưng phần thưởng mói là giá trị thực sự. Từ một buổi cơm trưa hay mội món quà nho nhỏ cho đến những món quà có giá trị, tất cả đều mang một ý nghĩa nhất định. Hãy trao quà xứng đáng quá mức độ hoàn thành công việc của họ thay vì ép nhân viên làm tốt sau rồi lẳng lặng lờ đi.

 

 

 

 

 

Đào tạo

 

 

 

 

 

Bạn nên thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo để nhân viên của bạn được năng cao các kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn, phát triển lên một cấp bặc mới. Bằng cách này, bạn vừa tạo điều kiện để nhân viên phát huy tối đa năng lực của họ, lại có thể giữ chân được các nhân viên giỏi lâu dài, từ đó kết quả kinh doanh cũng ngày càng tăng lên.

 

 

Trên đây là thông tin chi tiết về Supervisor là gì? Mục đích công việc của Supervisor là gì? Nhiệm vụ chính của Supervisor là làm gì? Làm sao để trở thành một Supervisor giỏi?​ mà thietkexaydungpro.vn muốn chia sẻ tới các bạn. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có gì thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

 

 

 

 

 

 

hotline thiết kế nội thất nhà hàng  0987.022.122 – 0919.333.991

 

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin