sa8000 là gì

Trước đây, trong thời kỳ tiền công nghiệp hóa thì mục tiêu kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu đối với các tập đoàn, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ngày nay  khi xã hội ngày càng phát triển thì con người lại quan tâm hơn đến các yếu tố con người và xã hội.

Một doanh nghiệp mà chứng minh được tinh thần trách nhiệm về mặt đạo đức và môi trường làm việc thì càng có ưu thế chiếm được lòng tin của đối tác và đặc biệt là người tiêu dùng tại các nước phát triển, khi họ ngày càng quan tâm đến nguồn gốc và cách thức tạo ra các sản phẩm của các công ty có an toàn và trách nhiệm đối với xã hội hay không.

Các vấn đề  liên quan đến sản xuất được xã hội rất quan tâm hiện nay như: lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và phân biệt đối xử,… đòi hỏi các  doanh nghiệp phải lưu ý đến phạm vi ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng gián tiếp thông qua cả chuỗi nhà cung ứng của họ.

Để giải quyết được vấn đề trên thì tiêu chuẩn SA 8000 đã ra đời và được áp dụng để đánh giá các vấn đề trách nhiệm xã hội.Vậy sa8000 là gì ? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Rong Ba nhé!

SAI là ai

SAI (Social Accountability International) là tổ chức quốc tế đa ngành phi chính phủ với chức năng cải thiện môi trường làm việc và môi trường công cộng thông qua việc phát triển và thực hiện các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội.

SAI huy động các tổ chức liên quan để phát triển các tiêu chuẩn tự nguyện dựa trên sự thống nhất của các bên, thực hiện nghiên cứu lợi ích chi phí, chỉ định giám định viên, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ các công ty trong việc cải thiện trách nhiệm đối với xã hội trong chuỗi cung ứng của Tổ chức doanh nghiệp.

SA8000 là gì

SA8000 là một bộ tiêu chuẩn của SAI (Social Accountability International). Đây là tiêu chuẩn tự nguyện và áp dụng được cho đánh giá chứng nhận, dựa trên Tuyên bố của Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền, Tổ chức Lao động Quốc tế, các quy tắc quốc tế về khác về quyền con người và lao động, và luật lao động của các quốc gia.

Nhằm trao quyền và bảo vệ tất cả những người lao động tạo ra sản phẩm và dịch vụ cho một tổ chức và nằm trong sự kiểm soát và ảnh hưởng của tổ chức đó, bao gồm người lao động được tuyển dụng bởi chính tổ chức và bởi các nhà cung ứng, các nhà thầu phụ hoặc các nhà cung cấp thứ cấp, và người lao động tại nhà. Một tổ chức phải (bắt buộc) tuân theo Tiêu chuẩn thông qua một Hệ thống quản lý phù hợp và hiệu quả.

Phạm vi áp dụng sa8000 là gì 

Tiêu chuẩn được áp dụng trên phạm vi toàn cầu cho mọi loại tổ chức, bất kể quy mô, vị trí địa lý hay lĩnh vực công nghiệp.

SA 8000 gồm 9 điều khoản về trách nhiệm xã hội

SA8000 bao gồm 9 điều khoản chính về trách nhiệm xã hội. Đó là:

Lao động trẻ em

Lao động cưỡng bức / lao động bắt buộc

Sức khỏe và an toàn lao động

Quyền tự do gia nhập công đoàn, tự do thỏa ước tập thể

Phân biệt đối xử

Kỷ luật

Giờ làm việc

Tiền lương

Hệ thống quản lý

Trong 9 điều khoản kể trên, nội dung được chú trọng bao gồm những điều sau:

Nghiêm cấm sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức

Yêu cầu và giới thiệu điều kiện làm việc nhân đạo

Đảm bảo mức lương đủ sống

Không phân biệt đối xử vì lý do chủng tộc, giới tính hoặc tôn giáo

Cải thiện có hệ thống các điều kiện lao động

Xác minh bên ngoài (thông qua chứng nhận)

Quyền tự do hiệp hội, tổ chức công đoàn và tham gia vào các cuộc thương lượng về tiền lương tập thể

Cam kết thời gian làm việc tối đa 48 giờ mỗi tuần với một ngày nghỉ.

Tiêu chuẩn SA8000 là gì

Tiêu chuẩn này do Hội đồng công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế được ban hành năm 1997 và  được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền.

Chứng nhận theo tiêu chuẩn SA8000 được công nhận trên toàn thế giới gồm quá trình triển khai và đánh giá hệ thống quản lý nhằm đề cao những mô hình lao động được xã hội chấp nhận và mang lại hiệu quả cho chuỗi nhà cung ứng.

Nó được  áp dụng cho các nước phát triển và cho cả các nước đang phát triển, áp dụng cho cả các công ty lớn và các công ty có qui mô nhỏ hơn.

SA8000 là tiêu chuẩn có thể đánh giá đầu tiên trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội. Tiêu chuẩn này tương thích với cấu trúc các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001 và được xây dựng dựa trên các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO),

Tuyên ngôn Thế giới về Quyền Con người và Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em. Tiêu chuẩn được phát triển nhằm mục đích cuối cùng là thúc đẩy xây dựng môi trường làm việc lành mạnh và bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Hiện nay Việt Nam đang là thành viên của cả ba công ước này.

Tiêu chuẩn SA8000 có thể được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, bất kể hoạt động trong lĩnh vực nào và vị trí địa lý tại đâu trên thế giới.

