Công chứng vi bằng thừa phát lại

Công chứng vi bằng thừa phát lại

Có thể thấy vi bằng là một trong những công việc mà Thừa phát lại được làm. Trong các giao dịch ngày nay thì để đảm bảo cho các bên chủ thể và giảm được rủi ro của hợp đồng thì việc lập vi bằng thừa phát lại ngày càng phổ biến.

Tuy nhiên đây là một việc làm tương đối mới và khó với nhiều người. Nhiều chủ thể chưa nắm được và khi giao dịch mua bán đất lại bắt gặp khái niệm Công chứng vi bằng thừa phát lại. 

Vậy công chứng vi bằng thừa phát lại được quy định như thế nào. Bài viết về công chứng vi bằng thừa phát lại của Rong Ba giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận pháp luật về quy định này.

Vi bằng và đặc điểm của vi bằng

Trước khi giải đáp Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì chúng tôi xin đưa ra giải đáp về vi bằng để độc giả hình dung dễ hơn. Theo quy định tại khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại nêu khái niệm vi bằng như sau:

“3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Có thể thấy Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vi bằng có thể là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có).

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm. Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan.

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.

Dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật có thể thấy vi bằng và việc lập vi bằng của thừa phát lại có một số đặc điểm sau:

+ Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng;

+ Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản;

+ Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; đó là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do thừa phát lại lập;

+ Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh;

+ Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.

Thừa phát lại là gì?

Căn cứ theo khoản 2 điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại nêu khái niệm thừa phát lại như sau:

“ Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;”

Thừa phát lại tham gia tổ chức hành nghề có tên là Văn phòng Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Công việc của Thừa phát lại được quy định cụ thể tại điều 3 nghị định số 08/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Thứ hai: Thừa phát lại lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Thứ ba: Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Thứ tư: Thừa phát lại tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Công chứng vi bằng thừa phát lại
Công chứng vi bằng thừa phát lại

Khái niệm công chứng vi bằng thừa phát lại

Cụm từ “Công chứng vi bằng thừa phát lại” là thuật ngữ được nhiều người sử dụng, đặc biệt trong giới nhà đất. Tuy nhiên, đây không phải là thuật ngữ pháp lý. Hiện nay, có nhiều đối tượng sử dụng thuật ngữ này nhằm dễ dàng thực hiện công việc mua bán đất hơn. 

Công chứng vi bằng thừa phát lại là cách dùng từ sai và tùy tiện của các cò đất nhằm mục đích thuyết phục khách hàng rằng đã có sự đảm bảo về mặt pháp lý của giao dịch bất động sản mà họ tham gia.  Còn thực tế trong pháp luật không có thuật ngữ trên.

Trong các quyền của Thừa phát lại, vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động công chứng, nhưng rộng hơn.

Nếu công chứng chỉ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Vi bằng có giá trị chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Các văn phòng Thừa phát lại có lập vi bằng theo yêu cầu của khách hàng liên quan đến giao dịch bất động sản. Vi bằng đó có thể được lập để: Ghi nhận hành vi giao nhận tiền đặt cọc của các bên; Ghi nhận hành vi các bên ký tên vào hợp đồng đặt cọc hoặc ghi nhận các bên giao nhận tiền như một tiến trình trong việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng nhà đất…

Như vậy, công chứng là công chứng, Thừa phát lại là Thừa phát lại. Đây là hai lĩnh vực pháp lý khác nhau và không thể gộp chung Công chứng vi bằng thừa phát lại là gì làm một với bất kỳ mục đích nào khác.

Quy trình lập vi bằng theo quy định của nhà nước Việt Nam

Sau khi đã hiểu được công chứng vi bằng là gì, bạn cần hiểu thêm về quy trình lập công chứng vi bằng. Nắm rõ quy trình sẽ góp phần giúp bạn có được những hiểu biết chuẩn xác về loại giấy tờ này. Thông thường, việc làm này sẽ trải qua 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Yêu cầu lập công chứng vi bằng

Đầu tiên, khi có nhu cầu lập công chứng vi bằng, khách hàng sẽ đến trực tiếp văn phòng Thừa Phát Lại để gặp và yêu cầu.

Thừa Phát Lại sẽ tư vấn cho khách hàng các thông tin cần thiết, sau đó khách hàng sẽ điền thông tin vào giấy yêu cầu lập vi bằng. Mọi giấy tờ yêu cầu đều theo một khuôn mẫu nhất định.

Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng

Sau khi yêu cầu của khách hàng được thông qua, hai bên sẽ đi đến thỏa thuận lập vi bằng. Khách hàng cần cung cấp cho Thừa Phát Lại về thông tin, ngày giờ, địa điểm…lập vi bằng. Thỏa thuận lập vi bằng sẽ được chia làm 2 bản, mỗi bên giữ một bản và có tính pháp lý như sau.

Bước 3: Lập vi bằng

Thừa Phát Lại sẽ tiến hành lập vi bằng như đã thỏa thuận giữa 2 bên thành 3 bản, 1 bản nộp cho Sở Tư Pháp, 1 bản khách hàng giữ và 1 bản lưu tại văn phòng Thừa Phát Lại. Các bản được lập mang tính pháp lý và có giá trị sử dụng như nhau.

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Sau khi được Sở Tư Pháp xét duyệt, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý thỏa thuận vi bằng, thanh toán tiền và Thừa Phát Lại sẽ bàn giao văn bản đã được xác nhận bởi Sở Tư Pháp cho khách hàng.

Có nên mua nhà vi bằng không?

Như đã nói ở trên thì chúng ta có thể hiểu công chứng vi bằng là gì? Thực chất, vi bằng chỉ được dùng làm chứng cứ trong các phiên tòa xét xử, chứ hoàn toàn không có giá trị pháp lý hay có thể thay thế được giấy tờ sở hữu nhà đất.

Chính vì thế, việc mua nhà vi bằng có thể xảy ra nhiều rủi ro mà bạn khó có thể lường trước. Bạn nên cân nhắc nếu định mua nhà bằng hình thức này.

Đây chính là lý do những căn nhà giao dịch bằng vi bằng thường có mức giá thấp hơn so với các nhà có sổ đỏ. Tuy nhiên, bạn không nên lựa chọn bởi đây có thể là cái bẫy khiến bạn mất tiền oan hoặc vướng vào vòng luẩn quẩn của pháp luật.

Mua nhà công chứng vi bằng thừa phát lại có an toàn không?

Hiện nay, một số người không hiểu rõ công chứng vi bằng là gì, chính vì thế có thể gặp một số trường hợp lừa đảo mua nhà công chứng vi bằng như sau:

Mua nhà đã bị thế chấp

Nhiều người sau khi đã bán nhà công chứng vi bằng, người này lại mang sổ đỏ của gia đình mình đi thế chấp để vay tiền tại các ngân hàng.

Khi chủ căn nhà không có điều kiện để trả tiền đã vay, ngôi nhà đã mua hoàn toàn có thể bị ngân hàng siết nợ, tịch thu nhà. Trong trường hợp này, người mua hoàn toàn không có quyền để sở hữu ngôi nhà bằng giấy tờ vi bằng.

Mua nhà từ người thuê nhà

Nhiqều cá nhân lợi dụng chủ nhà không thường xuyên đến kiểm tra, đã tiến hành bán chính ngôi nhà của mình được thuê bằng công chứng vi bằng.

Khi chủ nhà đến thu tiền thì phát hiện nhà đã được bán, lúc này tranh chấp giữa chủ nhà và người mua sẽ xảy ra, và công chứng vi bằng không thế chứng minh được quyền sử dụng đất cho người mua.

Bán nhà cho nhiều người 1 lúc

Bên cạnh đó, lợi dụng cơ hội khi nhiều người không hiểu về công chứng vi bằng. Chính vì thế, họ đã bán nhà cùng một lúc bằng công chứng vi bằng và sổ đỏ.

Việc làm này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mua. Khi tranh chấp xảy ra, thì việc bạn lấy lại được tiền hay nhà là điều không chắc chắn.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Rong Ba về công chứng vi bằng thừa phát lại. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về công chứng vi bằng thừa phát lại và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ Rong Ba để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

Messenger
Zalo
Hotline
Gmail
Nhắn tin