Bạn đang muốn xây dựng một căn nhà? Bạn đang băn khoăn không biết chiều cao xây dựng quy định là bao nhiêu? Hãy cùng Sunlee tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Quy định chiều cao xây dựng nhà ở tại hà nội
Tại thủ đô, mật độ xây dựng cao, quy hoạch các khu dân cư được yêu cầu rất nghiêm ngặt. Do vậy, chỉ cần bạn xây sai quy định, chiều cao vượt mức cho phép, bạn có thể bị xử phạt hoặc nặng hơn là phá dỡ cả công trình.
Quy định chiều cao xây nhà mới
Quy định về chiều cao xây nhà mới được chia nhỏ trong từng trường hợp dưới đây:
Đối với nhà ở liền kề
Đối với nhà ở liền kề, không được xây cao hơn 6 tầng.
Nhà ở liền trong các ngõ, hẻm, có chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 6m, không được phép xây dựng cao quá 4 tầng.
Quy định chiều cao đối với nhà ở liền kề
Chiều cao của nhà ở liền kề phải tuân theo quy hoạch xây dựng được duyệt
Nếu nhà ở liền kề nằm trong khu vực chưa có quy hoạch thì chiều cao nhà không lớn hơn 4 lần chiều rộng (không kể giàn hoa và kiến trúc trang trí)
Nhà ở theo một dãy liền kề, nếu cho phép độ cao xây dựng khác nhau, thì chỉ được phép xây cao hơn tối đa 2 tầng so với tầng cao trung bình của cả dẫy. Độ cao tầng 1 phải được đồng nhất.
Với nhà ở liền kề thiết kế có sân vườn
Đối với nhà ở liền kề thiết kế có sân vườn Chiều cao không được lớn hơn 3 lần chiều rộng của ngôi nhà hoặc theo khống chế chung của quy hoạch chi tiết.
- Với các tuyến đường, tuyến phố mà có chiều rộng lớn hơn 12m thì chiều cao của nhà ở liền kề phải được hạn chế theo góc vát 450 ( tức là : chiều cao mặt tiền của ngôi nhà phải bằng chiều rộng đường)
- Với các tuyến đường, tuyến phố mà chiều rộng nhỏ hơn hoặc bằng 12, thì chiều cao của nhà ở liền kề không được cao hơn giao điểm giữa đường với góc vát 450 ( tức là : không lớn hơn chiều rộng đường)
Quy định chiều cao nhà ở liền kề có sân vườn
Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của từng lô đất, mà chiều cao của nhà ở liền kề có thể được thiết kế theo quy định sau đây :
– Lô đất có diện tích 30m2 đến dưới 40m2, có chiều rộng mặt tiền lớn hơn 3m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m, được phép xây dựng không quá 4 tầng + 1 tum ( tức là : tổng chiều cao của nhà khi xây xong không được lớn hơn 16m)
– Lô đất có diện tích từ 40m2 – 50m2, có chiều rộng của mặt tiền trên 3m và dưới 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m thì được phép xây dựng không quá 5 tầng + 1 tum, hoặc có mái chống nóng ( tức là : tổng chiều cao của nhà khi xây xong không lớn hơn 20m)
– Lô đất có diện tích trên 50m2, chiều rộng mặt tiền lớn hơn 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng lớn hơn 5m hoặc công trình xây dựng hai bên tuyến đường trong khu vực quy hoạch hạn chế phát triển thì được xây nhà 6 tầng ( tức là : tổng chiều cao của nhà khi xây xong không lớn hơn 24m)
Trường hợp nhà liền kề có khoảng lùi thì cho phép tăng chiều cao công trình theo chiều cao tối đa được duyệt trong quy hoạch xây dựng, quy định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực.
Quy định về chiều cao tầng trệt nhà phố
Chiều cao tầng và chiều cao nhà phụ thuộc vào quy hoạch chung của từng khu vực.
Chiều cao tầng trệt là chiều cao tính từ nền tầng 1 đến sàn của tầng kế tiếp. Trong trường hợp xây nhà một tầng thì chiều cao tầng trệt chính là chiều cao căn nhà từ mặt sàn đến mái nhà.
- Đối với trường hợp chiều rộng lộ giới lớn hơn 20m thì chiều cao tầng trệt tối đa là 7m
- Đối với trường hợp chiều rộng lộ giới từ 7m đếm 12m thì chiều cao tầng trệt theo quy định tối đa là 5,8m
- Đối với trường hợp chiều rộng lộ giới dưới 3,5m thì chiều cao tầng trệt tối đa theo quy định là 3,8m
Một số lưu ý về chiều cao tầng trệt cho nhà ở dân dụng.
- Chiều cao tầng còn phụ thuộc vào quy hoạch của từng nơi, điều kiện thời tiết, khí hậu từng vùng miền.
- Đối với các tỉnh miền bắc có mùa hè nóng, mùa đông lạnh, thường xuyên sử dụng điều hòa nhiệt độ vì thế khi lựa chọn chiều cao tầng trệt hợp lí sẽ tiết kiệm năng lượng điện.
- Chiều cao tầng còn phụ thuộc vào chi phí đầu tư xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng.
Quy định chiều cao tầng lửng
Để có chiều cao tầng lửng đẹp thì chúng ta nên xác định chiều cao tầng trệt trước
Mẫu nhà một trệt, một lửng thì ta nên thiết kế tầng lửng có chiều cao từ 2,2m – 2,5m
Chúng ta nên dựa theo chiều cao của căn nhà để thiết kế tầng lửng sao cho hợp lí tránh cao quá, tránh thấp quá, khiến mất thẩm mỹ của ngôi nhà.