Việc chứng nhận SA8000 được công nhận trên toàn thế giới, bao gồm việc phát triển và đánh giá các hệ thống quản lý có chức năng thúc đẩy các phương thức làm việc được xã hội chấp nhận, sẽ đem lại lợi ích cho chuỗi cung ứng hoàn chỉnh.

Được  chứng nhận SA 8000: Doanh nghiệp sẽ hưởng những lợi ích gì

Về mặt kinh tế:

Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội.

Tránh được thiệt hại về kinh tế khi  sản phẩm hàng hóa bị các nhà bán lẻ, nhập khẩu tại các nước phát triển từ chối hợp tác.

Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,

Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhận sự.

Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.

Về mặt thị trường:

Nâng cao cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường các nước phát triển như : Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, những nơi yêu cầu sự tuân thủ SA 8000 như là một điều kiện bắt buộc.

Ví dụ: AEDT là đại diện cho 500.000 nhà bán lẻ quần áo ở Châu Âu, đang sử dụng SA-8000 như là một tiêu chuẩn đề nghị cho các nhà cung ứng của họ

Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động trách nhiệm xã hội,

Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong mọi doanh nghiệp, tổ chức.

Thu hút thêm nhân tài, những người tham gia tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong trường hợp thị trường là động đang có sự cạnh tranh mãnh mẽ như hiện nay,

Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều kiện làm việc tốt hơn.

Quản lý rủi ro

Là phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại,

Có thể  giảm phí bảo hiểm hằng năm.

Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).

Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận.

Được sự đảm bảo của bên thứ 3

Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,

Doanh nghiệp đối với khách hàng

Nếu công ty đã có các thủ tục giám sát nhằm đảm bảo các sản phẩm của mình được bán ra đứng tên và nhãn mác của công ty mình được tạo ra đáp ứng với mong đợi của khách hàng, thì tiêu chuẩn này sẽ có hỗ trợ làm giảm thiểu chi phí giám sát.

Những đơn vị được chứng nhận SA8000 tạo ra sự tin tưởng cao hơn rằng các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng.

Các yêu cầu về cải tiến liên tục và sự cần thiết tiến hành đánh giá định kỳ của bên thứ 3  là cơ sở để nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty.

Như  vậy, với những lợi thế không thể chối cãi  của tiêu chuẩn SA 8000 trong hoạt động sản xuất kinh doanh của , thì việc  các doanh nghiệp tại Việt Nam  tham gia áp dụng tiêu chuẩn trên là điều cấp thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Quy trình cấp chứng nhận / đào tạo tiêu chuẩn SA 8000

B1: Doanh nghiệp đăng ký thực hiện tự đánh giá quản lý trực tuyến.

Tại bước này doanh nghiệp nên liên hệ với G-GLOBAL để hiểu được các yêu cầu của hệ thống quản lý SA8000 và liệu doanh nghiệp đã sẵn sàng để đăng ký chứng nhận ban đầu hoặc tái chứng nhận hay chưa.

B2: Điều chỉnh và khắc phục các thiếu sót

B3: Liên hệ với tổ chức chứng nhận được SAAS công nhận bắt đầu quá trình đánh giá đầy đủ.

Đánh giá của tổ chức chứng nhận theo Tiêu chuẩn SA8000 bao gồm các đánh giá về tài liệu, phương pháp làm việc, trả lời phỏng vấn của nhân viên và hồ sơ.

Sau khi tổ chức chứng nhận xác định rằng doanh nghiệp đã thực hiện các hành động và cải tiến cần thiết để tuân thủ Tiêu chuẩn, tổ chức sẽ cấp chứng chỉ SA8000, chứng chỉ này có thể được doanh nghiệp sử dụng để công bố thành tích của mình.

Giám sát tại chỗ sau đó (kết hợp các chuyến thăm đã thông báo và không báo trước, thường là hai lần mỗi năm) cung cấp sự đảm bảo rằng các quy trình quản lý của doanh nghiệp tiếp tục đạt được các yêu cầu về hoạt động xã hội của SA8000.

Chứng chỉ SA8000 có hiệu lực trong vòng 3 năm, tùy thuộc vào sự đảm bảo liên tục được cung cấp bởi các cuộc đánh giá giám sát liên tục của tổ chức chứng nhận.

Quy trình tư vấn và chứng nhận SA 8000 cho các doanh nghiệp ra sao

Liên hệ với đơn vị chứng nhận để được thông tin tư vấn về SA 8000

Sau đó, tiếp tục đăng ký với tổ chức chứng nhận để được đào tạo và chứng nhận về tiêu chuẩn SA 8000

Tiếp theo, thực hiện các hoạt động đào tạo, soạn thảo tài liệu, điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết, áp dụng, đánh giá nội bộ , xem xét của lãnh đạo… thời gian từ 3 tháng – 1 năm tuỳ theo quy mô, hiện trạng cơ sở hạ tầng và sự quyết tâm của doanh nghiệp

Phải có hồ sơ hoạt động theo hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội khoảng 3 tháng

Đăng ký dịch vụ chứng nhận SA 8000 ở một Tổ chức chứng nhận độc lập có uy tín

Thực hiện đánh giá chứng nhận

Khắc phục lỗi (nếu có)

Nhận giấy chứng nhận và duy trì hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA 8000

Hy vọng các thông tin trên đã giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ hơn sa8000 là gì. Rong Ba hy vọng bài viết trên đã có thể giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn phần nào về quy trình chứng nhận sa8000 là gì.

Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tiến hành áp dụng  những tiêu chuẩn của chứng nhận này, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin