Du lịch tâm linh hà nam

 rongbatravel hy vọng rằng, với phong cảnh non nước hữu tình của những điểm du lịch tâm linh hà nam nổi tiếng của mình, Hà Nam sẽ khiến du khách có một cái nhìn mới, lựa chọn mới trong những chuyến hành trình du xuân để được hòa mình vào những vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ mà bình dị, đưa chúng ta trở về với những vùng quê cổ kính, thanh bình và yên ả, từ lâu đã trở thành bản sắc văn hóa, thành hơi thở trong cuộc sống của không chỉ người dân Hà Nam mà của cả dân tộc Việt Nam chúng ta.

Hà Nam là vùng chiêm trũng cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội với khí hậu dễ chịu, thiên nhiên ưu ái. Hà Nam không chỉ nổi tiếng với nền văn hiến lâu đời, khung cảnh hữu tình, các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nguyên sơ mà còn nổi tiếng bởi nhiều lễ hội truyền thống đậm bản sắc dân tộc. Khi các địa điểm du lịch, dã ngoại cuối tuần gần Hà Nội như Mai Châu, Tam Đảo, Ba Vì… đang dần trở nên quen thuộc thì du lịch Hà Nam chính là một lựa chọn mới mẻ hấp dẫn rất đáng để bạn lưu tâm. Hà Nam không những thu hút du khách bởi nhiều địa danh đẹp mà đây còn là một địa điểm du lịch tâm linh đầy hứa hẹn. Hãy cùng rongbatravel khám phá những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất của mảnh đất Hà Nam.

Chùa Tam Chúc

Địa chỉ: Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam 

Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất trên thế giới với tổng diện tích 5.000 ha, gồm có rừng đá tự nhiên, hồ nước và những thung lũng. Chùa Tam Chúc thu hút du khách với khung cảnh đẹp, hùng vĩ và trở thành điểm địa điểm vãn cảnh đầu xuân hấp dẫn. Tương truyền rằng, mặt trước của ngôi chùa gồm có 6 quả núi nằm giữa lòng hồ từng là 6 quả chuông do nhà trời ban xuống và phía sau là 7 ngọn núi phát sáng vào ban đêm. 

 

Địa điểm du lịch tâm linh hà nam này được xây dựng với 12.000 bức tranh bằng đá miêu tả sự tích về Đức Phật và được đưa từ Indonesia về Việt Nam. Hiện nay, chùa Tam Chúc được thiết kế với vườn cột kinh khổng lồ gồm 1000 cột bằng đá, mỗi cột nặng 200 tấn và cao 12m. Trong thời gian tới công trình này sẽ là vườn cột kinh lớn nhất trên thế giới thu hút du khách trong và ngoài nước. khách du lịch đến đây không chỉ được thưởng lãm cảnh sắc mà còn được thỏa sức chụp ảnh, lưu giữ lại những bức ảnh tuyệt đẹp của non nước hữu tình.

Đền Trần Thương

Địa chỉ: Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân 

Đền Trần Thương là ngôi đền nổi tiếng ở Hà Nam được thiết kế với kiến trúc “Tứ thủy quy đường”, gồm có nghi môn nội, nghi môn ngoại, cung đệ nhất, cung đệ nhị, cung đệ tam và hai dãy giải vũ. Toàn bộ khu vực xung quanh chùa được trồng nhiều cây xanh tạo bóng mát và không gian yên tĩnh thanh tịnh xứng đáng là điểm du lịch tâm linh hà nam nổi tiếng. 

 

Ngôi đền có kiến trúc kiểu chồng diêm hai tầng tám mái với những đường nét uốn cong, nghi môn của chùa gồm có 3 cửa chính. Khu tầng dưới của cửa chính được trang trí họa tiết hoa cúc, hoa sen với những hình vòm cuốn. Tầng trên là những hình uốn vòm nhỏ hơn và được đặt quả chuông ở bên trong, hai cổng phụ là đôi ngựa. Không chỉ có kiến trúc đặc sắc, đền Trần Thương còn sở hữu những đồ thờ giá trị như ngai thờ, sập thờ bằng đá, hương án, chén đôn, bát đĩa, bát hương, lục bình, kiếm bạc bằng đồi mồi quý hiếm. 

Chùa Bà Đanh

Địa chỉ: Thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 

Chùa Bà Đanh có diện tích 10ha là địa điểm du lịch tâm linh hà nam được nhiều du khách yêu thích. Chùa Bà Đanh có tên là Bảo Sơn tự là danh thắng nổi tiếng vùng Kim Bảng của Hà Nam. Cũng giống như những ngôi chùa khác ở Bắc Bộ, chùa thờ Phật, ngoài ra chùa còn thờ Tứ Pháp ((Pháp Điện, Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Phong là Thần mây, Thần mưa, Thần sấm, Thần sét), là tín ngưỡng gần gũi với cuộc sống nông nghiệp ở Việt Nam. 

 

Chùa Bà Đanh là quần thể kiến trúc gồm có nhà thượng điện, nhà bái đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ, nhà trung đường… thừa hưởng những nét độc đáo của dòng Phật giáo Đại Thừa. Trong chùa thờ tượng Phật, tượng Đạo giáo như Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân, Pháp Vũ, tượng Tam Phủ, Tứ Phủ. Nếu tham quan vãn cảnh chùa Bà Đanh bạn có thể chiêm ngưỡng pho tượng Bà Đanh đầy nữ tính, hiền từ và thân thiết, là sự kết hợp hài hòa giữa ngai và pho tượng với nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Đền Lảnh Giang

Địa chỉ: Thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Đền Lảnh Giang thờ 3 vị tướng thời Hùng Vương thứ 18, tọa lạc trong khuôn viên rộng lớn có diện tích khoảng 3000m2, với không gian tươi xanh như đầm sen, vườn nhãn và bến nước. Đền có cửa hướng ra sông Hồng rộng mênh mông và thoáng mát. Không chỉ ấn tượng với kiến trúc hoành tráng, ngôi đền ở Hà Nam này còn là nơi lưu giữ những đồ thờ có giá trị như sập thờ và nhiều hoành phi câu đối, khám long đình, kiệu bát cống long đình, khám đặt tượng 3 vị tướng thời Hùng Vương thứ 18, nhang án… 

 

Đền Lảnh Giang còn là nơi từng diễn ra phong trào cách mạng tại Mộc Nam. Vào tháng 7/1945 nhân dân ở xã Mộc Nam tập trung tại sân đền để nghe cán bộ tuyên truyền về cuộc khởi nghĩa. Vào năm 1940 đền Lảnh Giang còn là căn cứ hoạt động của cán bộ và đảng viên trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 

Đền Trúc- Ngũ Động Thi Sơn

Địa chỉ: Thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 

Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn có địa chỉ thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thờ anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Đây là khu danh thắng sở hữu phong cảnh thiên nhiên non nước hữu tình tuyệt đẹp, với núi non trùng trùng điệp điệp. Ngoài ra, tại đền Trúc có rừng trúc xanh bát ngát cùng hệ thống hang động hùng vĩ, độc đáo thu hút du khách vãn cảnh.

 

Ghé thăm đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn bạn có thể vãn cảnh chùa, thắp nhang cầu may mắn và check-in sống ảo tuyệt đẹp tại Ngũ Động Thi Sơn. Đừng quên mang theo máy ảnh để thỏa sức sống ảo tại địa danh nổi tiếng này khi du lịch tâm linh hà nam nhé. 

Bát Cảnh Sơn

Địa chỉ: Xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam

Bát Cảnh Sơn là địa điểm du lịch tâm linh hà nam ấn tượng với khung cảnh đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Bát Cảnh Sơn gồm có 8 ngôi chùa và ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành. 

 

Danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nam này gồm có hệ thống đền chùa như: Đền Ông (đền Tiên Ông), chùa Kiêu, chùa Dâu, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Bông, chùa Cả, chùa Vân Mộng với lối kiến trúc độc đáo, không khí thoáng mát và phong cảnh yên bình. Phong cảnh ở Bát Cảnh Sơn cũng là điểm đến hấp dẫn để sống ảo cực “chill” đó. 

Đền Trúc – Ngũ Động Thi Sơn

Địa chỉ: Quyển Sơn, Kim Bảng, Hà Nam.

Đền Trúc nằm trong rừng trúc cổ từ thời Nhà Lý và được xây dựng trong khoảng năm 1069 khi Lý Thường Kiệt chinh phạt Chiêm Thành đại thắng trở về. Đền Trúc nằm bên bờ Sông Đáy chảy hiền hòa bao quanh Núi Cấm. Nhìn từ cổng vào khá là đơn sơ, nhưng khi bước chân trên con đường thẳng tắp dưới hàng trúc xanh mướt. Bạn sẽ cảm thấy nó thân thương, hiền hòa như tiên cảnh. Bạn sẽ đi vào cửa ngách của đền tuy nhiên hãy chú ý đi ra mặt Sông Đáy cửa chính mới là ở đó. Chính giữa là mặt trời, 2 con vơi đang vươn mình ở hai bên. Vào đền có cửa tả và cửa hữu đều nhìn ra sông, mặt trong là bạch mã và xích mã oai phong. Giữa sân là hai cây sanh cổ thụ che bóng mát. Sân Đền được lát bằng gạch bát đỏ. Mới bước vào sân đã nghe thấy tiếng gọi trầm ấm của Cụ Từ. Toàn cảnh Đền Trúc trầm mặc rêu phong dưới bóng cây. Chính gian thờ Lý Thường Kiệt, phía hậu cung thờ Mẫu hậu và Công chúa. Phía sau điện thời là đôi Cụ Rồng chầu ở giữa có bể nước bằng đá nguyên khối đã gần 1000 năm tuổi. Đền Trúc rất linh thiêng chính vì vậy các bạn tới tham quan và du lịch tâm linh hà nam nên thành tâm và chắc chắn sẽ được linh ứng.

Ngũ động Thi Sơn gồm có 5 động thông với nhau. Với kiến tạo địa chất của núi đá vôi hàng triệu năm tạo nên những hình thù tượng hình rất đặc sắc. Ở Động thứ nhất là ban thờ, hai bên có kỳ lân và đại bàng đang chầu. Qua một cánh cửa sắt con đường dẫn sang động thứ 2, 3 nhỏ hơn và cũng hơi khó đi. Động thứ 4 là nơi rộng nhất, ở đây có thể chứa được hàng nghìn người. Ở điểm cao nhất là ban thờ Phật Di Đà huyền bí. Với góc nhìn và trí tưởng tượng ta sẽ thấy vô số kiệt tác của tự nhiên như: hình bầu sữa mẹ, nồi cơm mở vung, hình con voi, con rùa… Màu sắc, độ xốp, da nhũ… cũng khác nhau. Có nhũ ẩn sâu trong bóng tối, gặp ánh đuốc rọi vào bỗng rực lên như châu ngọc. Có nhũ mang hình chiếc trống nằm, trống treo, dàn mõ, mà thật đặc biệt, khi đánh lên, âm vang như thật. Thời Kháng chiến chống Pháp, Ngũ Động Sơn được dùng làm nơi để bộ đội đóng quân và cất giữ vũ khí, quân dụng.

Đình đá Tiên Phong

Địa chỉ: Tiên Phong, Duy Tiên, Hà Nam.

Đình đá Tiên Phong thờ Nguyệt Nga công chúa – nữ tướng của Hai Bà Trưng, đây là một trong số không nhiều ngôi đình được làm bằng đá còn giữ nguyên vẹn được cho đến ngày nay. Khách du lịch đến tham quan đình sẽ được chiêm ngưỡng những mảng chạm khắc nghệ thuật hết sức công phu, tạo cho đình một vẻ mềm mại, sống động, hấp dẫn. Đình thờ Nguyệt Nga công chúa, nữ tướng của Hai Bà Trưng. Bà tên thật là Nguyễn Thị Nga, quê ở làng An Mông (còn có tên là làng Mống). Do bà không chịu làm tì thiếp cho Tô Định tham tàn bạo ngược nên bố mẹ bà đã bị giết hại. Nợ nước cộng với thù nhà khiến bà chiêu mộ binh sĩ, lấy mảnh đất quê hương làm căn cứ địa chiến đấu. Hiện nay ở An Mông còn có cánh đồng gọi là Đồng Binh nằm trong bãi sậy, tương truyền là nơi căn cứ địa khi xưa của bà. Năm 40, bà cùng vài nghìn nghĩa quân tình nguyện đi theo Hai Bà Trưng chống lại ách đô hộ của quan lại nhà Hán. Sau khi giành được chính quyền, Hai Bà Trưng phong cho bà là Nguyệt Nga công chúa, cử làm quan tại phủ Lý Nhân. Bà về quê, mở tiệc ăn mừng, lập sinh từ ở bên sông để sau này làm nơi hương khói thờ phụng. Mảnh đất lập sinh từ ấy đến nay vẫn còn ở khu bãi đồi ven sông Châu. Bà còn dạy dân trồng dâu chăm tằm, dệt vải nên người dân nơi đây tôn bà là bà tổ của nghề dâu tằm.

Đình đá Tiên Phong là một trong số không nhiều ngôi đình được làm bằng đá còn giữ được đến ngày nay. Đình phải sử dụng hàng trăm khối đá vừa to, vừa dày mới có thể tạo thành năm hàng cột, 6 vì và nhiều xà ngang, xà dọc, chân tảng, mê cốn. Điều đặc biệt là trên các bộ phận bằng đá dễ tạo cảm giác nặng nề đó là các mảng chạm khắc nghệ thuật công phu, tạo cho đình vẻ mềm mại, sự sống động, hấp dẫn. Toà tiền đường của ngôi đình nổi bật với hệ thống cột đá lớn nhưng được thiết kế theo kiểu búp đòng thật mềm mại. Câu đối trang trí ở riềm hai bên, tại phần trên đầu hoặc dưới chân đều chạm những họa tiết hoa cách điệu, như cảnh sen quy, hoa chanh chữ thọ, phượng múa long mã hoặc những cành đào, chùm lựu rất sinh động. Mỗi câu đối còn chạm nổi hình con dơi, dang rộng đôi cánh như cắn lấy vế câu đối có nội dung rất đẹp, cầu phúc cho quê hương. Bốn đại trụ ở hai vì chính giữa được chạm nổi hình rồng cuốn thủy, với những khúc uốn lượn mềm mại, những lườn cây theo nhiều kiểu tự nhiên, cùng với râu tóc, dòng nước bị cuốn trong miệng, hình ảnh con cá chép cong mình như đang bơi theo dòng nước trông tự nhiên. Nghệ nhân quả đã khéo léo dung hoà giữa tả chân và cách điệu, lại đục chạm, tỉa từng chi tiết rất công phu. Hai đường cột quân có đường kính 35cm, được tạo dáng bố cục trang trí những băng lá lật cách điệu rất nghệ thuật.

Những địa điểm du lịch tâm linh hà nam ở trên không chỉ thu hút du khách chiêm bái cúng Phật, mà còn là điểm đến hấp dẫn giới trẻ tới thưởng ngoạn phong cảnh đẹp và chụp hình làm kỷ niệm tuyệt đẹp.

 

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Du lịch tâm linh hà nam”

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin