1. Khái niệm Quân đội nhân dân ?

Khái niệm: Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, hoạt động, phục vụ và sẵn sàng chiến đấu cho sự độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc, lợi ích của nhân dân. 

Tên gọi của Quân đội nhân dân qua các thơi kỳ: Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam trước đây là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944) sau đó trở thành Việt Nam giải phóng quân (tháng 5 năm 1945); Vệ quốc đoàn (tháng 9 năm 1945); Quân đội quốc gia Việt Nam (tháng 5 năm 1946) và chính thức từ tháng 9 năm 1954 trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam như hiện nay.

2. Lịch sử và quá trình hình thành quân đội nhân dân

– Ngày 22 tháng 12 năm 1944 khi mới thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam với tên gọi là Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Ngày 15 tháng 05 năm 1945, sau khi sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đổi tên thành Việt Nam giải phóng quân, là lực lượng chủ yếu của Mặt trận Việt Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

– Từ năm 1945 đến năm 1949, đối mặt với quân đội thực dân Pháp nhưng Việt Nam giải phóng quân vẫn phát triển, từ một đội quân có vài nghìn người trở thành Quân đội quốc gia Việt Nam với số lượng hơn 50.000 người chia làm 40 chi đội.

– Năm 1950, sau khi nhận được viện trợ của khối Xã hội chủ nghĩa bao gồm Liên Xô, Trung Quốc và một số nước của Đông Âu, Quân đội Quốc gia Việt Nam đã đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam, giữ vững tên gọi đến tận thời điểm như bây giờ và thành lập các đại đoàn quân chủ lực của Quân đội như bây giờ.

3. Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những lực lượng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm Lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.

– Lực lượng thường trực bao gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương trong đó Bộ đội chủ lực là lực lượng nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam, còn Bộ đội địa phương là lực lượng cơ động tác chiến chủ yếu trên địa bàn địa phương cùng với dân quân tự vệ làm nòng cốt bảo vệ nhân dân tại địa phương, vùng miền.

– Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ dự bị đã được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên, sẵn sàng trong mọi tình huống để bổ sung cho lực lượng thường trực bất cứ khi nào.