Tính toán chiều cao tầng nhà
Chiều cao tầng nhà ảnh hưởng khá nhiều tới kết cấu nhà ở cũng như cuộc sống hằng ngày. Việc tính toán sao cho phù hợp là việc rất quan trọng.
Phòng khách, phòng sinh hoạt chung là nơi tiếp khách, tập chung sinh hoạt của cả gia đình, bởi thế mà bạn nên ưu tiên thiết kế các phòng này có chiều cao tầng lớn hơn, có thể lợi dụng đắt chúng ở khoảng thông tầng để tạo cảm giác rộng rãi và nâng tầm đẳng cấp, sang trọng cho ngôi nhà. Chiều cao phòng khách nên cao hơn các phòng khách, có thể cao gấp đôi. Lý tưởng nhất cho chiều cao phòng khách là khoảng từ 3.6m đến 5m
Quy định số tầng trong khu đô thị.
Dưới đây là bảng quy định số tầng trong khu đô thị, mời các bạn cùng tham khảo:
Bảng quy định số tầng trong khu đô thị
Quy định xây dựng nhà ở tphcm
Đa số các thông số quy định xây dựng nhà ở tại Hà Nội và TP HCM là như nhau.
Quy định về số tầng trong khu đô thị tại TP HCM.
Quy định về số tầng trong khu đô thị tại TP HCM.
Thủ tục xây nhà ở tại Hà Nội.
Thông báo 585/TB-SXD thành phố Hà Nội quy định cụ thể chi tiết về vấn đề này như sau:
– Đối tượng phải xin phép xây dựng: Mọi nhà ở riêng lẻ khi xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa, trùng tu, tôn tạo đều phải được cấp giấy phép xây dựng, trừ những đối tượng được miễn phép xây dựng.
– Đối tượng được miễn phép xây dựng:
+ Nhà ở riêng lẻ từ 3 tầng trở xuống, có diện tích sàn nhỏ hơn 200 m2 ở vùng xa không thuộc đô thị; xa các quốc lộ, huyện lộ…; không thuộc điểm dân cư tập trung; không thuộc các điểm dân cư nông thôn thuộc địa bàn phải cấp giấy phép xây dựng do Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định.
+ Nhà ở thuộc dự án khu đô thị, khu nhà ở có hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 trong đó có thiết kế đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (quy định tại Điều 23 của Luật Xây Dựng; Điều 26 Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng).
+ Các trường hợp sửa chữa nhỏ (như trát vá tường, quét vôi, đảo ngói, sửa trần, lát nền, thay cửa) cải tạo nội thất, lắp đặt thiết bị bên trong nhà ở không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.
– Căn cứ để xét cấp Giấy phép xây dựng: Khi xét cấp phép xây dựng cơ quan có thẩm quyền xem xét trên các tiêu chí sau:
+ Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng do chủ đầu tư lập.
+ Quy hoạch xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố đã được cơ quan có thẩm quyền phê.
+ Bản thiết kế xây dựng được lập và đã được thẩm định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
+ Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, vệ sinh môi trường và các văn bản Pháp luật có liên quan.
– Dựa vào các căn cứ nêu trên, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc cấp giấy phép hay không trên cơ sở các điều kiện luật định tại Thông báo 585/TB-SXD.
– Hồ sơ cấp Giấy phép xây dựng nhà ở đô thị bao gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu ).
+ Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (theo mục 9 của Thông báo này) kèm theo trích lục bản đồ hoặc trích đo trên thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất;
+ Hai bộ hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng, mỗi bộ hồ sơ thiết kế gồm:
- Tổng mặt bằng công trình trên lô đất, (tỷ lệ 1/500I1/200) kèm theo sơ đồ vị trí công trình.
- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt công trình, (tỷ lệ 1/100 I 1/200).
- Mặt bằng móng, (tỷ lệ 1/100I1/200), mặt cắt móng (tỷ lệ 1/50) kèm theo sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện (tỷ lệ 1/100I1/200).
– Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xây dựng:
+ Chủ đầu tư nộp hồ sơ tới.
+ Trong thời gian tối đa là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh). Người nộp hồ sơ có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận hồ sơ giải thích rõ những yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ, thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian cấp giấy phép xây dựng.
+ Đối với nhà ở riêng lẻ thì thời hạn cấp giấy phép xây dựng không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Thủ tục xin giấy phép xây dựng tại TPHCM
Những cá nhân, hộ gia đình muốn xin giấy phép, cần chuẩn bị giấy tờ hồ sơ như trên. Sau đó thực hiện theo các bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.
Bước 2: Trách nhiệm của cơ quan thẩm quyền
- Tiếp nhận hồ sơ;
- Kiểm tra hồ sơ;
- Yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ nếu hồ sơ thiếu;
- Viết giấy biên nhận hồ sơ;
- Trao giấy biên nhận cho người sử dụng đất;
- Tiến hành thủ tục làm giấy phép xây dựng khi hồ sơ hợp lệ;
Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).
Trên đây là một số thông tin về quy định chiều cao xây dựng nhà ở mà Sunlee sưu tầm, xin được gửi tới quý bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này chúng tôi giúp bạn có thêm kiến thức về xây dựng nhà ở, trước khi bắt tay vào xây dựng cho mình căn nhà mơ ước.