Sơ yếu lý lịch tư pháp số 2

Hiện nay, mẫu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 mới nhất được quy định tại Thông tư 16/2013/TT-BTP. Biết được mẫu này, người dân sẽ biết được nội dung mà Phiếu lý lịch tư pháp cung cấp. Bài viết dưới đây của Luật Rong Ba sẽ cung cấp một số nội dung cơ bản liên quan đến sơ yếu lý lịch tư pháp số 2 để quý khách hàng cùng tham khảo.

Nội dung sơ yếu lý lịch tư pháp số 2

Nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 2 bao gồm:

Thứ nhất, về thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân bao gồm các nội dung sau: Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Thứ hai, về tình trạng án tích

– Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

– Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

Lưu ý, Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

Xem thêm: thủ tục làm lý lịch tư pháp

Cách ghi mục này còn được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 13/2011/TT-BTP:

– Đối với người không bị kết án thì ghi là “Không có án tích”; trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì ghi “Không có án tích trong thời gian cư trú tại Việt Nam”. Các ô, cột trong mục này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.

– Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

Lưu ý, Án tích nào không có các nội dung tại các mục hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự, án phí thì ghi dấu “//” vào các mục đó.

– Nội dung về Tình trạng thi hành án ghi theo nội dung quyết định, giấy chứng nhận được cập nhật trong Lý lịch tư pháp của người đó tại thời điểm yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

+ Ví dụ: Ghi Phiếu lý lịch tư pháp số 2 của Nguyễn Văn A:

Tình trạng án tích của Nguyễn Văn A là: có án tích. Trong Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A tại thời điểm yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được cập nhật đến “Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù” thì trong mục “Tình trạng thi hành án” ghi là: Hoãn chấp hành án phạt tù theo Quyết định số…, ngày….tháng…năm…, của Tòa án nhân dân….

– Cách ghi mục “Xóa án tích”: Đối với những án tích đã được xóa thì ghi là “Đã được xóa án tích ngày tháng năm”. Đối với những án tích chưa được xóa thì ghi là “Chưa được xóa án tích”.

Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cách ghi mục này còn đươc quy định tại Thông tư 13/2011/TT-BTP, cụ thể

Đối với người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì ghi “Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”, các ô, cột trong mục này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.

Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lưu ý, Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được ghi theo thứ tự thời gian cập nhật thông tin. Nội dung thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã ghi theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.

sơ yếu lý lịch tư pháp số 2
sơ yếu lý lịch tư pháp số 2

Phiếu sơ yếu lý lịch tư pháp số 2

Mẫu số 07/2013/TT-LLTP

…..…………….
………………..1

 ——————

Số: ……./…………..

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————– 

           ………, ngày …… tháng …… năm ………

PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 2

Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

XÁC NHẬN:

  1. Họ và tên2: ………………………………………………………………… 2. Giới tính: ……………………………………
  2. Ngày, tháng, năm sinh: …../…../…….. 4. Nơi sinh3: ……………………………………………..………………….
  3. Quốc tịch: ……………………………………………………………………..……………………………………………..
  4. Nơi thường trú4: …………………………………………………………………………………………………………………
  5. Nơi tạm trú 5: ……………………………………………………………………………………………………………………..
  6. Giấy CMND/Hộ chiếu: ……….………………………….…………6 Số: …………………………………………………..

Cấp ngày …….. tháng ……. năm ………. Tại: ………………………………………………………………………………….

  1. Họ và tên cha: …………………………………………………………………………………………………………………….
  2. Họ và tên mẹ: ……………………………………………………………………………………………………………………
  3. Họ và tên vợ/chồng: ……………………………………………………………………………………………………………
  4. Tình trạng án tích7:……………………………………………………………………………………………………….

Bản án số: …../….. ngày ….. tháng ……. năm ….. của Tòa án nhân dân …………………………………….

Tội danh – Điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng: ………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

Hình phạt chính: ……………………………………………………………………………………………

Hình phạt bổ sung: ………………………………………………………………………………………..

Nghĩa vụ dân sự, án phí: …………………………………………………………………………………

Tình trạng thi hành án: ……………………………………………………………………………………

Xóa án tích8: ……………………………………………………………………………………………………

Ghi chú: ………………………………………………………………………………………………….

  1. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

………………………………………………………………………………………………………………….……………..

Số quyết định, ngày tháng năm ra quyết định, Tòa án ra quyết định.

 

Chức vụ bị cấm đảm nhiệm

 

Thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU

(Ký, ghi rõ họ tên)

 ………………………….9

          (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú

1Ghi rõ cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

2Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.

3Ghi rõ tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

4,5Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.

6Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.

7Đối với người không bị kết án thì ghi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

Đối với người đã bị kết án thì ghi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Thông tư số 16/2013/TT-BTP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp.

8Đối với những án tích đã được xóa thì ghi rõ: Đã được xóa án tích ngày …. tháng …. năm ….
Đối với những án tích chưa được xóa thì ghi rõ: Chưa được xóa án tích.

9Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp.

Làm sơ yếu lý lịch tư pháp số 2 ở đâu ?

  1. Trung Tâm Lý Lịch Tư Pháp Quốc Gia

Trên cơ sở bị Tòa Án tuyên bản án hình sự & quyết định của Tòa Án cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã sau tuyên bố phá sản có hiệu lực, lý lịch tư pháp đáp ứng yêu cầu chứng minh cá nhân có hay không có án tích.

Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp của một cá nhân được thu thập và quản lý bao quát tại Trung Tâm Lý Lịch Tư Pháp Quốc Gia (thuộc Bộ Tư Pháp) và tại Sở Tư Pháp.

Chính phủ quy định Trung Tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có trách nhiệm:

  • Tiếp nhận Lý lịch tư pháp của mọi công dân do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trên cả nước cung cấp, gửi dữ liệu lên.
  • Lập lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp cho mọi công dân theo thẩm quyền.
  • Thực hiện quản lý cơ sở dữ liệu tư pháp trên phạm vi cả nước.

Là nơi cấp lý lịch tư pháp số 2 cho:

  • Người Việt Nam và người nước ngoài đã từng có thời gian ở và đang sinh sống ở khắp các tỉnh, thành phố tại Việt Nam.
  • Có hoặc không có hộ khẩu thường trú, có hoặc không có đăng ký tạm trú, ở các tỉnh thành khác nhau, không xác định rõ nơi thường trú, tạm trú, hoặc đang ở nước ngoài.

Địa chỉ Trung Tâm Lý Lịch Tư Pháp Quốc Gia – Bộ Tư Pháp: Số 9 Trần Vỹ, Ba Đình, Hà Nội. 

  1. Sở Tư Pháp các tỉnh, thành phố cả nước

Nhiệm vụ của Sở Tư pháp:

  • Xây dựng và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc.
  • Lập phiếu lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp cho mọi công dân thường trú, tạm trú tại địa phương theo thẩm quyền.
  • Thực hiện chế độ thống kê, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại địa phương.

Sở tư pháp mỗi tỉnh, thành phố là nơi cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho:

  • Công dân Việt Nam có sổ hộ khẩu thường trú, hoặc đăng ký tạm trú tại địa phương.
  • Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài trước đây đã thường trú tại địa phương.
  • Người nước ngoài đã hoặc đang ở và có đăng ký tạm trú ở tỉnh, thành đó.

Chú ý:

  • Nếu công dân có sự di chuyển sống ở nhiều nơi, nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, không xác định rõ nơi tạm trú, không làm đăng ký tạm trú, và không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố nào đó, thì làm lý lịch tư pháp số 2 tại Trung Tâm Lý Lịch Tư Pháp Quốc Gia.

Địa chỉ sở tư pháp nơi làm lý lịch tư pháp số 2

  1. Sở Tư Pháp TP Hồ Chí Minh:
  • Số 143, Pasteur, Phường 6, Quận 3, TPHCM.
  • Làm việc các ngày trong tuần từ thứ 2 tới hết sáng thứ 7, nghỉ ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật. 
  1. Sở Tư Pháp TP Hà Nội: 
  • Địa chỉ số 221 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
  • Giờ làm việc hành chính các ngày trong tuần từ thứ 2 tới hết sáng thứ 7, nghỉ thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ. 
  1. Sở Tư Pháp Đà Nẵng: 
  • Địa chỉ số 16 Bạch Đằng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng.
  1. Làm lý lịch tư pháp số 2 ở đơn vị hỗ trợ 

Chúng tôi hỗ trợ làm lý lịch tư pháp chuyên nghiệp cho người Việt Nam và người nước ngoài ở trong, ngoài nước trong các trường hợp:

  • Cần làm gấp phiếu lý lịch tư pháp số 2, số 1 để giải quyết công việc, 1-7 ngày lấy.
  • Nhân viên tận tâm, trách nhiệm, tư vấn nhiệt tình, miễn phí, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ từ A – Z.
  • Hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự lý lịch tư pháp, đóng dấu Bộ ngoại giao và đại sứ quán các nước. 
  • Hỗ trợ dịch lý lịch tư pháp sang các ngoại ngữ và công chứng tư pháp tại Ủy ban nhân dân Quận. Đảm bảo bản dịch công chứng hợp lệ gửi ra nước ngoài. 

Trên đây là một số khía cạnh liên quan đến sơ yếu lý lịch tư pháp số 2. Luật Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về sơ yếu lý lịch tư pháp số 2. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng pháp luật vào giải quyết công việc hoặc những tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, hãy liên hệ Luật Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin